Xì mũi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi 2024

Xem Xì mũi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi 2024

Nghẹt mũi khi mang thai phải làm sao?

Trong quá trình mang bầu, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi vô cùng khó chịu. Nghẹt mũi tuy là bệnh thường gặp nhưng với mẹ bầu nó lại nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân gây tình trạng nghẹt mũi khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi khi mang thai cho bà bầu. Trong đó có 4 nguyên nhân phổ biến gồm:

Viêm mũi thai kỳ

Viêm mũi thai kỳ là tình trạng mẹ bầu bị viêm mũi kéo dài trên 6 tuần trong quá trình mang thai mà không kèm theo các biện khác của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm mũi thai kỳ thường biến mất hoàn toàn trong 2 tuần đầu sau sinh.

Khi mang thai, hàm lượng estrogen tăng cao khiến niêm mạc mũi sưng lên, tạo nhiều chất nhầy hơn bình thường. Ngoài ra, lưu lượng máu tăng cao cũng khiến các mạch máu nhỏ bên trong mũi sưng lên và dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.

Theo nhiều nghiên cứu, viêm mũi thai kỳ là tình trạng khá phổ biến, có đến 30% phụ nữ mang thai gặp phải Viêm mũi thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 13  21 hoặc những tuần cuối của thai kỳ.

Tình trạng viêm mũi thai kỳ rất dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi bệnh lý thông thường nên mẹ bầu hết sức cẩn thận để tránh việc dùng thuốc không đúng, có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Viêm xoang

Nếu mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai kèm theo các triệu chứng như sốt, nhức đầu, khứu giác giảm, chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh thì rất có thể mẹ đã bị bệnh viêm xoang. Tốt nhất mẹ nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Bà bầu bị nghẹt mũi có thể do sinh lý hoặc biểu hiện của bệnh lý

Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh

Nghẹt mũi khi mang thai đi kèm với hắt hơi, ho, đau họng thì có nhiều khả nặng mẹ bầu đã bị cảm. Mẹ nên tham khảo bác sĩ cách chữa trị để chấm dứt bệnh và không còn cảm thấy khó chịu.

Dị ứng

Khi mang thai, mẹ bầu có thể bị dị ứng với nhiều chất mà trước đây chưa từng bị. Dị ứng có thể kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Mẹ bầu bị nghẹt mũi ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Nghẹt mũi khi mang thai, việc thở bằng mũi trở nên khó khăn hơn đối với mẹ bầu. Vì thế nhiều mẹ phải thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Nghẹt mũi khi mang thai còn khiến mẹ không cung cấp đủ lượng oxy cho nhu cầu của cơ thể. Tình trạng thiếu oxy ở cả mẹ và thai nhi có thể dẫn tới các biến chứng như:

Mẹ bầu bị tăng huyết áp

Tăng nguy cơ bị tiền sản giật

Thai nhi không được cung cấp đủ oxy có thể dẫn đến chậm phát triển bên trong tử cung người mẹ

Nghẹt mũi khi mang thai, chất lượng giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng, có thể khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược cơ thể. Những vấn đề này đều ít nhiều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Nghẹt mũi khi mang thai do viêm mũi thai kỳ gây ra không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi khi mang thai kéo dài cũng có thể khiến sức khỏe của mẹ suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân trẻ bị dị tật bẩm sinh liên quan nhiều đến sức khỏe của người mẹ. Trong 3 trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị cảm sốt thì sẽ làm tăng nguy cơ dị tật cho bé.

Việc ho hay hắt hơi của mẹ cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Chúng sẽ tác động và tạo áp lực lên vùng bụng, tăng nguy cơ động thai, thậm chí sảy thai. Dù tỉ lệ gây ra biến chứng này không lớn nhưng mẹ bầu cũng nên cẩn trọng, không được chủ quan.

Khi bị nghẹt mũi do bệnh lý, hệ miễn dịch của mẹ suy yếu. Đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn, virus xâm nhập, nhất là đối với hệ hô hấp. Những tác nhân này có thể tác động xấu đến thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai và gây suy dinh dưỡng đối với thai nhi.

Vì vậy, dù là nghẹt mũi do sinh lý hay bệnh lý thì mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe của mình. Không nên chủ quan vì rất có thể, thai nhi bên trong bụng mẹ bị ảnh hưởng xấu do các tác nhân gây nghẹt mũi gây ra.

10 cách chữa nghẹt mũi vô cùng đơn giản cho bà bầu

Nếu đang phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi khi mang thai vô cùng khó chịu. Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây, vừa đơn giản, dễ làm mà lại đem đến hiệu quả cao.

Súc miệng bằng nước muối

Muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, thường xuyên súc miệng bằng nước muối vừa giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi tấn công xuống họng, vừa giúp mũi sạch hơn do khi súc miệng, một phần nước muối sẽ trở ngược lên mũi.

Súc miệng bằng nước mũi giúp giảm cảm giác khó chịu của nghẹt mũi

Nhỏ nước muối

Tình trạng nghẹt mũi và khó thở có thể gây ra do dịch nhầy đọng nhiều ở mũi. Vì vậy, sử dụng nước mũi sinh lý để rửa mũi 2  3 lần mỗi ngày sẽ giúp mũi sạch hơn, đánh bay dịch nhầy để mũi được thông thoáng và không còn nghẹt nữa.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Tốt hơn mẹ nên uống nước ấm hoặc nước ấm pha với mật ong và chanh, nó sẽ giúp hỗ trợ điều trị nghẹt mũi tốt nước lọc thông thường.

Trà gừng

Gừng có tác dụng chống viêm rất tốt nên khi bà bầu bị nghẹt mũi khi mang thai có thể pha nước nóng với vài lát gừng tươi và thêm một thìa mật ong, để ấm rồi uống. Trà gừng mật ong giúp làm ấm các cơ quan của hệ hô hấp, cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai khó chịu.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe hơn và ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn. Mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể có khả năng chống chọi lại tình trạng này, nhanh phục hồi hơn. Nước cam là thực phẩm cực tốt cho mẹ, giàu vitamin, tăng sức đề kháng tối ưu.

Xông hơi

Xông hơi là biện pháp giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm rất tốt và được nhiều mẹ bầu áp dụng. Biện pháp này tuy mang tính tạm thời, không chữa dứt điểm nhưng lại giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Mẹ có thể xông trực tiếp bằng cốc và nồi nước nóng, hoặc dùng khăn nhúng nước ấm rồi đắp lên mặt và hít thở đều.

Kê gối cao khi ngủ

Đây cũng được xem là giải pháp giảm nghẹt mũi khi mang thai rất hữu hiệu. Khi ngủ, mẹ bầu nên kê cao đầu, đảm bảo mũi cao hơn tim để giúp ngủ ngon hơn do trọng lực giúp mũi trút hết chất nhầy và hỗ trợ giảm nghẹt tốt.

Tập thể dục

Thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe và làm dịu cơn nghẹt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế tập luyện ngoài trời vì có nguy cơ cao tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm khiến đường hô hấp bị kích ứng.

Sử dụng máy phun sương

Máy phun sương tạo độ ẩm sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, làm giảm cảm giác khó chịu của tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Mẹ nên sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng ngủ để mẹ bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tránh đồ cay nóng

Đồ ăn, gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ khiến nước mũi tiết ra nhiều hơn và làm tình trạng nghẹt mũi thêm trầm trọng. Vì thế, mẹ bầu nên tránh xa những đồ ăn này để cảm thấy dễ chịu và nó cũng không hề tốt cho sức khỏe nên mẹ càng hạn chế càng tốt.

Mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc mà phải hỏi ý kiến bác sĩ

Mẹ bầu có nên sử dụng thuốc chữa nghẹt mũi?

Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu nghẹt mũi khi mang thai do tình trạng viêm mũi thai kỳ thì mẹ không cần phải dùng thuốc điều trị mà tình trạng này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh em bé và không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Việc của mẹ chỉ cần ăn uống đủ, nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái để chờ đón khoảnh khắc con yêu chào đời.

Nếu nghẹt mũi do bệnh lý gây ra, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ đưa cho phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn nhất. Với một số bệnh lý, mẹ có thể sẽ phải dùng thuốc điều trị nhưng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ không được tự ý mua thuốc về uống vì một số loại thuốc có nguy cơ tác động tiêu cực đến thai nhi.

Khi bị nghẹt mũi mẹ bầu cần lưu ý gì?

Giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ yếu và nhạy cảm hơn nên rất hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Khi bị nghẹt mũi, mẹ bầu cần lưu ý một vài điều dưới đây:

Không được tự ý dùng thuốc

Như đã nói ở trên, các loại thuốc trị nghẹt mũi có thể là thuốc kháng sinh hoặc chứa các thành phần có khả năng gây sảy thai, nhiễm độc thai, hoặc gây dị tật bẩm sinh.

Do đó, mẹ không được tự ý mua thuốc về uống mà cần phải đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây nghẹt mũi cũng như nắm được tình hình bệnh. Bác sĩ sẽ kê cho mẹ loại thuốc phù hợp, uống đúng liều đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để vừa giúp hết bệnh vừa an toàn cho thai nhi.

Dùng thuốc rửa mũi, xịt mũi phù hợp

Các loại thuốc rửa mũi, xịt mũi có tác dụng rất tốt trong việc giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không phải loại thuốc xịt mũi nào cũng an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tham khảo bác sĩ xem loại thuốc nào an toàn thì mới nên dùng.

Có thể tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu rất phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan. Hãy chú ý đến từng thay đổi của cơ thể và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Xì mũi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)