Quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định trong luật nào đáng xem nhất 2024

Xem Quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định trong luật nào đáng xem nhất 2024

Chương XIII

QUYỀN
SỞ HỮU

Mục 1. NỘI DUNG QUYỀN SỞ
HỮU

Tiểu mục 1. QUYỀN CHIẾM
HỮU

Điều 186. Quyền chiếm hữu
của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện
mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Điều 187. Quyền chiếm hữu
của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu
ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi,
theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu
ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được
giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Điều 188. Quyền chiếm hữu
của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1. Khi chủ sở hữu giao
tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm
việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm
hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

2. Người được giao tài
sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng
tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3. Người được giao tài
sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này.

Tiểu mục 2. QUYỀN SỬ DỤNG

Điều 189. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được
chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 190. Quyền sử dụng
của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được sử dụng
tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng
đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác.

Điều 191. Quyền sử dụng
của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ
sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định
của pháp luật.

Tiểu mục 3. QUYỀN ĐỊNH
ĐOẠT

Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền
chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy
tài sản.

Điều 193. Điều kiện thực
hiện quyền định đoạt

Việc định đoạt tài sản
phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp
luật.

Trường hợp pháp luật có
quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ
tục đó.

Điều 194. Quyền định đoạt
của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán,
trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu
hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp
luật đối với tài sản.

Điều 195. Quyền định đoạt
của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ
sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc
theo quy định của luật.

Điều 196. Hạn chế quyền
định đoạt

1. Quyền định đoạt chỉ bị
hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là
tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa
thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cá nhân, pháp
nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật
thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

Mục 2. HÌNH THỨC SỞ HỮU

Tiểu mục 1. SỞ HỮU TOÀN
DÂN

Điều 197. Tài sản thuộc
sở hữu toàn dân

Đất đai, tài nguyên nước,
tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Điều 198. Thực hiện quyền
của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân

1. Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài
sản thuộc sở hữu toàn dân.

2. Chính phủ thống nhất
quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc
sở hữu toàn dân.

Điều 199. Chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo
trình tự do pháp luật quy định.

Điều 200. Thực hiện quyền
sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở
hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ
sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý,
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy
định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp thực hiện
việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước
đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 201. Thực hiện quyền
sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang
nhân dân

1. Khi tài sản thuộc sở
hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà
nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy
định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

Điều 202. Thực hiện quyền
sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở
hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ
chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng
tài sản đó.

2. Tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được
Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy
định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

Điều 203. Quyền của cá
nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Cá nhân, pháp nhân được
sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài
sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 204. Tài sản thuộc
sở hữu toàn dân chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý

Đối với tài sản thuộc sở
hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý thì Chính phủ tổ
chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai
thác.

Tiểu mục 2. SỞ HỮU RIÊNG

Điều 205. Sở hữu riêng và
tài sản thuộc sở hữu riêng

1. Sở hữu riêng là sở hữu
của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

2. Tài sản hợp pháp thuộc
sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Điều 206. Chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng

1. Chủ sở hữu có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp
luật.

2. Việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm
ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.

Tiểu mục 3. SỞ HỮU CHUNG

Điều 207. Sở hữu chung và
các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu
của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm
sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Điều 208. Xác lập quyền
sở hữu chung

Quyền sở hữu chung được
xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Điều 209. Sở hữu chung
theo phần

1. Sở hữu chung theo phần
là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định
đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung
theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với
phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 210. Sở hữu chung
hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất
là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không
được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao
gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân
chia.

2. Các chủ sở hữu chung
hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Điều 211. Sở hữu chung
của cộng đồng

1. Sở hữu chung của cộng
đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn
giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài
sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng
cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục
đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2. Các thành viên của
cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc
theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Tài sản chung của cộng
đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Điều 212. Sở hữu chung
của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành
viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau
tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của
Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo
phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản
có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa
thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa
thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật
này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật
này.

Điều 213. Sở hữu chung
của vợ chồng

1. Sở hữu chung của vợ
chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo
lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận
hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ
chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

5. Trường hợp vợ chồng
lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân
và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản
này.

Điều 214. Sở hữu chung
trong nhà chung cư

1. Phần diện tích, trang
thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của
Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong
nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các
chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

2. Chủ sở hữu các căn hộ
trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng
tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác
hoặc có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp nhà chung
cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định
của luật.

Điều 215. Sở hữu chung
hỗn hợp

1. Sở hữu chung hỗn hợp
là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

2. Tài sản được hình
thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật
là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.

3. Việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại
Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp
vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm
về tài sản và phân chia lợi nhuận.

Điều 216. Quản lý tài sản
chung

Các chủ sở hữu chung cùng
quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 217. Sử dụng tài sản
chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung
theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung
tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Các chủ sở hữu chung
hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 218. Định đoạt tài
sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung
theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản
chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc
theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở
hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác
được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng
đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động
sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và
các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được
quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các
điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người
không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền
sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ
ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần
trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình
quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt
hại.

4. Trường hợp một trong
các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc
khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về
Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của
các chủ sở hữu chung còn lại.

5. Trường hợp một trong
các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi
người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu
chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợp tất cả các
chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập
quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

Điều 219. Chia tài sản
thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu
chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài
sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn
theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi
chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó;
khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu
cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu
chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người
yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán
và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để
thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia
vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần
quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại
phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền
sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Điều 220. Chấm dứt sở hữu
chung

Sở hữu chung chấm dứt
trong trường hợp sau đây:

1. Tài sản chung đã được
chia.

2. Một trong số các chủ
sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.

3. Tài sản chung không
còn.

4. Trường hợp khác theo
quy định của luật.

Mục 3. XÁC LẬP, CHẤM DỨT
QUYỀN SỞ HỮU

Tiểu mục 1. XÁC LẬP QUYỀN
SỞ HỮU

Điều 221. Căn cứ xác lập
quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập
đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt
động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở
hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới
do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các
điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định
được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài
sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi
dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về
tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do
luật quy định.

Điều 222. Xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp
pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Người lao động, người
tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài
sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời
điểm có được tài sản đó.

Người tiến hành hoạt động
sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy
định của Luật sở hữu trí tuệ.

Điều 223. Xác lập quyền
sở hữu theo hợp đồng

Người được giao tài sản
thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển
quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

Điều 224. Xác lập quyền
sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Chủ sở hữu, người sử dụng
tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

Điều 225. Xác lập quyền
sở hữu trong trường hợp sáp nhập

1. Trường hợp tài sản của
nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được
và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật
mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài
sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ
sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản
mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Khi một người sáp nhập
tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã
biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự
đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có
một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập
tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài
sản của người đó;

b) Yêu cầu người sáp nhập
tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu
không nhận tài sản mới;

c) Quyền khác theo quy
định của luật.

3. Khi một người sáp nhập
tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù
đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự
đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có
một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập
tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;

b) Quyền khác theo quy
định của luật.

4. Khi một người sáp nhập
tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu
bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép
và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập
giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 226. Xác lập quyền
sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

1. Trường hợp tài sản của
nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia
được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ
thời điểm trộn lẫn.

2. Khi một người đã trộn
lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết
tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản
bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người đã trộn
lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần
giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầu người đã trộn
lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại
nếu không nhận tài sản mới.

Điều 227. Xác lập quyền
sở hữu trong trường hợp chế biến

1. Chủ sở hữu của nguyên
vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo
thành.

2. Người dùng nguyên vật
liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở
hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường
thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

3. Trường hợp người chế
biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại
vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng
chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị
nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không
ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

Điều 228. Xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

1. Tài sản vô chủ là tài
sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người
đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ
trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà
nước.

2. Người phát hiện tài
sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy
ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho
chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được
lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận,
tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Ủy ban nhân dân cấp xã
hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết
quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày
thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản
thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Sau 05 năm, kể từ ngày
thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động
sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản
tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 229. Xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy

1. Người phát hiện tài
sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho
chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp
cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản bị chôn, giấu,
bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là
chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài
sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy
là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn
hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền
thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy
không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di
sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá
trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy
được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50%
giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần
giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Điều 230. Xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài
sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi
hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không
biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp
cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công
khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã
hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết
quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày
thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác
định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với
tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị
đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó
theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng
mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá
mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về
Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị
đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định
của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài
sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 231. Xác lập quyền
sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắt được gia súc
bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó
cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể
từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập
quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời
gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu
được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các
chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị
thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa
số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt
hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Điều 232. Xác lập quyền
sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

1. Trường hợp gia cầm của
một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo
công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày
thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm
và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được
gia cầm.

2. Trường hợp chủ sở hữu
được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi
phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất
lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi
thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

Điều 233. Xác lập quyền
sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Khi vật nuôi dưới nước
của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở
hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu
riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có
ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau
01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền
sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.

Điều 234. Xác lập quyền
sở hữu do được thừa kế

Người thừa kế được xác
lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ
luật này.

Điều 235. Xác lập quyền
sở hữu theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác

Quyền sở hữu có thể được
xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác.

Điều 236. Xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật

Người chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công
khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì
trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Tiểu mục 2. CHẤM DỨT
QUYỀN SỞ HỮU

Điều 237. Căn cứ chấm dứt
quyền sở hữu

Quyền sở hữu chấm dứt
trong trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữu chuyển
quyền sở hữu của mình cho người khác.

2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền
sở hữu của mình.

3. Tài sản đã được tiêu
dùng hoặc bị tiêu hủy.

4. Tài sản bị xử lý để
thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.

5. Tài sản bị trưng mua.

6. Tài sản bị tịch thu.

7. Tài sản đã được xác
lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do
luật quy định.

Điều 238. Chủ sở hữu
chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác

Khi chủ sở hữu chuyển
giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi,
tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp
luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người
đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Điều 239. Từ bỏ quyền sở
hữu

Chủ sở hữu có thể tự chấm
dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc
thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản đó.

Đối với tài sản mà việc
từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường
thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Điều 240. Tài sản đã được
xác lập quyền sở hữu cho người khác

Tài sản không xác định được
chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản
bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di
chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại
các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những
người có tài sản đó chấm dứt.

Khi quyền sở hữu của
người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt
quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

Điều 241. Xử lý tài sản
để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

1. Quyền sở hữu đối với
một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở
hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu
pháp luật không có quy định khác.

2. Việc xử lý tài sản để
thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc
diện kê biên theo quy định của pháp luật.

3. Quyền sở hữu đối với
tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm
phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.

4. Việc xử lý quyền sử
dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 242. Tài sản được
tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy

Khi tài sản được tiêu
dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

Điều 243. Tài sản bị
trưng mua

Trường hợp Nhà nước trưng
mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở
hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có hiệu lực pháp luật.

Điều 244. Tài sản bị tịch
thu

Khi tài sản của chủ sở
hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền
sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định trong luật nào đáng xem nhất 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.