Nội dung chính
- 1 Xem Xử lý ủi quần áo bị cháy keo 2024
- 2 Đã bao giờ bạn ủi quần áo nhưng lỡ tay khiến đồ bị cháy chưa? Nếu rồi thì đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hồi sinh lại quần áo bị cháy dễ dàng.
- 3 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ủi áo bị cháy như chưa biết ủi áo đúng cách, ủi áo quá nhiệt độ cần thiết,… sẽ gây nên các vết cháy đen mất thẩm mỹ. Nếu bạn đang đau đầu không biết xử lý vết cháy này như thế nào thì hãy tham khảo các cách xử lý ủi áo bị cháy trong bài viết dưới đây!
Xem Xử lý ủi quần áo bị cháy keo 2024
Đã bao giờ bạn ủi quần áo nhưng lỡ tay khiến đồ bị cháy chưa? Nếu rồi thì đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hồi sinh lại quần áo bị cháy dễ dàng.
Để sở hữu một chiếc quần, áo luôn luôn chỉnh chu, tươm tất khi mặc vào thì bước là quần áo không thể thiếu được. Tuy nhiên, việc là quần áo cũng đòi hỏi sự cẩn thận vì nếu để bàn là tiếp xúc với quần áo quá lâu sẽ khiến quần áo bị cháy xém và có thể làm hỏng luôn số quần áo đó. Mặc dù vậy, bạn cũng đừng hoang
mang khi lỡ tay một chút vì bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này nhanh chóng.
1Xử lý vết cháy khi ủi quần áo chất liệu sợi bông
Đây là một trong những chất liệu cần cẩn thận nhất khi là vì chúng rất dễ bị hư hỏng. Nếu
trong lúc là, bạn phát hiện có vết cháy vàng thì đừng hoảng hốt mà hãy dừng việc ủi ngay, sau đó bạn rắc một ít muối lên vùng bị cháy. Bạn dùng tay vò hoặc chà nhẹ cho muối thấm vào, sau đó phơi ngoài nắng ít phút rồi giặt sạch là đã giải quyết được.
>> Những ký hiệu giặt là và ý nghĩa của chúng bạn nên thuộc lòng
2Xử lý vết cháy khi ủi quần áo chất liệu nỉ
Quần áo được làm bằng nỉ thì cần nhiều công đoạn phức tạp hơn khi xử lý vết cháy xém. Bạn cần giặt và chà mạnh nhiều lần để cho lớp nhung bên dưới vết cháy lộ ra, sau đó bạn lấy kim móc phần lớp vải bị cháy liên tục để xù lên lớp nhung mới.
Sau khi lớp lông nhung mới đã được hình thành, bạn sử dụng khăn ướt phủ lên và
dùng bàn là ủi theo chiều ngược lại với chiều của lớp lông cũ cho tới khi khăn khô thì dừng lại. Sau khi thực hiện các bước trên, bạn sẽ lại sở hữu trang phục của mình y như mới.
3Xử lý vết cháy khi ủi quần áo chất liệu lụa
Lụa rất khó ủi và dễ cháy vì tính mỏng của vải. Để phục hồi lại quần áo thì cần sử dụng đến chất hóa học đó là NaOH hòa với nước thành dạng hồ keo. Sau đó bạn thoa hỗn hợp lên vùng bị cháy và để khô tự nhiên tới khi
bong ra. Tiếp theo bạn cạo bỏ phần khô đồng thời vết cháy cũng biến mất theo.
4Xử lý vết cháy khi ủi quần áo chất liệu sợi hóa học
Có thể đây sẽ là loại vải dễ hồi sinh nhất. Bạn chỉ việc đặt một chiếc khăn mềm ướt lên trên vết cháy, sau đó ủi liên tục trên mặt khăn thì vết cháy sẽ từ từ biến mất. Đối với những vết cháy nhỏ và nhẹ thì công đoạn này chỉ lấy đi của bạn vài phút mà thôi.
5Xử lý vết cháy khi ủi áo khoác
vải dày
Chúng ta đều biết áo khoác vải dày không nên giặt ủi nhiều lần để tránh tình trạng phai màu và hao mòn. Tuy nhiên nếu như bạn xơ suất để lại vết cháy trên áo thì hãy sử dụng một miếng giấy nhám mịn đặt lên phần cháy, sau đó sử dụng bàn chải nhỏ để chà lên tới khi vết cháy biến mất hoàn toàn là được.
Trên đây là
một số cách chữa quần áo ủi bị cháy cho từng loại vải riêng. Hy vọng là các bạn đã có thêm mẹo nhỏ và sẽ không phải vứt đi số quần áo bị cháy nữa.
Giữ quần áo mềm mại, thơm lâu với nước xả tại Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ủi áo bị cháy như chưa biết ủi áo đúng cách, ủi áo quá nhiệt độ cần thiết,… sẽ gây nên các vết cháy đen mất thẩm mỹ. Nếu bạn đang đau đầu không biết xử lý vết cháy này như thế nào thì hãy tham khảo các cách xử lý ủi áo bị cháy trong bài viết dưới đây!
1 Áo làm từ vải sợi bông
Vải sợi bông (hay còn gọi vải cotton, phin, kaki) là vải được dệt nên từ
sợi bông hữu cơ lấy từ cây bông. Nhờ đặc tính thấm hút mồ hôi tốt và độ bền cao, khô nhanh nên vải sợi bông thường được dùng để sản xuất áo thun mặc hằng ngày hoặc áo thể thao.
Để xử lý vết cháy trên các loại áo làm bằng vải sợi bông thì hãy thực hiện các bước
như sau:
Bước 1: Lập tức ngừng ủi, rải một ít muối lên vết cháy.
Bước 2: Đem áo đi giặt, giặt kỹ phần vết cháy để muối thấm vào.
Bước 3: Sau khi giặt áo, hãy đem áo phơi ngoài nắng khoảng 5 phút.
Bước 4: Giặt lại áo với bột giặt.
Trong trường hợp vết cháy vẫn còn thì hãy lặp lại các bước trên để vết cháy mờ dần.
2 Áo vải nỉ
Vải nỉ là loại vải có bề mặt được bao phủ bằng một lớp lông ngắn khá mềm và mịn. Đây là loại vải thường được mặc vào thời tiết se lạnh và ứng dụng để may
áo sweater, áo hoodie.
Bước 1: Đem áo nỉ đi giặt, đặc biệt vò mạnh liên tục ở vết cháy đến khi hiện ra vết nhung bên dưới.
Bước 2: Dùng kim móc liên tục phần lớp vải cháy để lớp nhung mới xù lên.
Bước 3: Dùng khăn ẩm phủ
lên vết cháy rồi ủi ngược lại chiều của lớp lông cũ đến khi khăn khô.
Bước 4: Vết cháy đã được loại bỏ bạn sẽ sở hữu chiếc áo nỉ như lúc ban đầu.
3 Áo lụa
Vải lụa là loại vải dệt tự nhiên từ các sợi tơ tằm. Đặc
tính của vải lụa là mềm, mỏng nên vải lụa khá là khó ủi. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều người ủi vải lụa không cẩn thận có thể làm cháy vải.
Tuy nhiên, vết cháy trên áo lụa vẫn có thể xử lý dễ dàng như sau:
Bước 1: Pha dung dịch xút (NAOH) với nước rồi khuấy lên để tạo ra hỗn hợp tựa như hồ keo.
Bước 2: Thoa hỗn hợp lên vết cháy và để khô tự nhiên tới khi vết cháy bong ra.
Bước 3: Cạo phần hỗn hợp đã khô,
lúc này vết cháy đã bay theo phần hỗn hợp trên.
4 Áo làm từ sợi hóa học
Vải sợi hóa học là loại vải được dệt bởi sợi hóa học. Vải sợi hoá học có ưu điểm là trên bề mặt không có tạp chất, ít bị vi sinh vật và nầm mốc phá hủy.
Để tẩy
vết cháy các sản phẩm làm từ sợi hóa học chỉ cần thực hiện 2 bước sau đây:
Bước 1: Dùng một chiếc khăn ẩm đặt lên trên vết cháy
Bước 2: Ủi liên tục trên mặt khăn đến khi mất hẳn vết cháy.
5 Xử lý vết cháy trên vải
dày
Đối với các loại áo có chất liệu vải dày (thường thấy trong các sản phẩm dành cho mùa đông như áo khoác,…), bạn nên xử lý vết cháy như sau:
Bước 1: Dùng một miếng giấy nhám đặt lên vết cháy.
Bước 2: Lấy bàn chải nhỏ chải lên miếng giấy nhám để tẩy sạch vết cháy.
Lưu ý: Bạn không nên giặt các loại quần áo vải dày quá nhiều để tránh gây bào mòn sợi vải, làm mất form áo và khiến áo bị phai màu đi nhanh
chóng.
6 Lưu ý cần thiết để tránh ủi áo bị cháy
Chọn nơi ủi phù hợp
- Hãy sử dụng bàn ủi đồ để ủi hoặc tìm một bề mặt phẳng, chắc chắn nếu không có bàn ủi đồ.
- Bạn cũng có thể dùng bàn ủi
đứng thay cho bàn ủi truyền thống. Bàn ủi đứng có tác dụng ủi nhanh mọi chất liệu mà không mất quá nhiều thời gian, an toàn cho người sử dụng. - Không ủi đồ trên bề mặt dễ bắt lửa như sàn gỗ công nghiệp…
Xoay nút nhiệt thích hợp với từng loại vải
Trên các tag sản phẩm thông thường sẽ đính kèm theo hướng dẫn sử dụng, trong đó có chỉ cách ủi phù hợp với loại sản phẩm đó.
Nếu các tag không chỉ định cụ thể nên ủi ở mức cài đặt nào thì hãy xem sản phẩm đó được làm từ chất liệu gì. Các bàn ủi thường ghi rõ mức ủi của một số loại vải thông dụng như vải len, vải bông,
polyester…
- Cài đặt thấp: len (đặt khăn ẩm trên sản phẩm để ủi), lụa (ủi mặt trái), tơ tằm
- Cài đặt trung bình: polyester (xịt ẩm trước khi ủi).
- Cài đặt cao: vải bông (xịt ẩm trước khi ủi).
Xem thêm:
- Cách tẩy hình in trên áo thun đơn giản và dễ thực hiện nhất
- Cách giặt áo hoodie không bị xù lông cực hiệu quả tại nhà
- Cách tẩy sơn trên quần áo cực đơn giản và hiệu quả
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách
xử lý vết cháy đối với từng loại vải. Hãy ghi nhớ các lưu ý đã được đề cập trong bài để tránh tình trạng ủi áo bị cháy. Nếu bạn biết thêm nhiều mẹo xử lý hay khác thì hãy mách nhỏ với AVASport trong phần bình luận dưới đây nhé!
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Xử lý ủi quần áo bị cháy keo 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.