Xử trị tăng huyết áp cấp cứu 2024

Xem Xử trị tăng huyết áp cấp cứu 2024

1. GIỚI THIỆU  :

Tăng huyết áp (THA) được xác định khi huyết áp tâm thu ( HATT) từ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương( HATTr) từ 90 mmHg trở lên ( 140/90)

Cơn THA được định nghĩ là THA nặng khi HATT ≥ 180 mmHg hoặc HATTr ≥ 110 mmHg  (180/110). Ở bệnh nhân chưa phát hiện bệnh cũng có thể có cơn THA.

Nếu bệnh nhân có HATT ≥ 180 mmHg (hoặc HATTr ≥ 110 mmHg) và có kèm một trong các triệu chứng báo động
nguy hiểm sau thì được gọi là THA CẤP CỨU rất nguy hiểm nên cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu & chữa trị:

– Lơ mơ, lừ đừ, mê man hay bất tỉnh nhân sự
– Đột ngột yếu liệt nửa người, miệng méo, co giật.
– Đau đầu, chóng mặt, nôn và buồn nôn
– Nhìn mờ, hoa mắt.
– Đau ngực,khó thở. ho ra máu
​- Chảy máu mũi, tiểu máu, xuất huyết  …vv

2. CÁCH SƠ CỨU TẠI NHÀ KHI BỊ CƠN THA ĐỘT NGỘT

**Những việc NÊN LÀM:

– Cho người bệnh ngồi/ nằm nghỉ ở nơi thoáng đãng, yên tĩnh, đủ không khí.

– Giữ tâm lý ổn định, không nên nói nhiều, không nên quá xúc động, quá vui hoặc nóng giận

– Nếu đang làm việc ngoài trời, đang đi ngoài đường, ở nơi đông người thì nhanh chóng đưa vào nơi có bóng râm, mát mẻ, thoáng khí, yên tĩnh và tránh kích động, tránh âm thanh, ánh sáng mạnh.

– Có thể cởi bớt nón mũ,
nới lỏng hoặc cởi bỏ quần áo để người bệnh được thoải mái hơn.

– Nếu người bệnh thấy khó thở, đỡ ngồi dậy và kê gối ở sau lưng hoặc nằm kê đầu cao 30 độ.

– Nếu người bệnh bị ói, cho họ nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường hô hấp.

– Mang theo tất cả thuốc của người bệnh để bác sĩ kiểm tra.

– Liên tục kiểm tra, tiến hành đo lặp lại huyết áp mỗi 15 phút.

**Những việc KHÔNG NÊN LÀM:


Không dắt hoặc để người bệnh đi lại vì dễ ngất xỉu.

– Không cho người bệnh ăn nếu có dấu hiệu đột quỵ.

– Không để người bệnh uống cà phê, thức uống có cồn.

– Đặc biệt người bệnh cần tránh các thức ăn có đường

– Không được tự mua thuốc điều trị khi không có sự chỉ dẫn và theo dõi của thầy thuốc

– Không nên xoa bóp ngực hoặc nắn bóp chân tay

* Trường hợp 1: Người bệnh
có dấu hiệu nhẹ, còn tỉnh táo

Nếu huyết áp tâm thu vẫn cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg, có thể giữ người bệnh theo dõi tại nhà, hạn chế đi lại, chủ yếu nghỉ ngơi, đo huyết áp cho bệnh nhân, gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc.

Nếu huyết áp vẫn không ổn định, nên tái khám sớm hơn ngày hẹn để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

* Trường hợp 2:

Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg, cần sử
dụng thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo ý kiến bác sĩ từ trước và gọi điện thoại cho Bác sĩ điều trị. Đây là các loại thuốc khống chế huyết áp khởi đầu tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và thường có dạng bào chế là viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi.

Trong trường hợp huyết áp vẫn còn cao hoặc tại nhà không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm.

* Trường hợp 3: Người bệnh có các một trong
các triệu chứng báo động nguy hiểm

Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu như trên, cần đưa bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị cấp cứu.

Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam không phải lúc nào cũng có thể nhanh chóng giải quyết các cơn THA tối cấp bằng thuốc đường TM, vì vậy có thể sử dụng các loại thuốc sau đây với điều kiện là cho liều lượng thích hợp và theo dõi HA liên tục để hạ HA
trong 2 giờ đầu không quá 25% mức HA trung bình ban đầu và 2-6 giờ sau đạt mức HA 160/100 mmHg.

— Nitroglycerine: xịt hoặc ngậm dưới lưỡi: 0,4 mg, 0,8 mg, 0,12 mg. — Captopril ngậm dưới lưỡi: 6,5 mg – 50 mg, tác dụng sau 15 phút. — Clonidine: 0,2 mg – 0,8 mg (tác dụng sau 30-60 phút)

— Labetalol: 100 – 200 mg (tác dụng sau 30 phút)

Tăng huyết áp là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp, và là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh lý mạch vành, mạch máu não. Cơn tăng huyết áp (hypertensive crisis) là khi huyết áp tăng lên nhanh chóng và nghiêm trọng (huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120 mmHg), có thể gặp ở 1-3% những bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính. Gồm 2 thể lâm sàng: cơn tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn trương.

1. Cơn
tăng huyết áp cấp cứu

      Tăng huyết áp cấp cứu là tăng huyết áp nghiêm trọng (huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg), có kèm theo tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc nặng hơn.     

      Tổn thương cơ quan đích thường gặp là: Bệnh não tăng huyết áp, xuất huyết nội sọ, đột quỵ thiếu máu não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thất trái cấp tính kèm phù phổi, đau ngực không
ổn định, phình tách động mạch chủ, suy thận cấp và sản giật.

2. Tăng huyết áp khẩn trương

       Tăng huyết áp khẩn trương là tình huống lâm sàng có huyết áp tăng cao kịch phát (HATT ≥ 180mmHg hoặc HATTr ≥ 120mmHg), nhưng không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích. Thường
gặp ở những bệnh nhân không tuân thủ điều trị, hoặc ngưng thuốc hạ áp đang dùng.

        Điều trị tăng huyết áp khẩn trương thường là dùng thuốc uống và hạ huyết áp từ từ trong 24 – 48 giờ, huyết áp cần hạ từ từ vì hiện không có bằng chứng về lợi ích trong việc hạ nhanh huyết áp ở những bệnh không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích mà ngược lại việc hạ HA nhanh quá có thể gây tổn thương cơ quan đích.

       Điều quan
trọng là không được dùng thuốc gây hạ huyết áp mạnh, đột ngột có thể gây tổn thương đáng kể do giảm tưới máu. Trong thực hành lâm sàng, việc dùng thuốc nifedipine nhỏ dưới lưỡi để hạ áp trong tăng huyết áp khẩn trương đã không còn được khuyến cáo vì có thể gây hạ huyết áp nhanh, nghiêm trọng, có thể khởi phát các biến cố thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.

3. Điều trị tăng huyết áp cấp cứu

      Mục tiêu điều trị tăng huyết áp cấp cứu là nên hạ
huyết áp tâm thu không quá 25% trong khoảng 1 giờ đầu, và nếu ổn định giảm xuống 160/100mmHg trong 2-6 giờ tiếp theo và thận trọng hạ huyết áp về bình thường sau 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có chỉ định riêng biệt (bệnh nhân lóc tách động mạch chủ – Huyết áp tâm thu (HATT) cần hạ xuống <120mmHg trong giờ đầu, bệnh nhân có tiền sản giật, sản giật, bệnh nhân có cơn THA do u tủy thượng thận – HATT cần giảm xuống < 140mmHg trong giờ đầu.

       Việc xác
định các cơ quan đích bị tổn thương và các can thiệp điều trị đặc biệt khác ngoài việc hạ áp, xác định các yếu tố làm tình trạng THA nặng thêm như đau, lo lắng, sử dụng thuốc kích thích như amphetamine, cocaine…là rất cần thiết.

      Những bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu ngoài việc cần điều trị ngay lập tức còn cần chẩn đoán tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp. Tuỳ theo dân số, người ta nhận thấy có khoảng 20% – 50% bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu có nguyên nhân thứ
phát gây tăng huyết áp.

     Thuốc lý tưởng để điều trị tăng huyết áp là phải khởi phát nhanh, hiệu lực mạnh, hồi phục nhanh chóng, không gây nhịp nhanh, ít tác dụng phụ.

      Một số thuốc truyền tĩnh mạch thường được dùng hiện nay: Sodium nitroprusside, nicardipine, nitroglycerine, labetalol, hydralazine…

Tóm lại, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng cần được hạ áp ngay lập tức và sử dụng những loại thuốc phù hợp với từng bệnh cảnh lâm sàng, theo sự chỉ định của bác sĩ, để giảm tối thiểu các biến chứng nặng, và đe dọa tính mạng. Nếu HA của bệnh nhân ≥180/120mmHg và có các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích như: đau ngực, khó
thở, đau lưng, tê bì / yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, đó được coi là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu và cần gọi cấp cứu ngay để có thể nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời tránh những tổn thương nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

BS. Ngô Trí Công – Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bạn đang tìm hiểu bài viết Xử trị tăng huyết áp cấp cứu 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.