Xem Các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc 2024
Hàng hóa Trung Quốc xếp tại cảng Long Beach ở California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) mới đây cho biết năm 2020 Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức năm thứ năm liên tiếp.
Theo Destatis, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, năm 2020 kim ngạch trao đổi thương mại giữa Đức và Trung Quốc đã tăng 3% so với năm 2019, đạt hơn 212 tỷ euro (gần 257 tỷ USD).
Các đối tác thương mại lớn thứ hai và ba của Đức là Hà Lan và Mỹ, với kim ngạch lần lượt là gần 173 tỷ euro và 171 tỷ euro, song đều giảm tương ứng 8,7% và 9,7% so với năm 2019.
Destatis nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc đối với lĩnh vực nhập khẩu của Đức đang tăng dần đều. Kể từ năm 2015, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất nước Đức. Năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Đức của Trung Quốc tăng 5,6% so với năm 2019 đạt trên 116 tỷ euro. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hà Lan giảm 9,6% so với năm 2019, còn từ Mỹ giảm 5%.
Mỹ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức kể từ năm 2015, dù kim ngạch xuất khẩu giảm 12,5% so với năm 2019, đạt gần 104 tỷ euro. Trung Quốc đứng thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Đức. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc giảm 0,1% xuống còn gần 96 tỷ euro.
[Ngành công nghiệp Đức lo lắng về các quy định mới của Trung Quốc]
Trung Quốc cũng đã giành lại vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong năm 2020, trong bối cảnh Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào các loại máy móc nhập khẩu bất chấp các nỗ lực hạn chế thương mại với Trung Quốc sau cuộc xung đột biên giới đẫm máu ở biên giới hồi giữa năm ngoái.
Theo số liệu tạm thời của Bộ Công Thương Ấn Độ, thương mại hai chiều giữa nước này và Trung Quốc trong năm vừa qua đạt gần 78 tỷ USD. Mặc dù con số này thấp hơn mức 85,5 tỷ USD của năm 2019, nhưng cũng đủ để giúp Trung Quốc vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, khi kim ngạch thương mại Ấn-Mỹ chỉ đạt gần 76 tỷ USD trong bối cảnh nhu cầu về hàng hóa bị giảm sút do đại dịch.
Ấn Độ đã cấm hàng trăm ứng dụng di động của Trung Quốc, trì hoãn việc phê duyệt các khoản đầu tư từ nước láng giềng này và kêu gọi tăng cường khả năng tự lực tiếp sau cuộc đụng độ căng thẳng dọc biên giới Himalaya đang tranh chấp giữa hai nước.
Một nhà máy sản xuất ôtô ở Ấn Độ. (Nguồn: CNBC)
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các loại máy móc hạng nặng, thiết bị viễn thông và đồ gia dụng do Trung Quốc sản xuất, khiến thâm hụt thương mại với Trung Quốc gần 40 tỷ USD vào năm 2020, mức thâm hụt lớn nhất của Ấn Độ với nước ngoài.
Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là gần 59 tỷ USD, lớn hơn tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ từ Mỹ và Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất, vốn lần lượt là các đối tác thương mại lớn thứ hai và thứ ba của Ấn Độ.
Mặc dù vậy, Ấn Độ đã có thể gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc ở mức khoảng 11% so với một năm trước lên 19 tỷ USD vào năm 2020.
Mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tham vọng của Ấn Độ trong việc tăng cường năng lực sản xuất nội địa nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Ấn Độ đã trì hoãn cấp thị thực cho các kỹ sư Trung Quốc đóng vai trò cần thiết để giúp các công ty Đài Loan (Trung Quốc) thiết lập các nhà máy theo các chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Theo ông Amitendu Palit, nhà kinh tế học chuyên về đầu tư và thương mại quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, Ấn Độ sẽ phải trải qua một chặng đường dài trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các chương trình PLI sẽ mất ít nhất 4-5 năm để tạo ra các năng lực mới trong những lĩnh vực cụ thể. Cho đến khi đó, Ấn Độ sẽ tiếp tục cần đến Trung Quốc./.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). (Ảnh: THX/TTXVN)
Số liệu chính thức công bố ngày 14/1 cho thấy tổng kim ngạch thương mại năm 2021 của Trung Quốc đã đạt mức cao mới, lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 6.000 tỷ USD dù đại dịch COVID-19 tiếp tục gây áp lực lên thương mại toàn cầu.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong năm ngoái đã tăng lên 6.050 tỷ USD, tăng 1.400 tỷ USD so với năm trước đó.
[Trung Quốc công bố mức tăng trưởng FDI năm 2021 đáng kinh ngạc]
Trong khi đó, tính theo đồng nhân dân tệ, tổng kim ngạch thương mại năm 2021 của Trung Quốc tăng 21,4% so với năm trước đó, lên 39.100 tỷ nhân dân tệ (6.140 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc trong năm ngoái tăng 21,2%, lên 21.730 tỷ nhân dân tệ và nhập khẩu tăng 21,5%, lên 17.370 tỷ nhân dân tệ.
Trung Quốc cũng thông báo ghi nhận mức tăng trưởng thương mại ổn định với 5 đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ lần lượt tăng 19,7%, 19,1% và 20,2%, trong khi với Nhật Bản tăng 9,4% và với Hàn Quốc tăng 18,4%./.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước nếu tính theo đồng USD và 12% khi tính bằng đồng nhân dân tệ (NDT).
Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Ngược lại, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới sau các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Australia.
Nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, lớn nhất là điện thoại và linh kiện. Đây là nhóm hàng xuất khẩu “chục tỷ đô” đầu tiên của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc khi mới tính con số xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021.
Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam như: thủy sản; rau quả; hạt điều; cà phê; chè; gạo; sắn và sản phẩm sắn; cao su, sản phẩm từ cao su… Trong đó, rau quả và cao su là 2 nhóm hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD.
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc khẳng định, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ dù dịch bệnh Covid-19 và những khó khăn, trở ngại trong kiểm soát dịch bệnh giữa hai nước, nền kinh tế thế giới chưa thực sự phục hồi, chuỗi sản xuất của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về tiêu dùng của thị trường Trung Quốc giảm so với các năm trước…
Có được kết quả này là nhờ những lợi thế về quan hệ thương mại truyền thống, cũng như những nỗ lực của các bộ, ngành nhằm thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thương mại giữa hai nước.
Hơn nữa, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc có sự phát triển là nhờ ưu thế vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa, thói quen tiêu dùng….
Trung Quốc với quy mô dân số lớn nhất thế giới và hiện có trên 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu nên nhu cầu tiêu dùng rất lớn và là thị trường xuất khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2020, tăng 2 bậc so với 2019.
Hình ảnh của moit.gov.vn
Theo đánh giá từ cơ quan quản lý, 2020 là năm nhiều khó khăn đối với kinh tế, thương mại khu vực và thế giới nói chung, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng.
Tuy nhiên với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục duy trì tăng trưởng, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và ngoại thương.
Theo thống kê sơ bộ của cơ quan hải quan, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt – Trung năm 2020 vừa qua đã đạt 133,09 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tới Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 18%. Ngược lại, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỷ USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ. Số nhập siêu từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam tăng gần 4% so với năm 2019, ước đạt 35,2 tỷ USD.
Trong cơ cấu thương mại 2 nước, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ.
Động lực tăng trưởng chính của thương mại Việt – Trung năm qua chủ yếu đến từ nhóm hàng chế biến chế tạo, đạt 37,07 tỷ USD (tăng 20%) và vật liệu xây dựng, đạt 3,12 tỷ USD (tăng 104%).
Tuy nhiên, một số nhóm hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam cũng đang gặp khó trong việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó có nhóm hàng nông thủy sản, đạt 6,8 tỷ USD (giảm hơn 3%).
Với các chỉ tiêu này, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2020, tăng 2 bậc so với năm 2019. Việt Nam cũng đang là thị trường cung ứng hàng hóa lớn thứ 8 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Trung Quốc.
Theo: Quang Thắng_BaoMoi
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.