Nội dung chính
Xem Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai 2024
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ có hơn 8 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
Khi mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi, các bác sĩ thường khuyên người mẹ cần thực hiện những xét nghiệm theo định kỳ bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu. Vậy vì sao cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ vấn đề này.
1. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai quan trọng thế nào?
Khi mang thai người mẹ nào cũng mong muốn sinh ra một em bé khỏe mạnh thông minh mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ. Việc khám thai và quản lý thai nghén giúp tầm soát và phát hiện những bất thường trong thai kỳ nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ và con.
Bác sĩ sẽ luôn đề nghị mẹ bầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nhằm xác định sớm dấu hiệu của các tình trạng tiềm ẩn thông qua sự hiện diện của một số chất khác nhau có trong nước tiểu. Từ đó đưa ra các phương án hạn chế tác động xấu của chúng đối với mẹ bầu và thai nhi.
Mẫu nước tiểu sẽ được đưa đến phòng phân tích để xác định liệu bạn có đang mắc các bệnh về thận, đái tháo đường hay thậm chí là nhiễm trùng bàng quang hay không, bằng cách đo nồng độ protein, đường, vi khuẩn hoặc bất kỳ chất nào khác.
Việc xét nghiệm nước tiểu là vô cùng quan trọng khi mang thai. Vì dù cho trong những lần xét nghiệm trước đó bạn không gặp các triệu chứng nguy hiểm nào, nhưng không ai có thể khẳng định được những lần sau đi khám và xét nghiệm vẫn cho kết quả đó. Chính vì vậy, việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là không thể bỏ qua.
2. Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì khi mang thai?
Giống như những xét nghiệm thai kỳ khác, thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp đảm bảo cho thai phụ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh hơn đồng thời đánh giá sức khỏe mẹ và bé cũng như tầm soát một số nguy cơ đặc thù trong thai kỳ. Dưới đây là một số bệnh mà xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết:
2.1 Đái tháo đường
Thông thường khi đang trong quá trình mang thai, mức đường huyết trong nước tiểu sẽ phần nào chỉ ra tình trạng sức khỏe hiện tại của thai phụ. Nếu cơ thể hiện tại có mức đường huyết rất cao thì trong nước tiểu cũng sẽ có lượng đường dư thừa. Hiện tượng này cũng liên quan đến tiểu đường thai kỳ, một tình trạng khá phổ biến trong thời gian mang thai.
Bệnh xảy ra khi các hormone thai kỳ trong cơ thể phá vỡ việc sản xuất insulin. Bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu nếu nhận thấy có thêm bất kỳ nguy cơ nào hoặc nếu trong gia đình của bạn có người thân mắc phải chứng bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm glucose sẽ được tiến hành ở tuần 24-28 để kiểm tra chính xác liệu bạn có thực sự bị tiểu đường hay không.
Tiểu đường thai kỳ chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 trở đi. Việc đường huyết không được kiểm soát trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về tim, cột sống và dị tật thần kinh.
2.2 Nhiễm trùng đường tiết niệu
Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng đôi khi biểu hiện mập mờ khiến nhiều phụ nữ thậm chí không biết mình đang mắc bệnh. Ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, xét nghiệm nước tiểu là cách chuẩn nhất để xác định nhiễm trùng đường tiết niệu. Dạng nhiễm trùng này có thể lan đến thận, gây ra vấn đề lớn cho bé.
Nhiễm trùng đường tiết niệu còn làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và nhanh chóng.
Khi xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp cấy nước tiểu. Bằng phương pháp này, sự hiện diện của vi khuẩn có thể được xác nhận kèm theo chỉ định dùng kháng sinh phù hợp. Các bác sĩ thường xác định và điều trị các triệu chứng nhiễm trùng vi khuẩn ngay từ đầu.
Bạch cầu trong nước tiểu, cùng với pH tăng cao cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt khi có nitrite trong nước tiểu (là sản phẩm khi nhiễm trùng gây ra).
2.3 Xác định Ketone
Ketone là một hợp chất có tính axit, xuất hiện khi chất béo bị phân hủy. Nếu mắc phải đái tháo đường, thì nhiều khả năng một lượng lớn ketone sẽ hiện diện trong nước tiểu của thai phụ. Khi kết quả kiểm tra đưa ra chỉ số ketone cao, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen ăn uống để đánh giá xem liệu bạn có đang gặp vấn đề gì không. Lúc này thai phụ không thể ăn bất kỳ thực phẩm nào, giải pháp trong trường hợp này là các bác sĩ sẽ truyền dịch và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Chỉ số Ketone cho phép: 2,5-5mg/dL hoặc 0,25-0,5 mmol/L.
2.4 Nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật có thể là nguy cơ đối với thai phụ nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu. Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu cao thai phụ sẽ dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp. Trong trường hợp nồng độ đạm tăng nhưng không có triệu chứng cao huyết áp, mẫu nước tiểu sẽ được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy.
2.5 Thận có vấn đề
Nếu đang gặp phải tình trạng ra máu âm đạo việc xuất hiện những vệt máu trong mẫu thử là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục trong nhiều lần mà không có hiện tượng ra máu, rất có thể thận của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó và bạn cần được thăm khám kỹ hơn.
Chỉ số Blood (BLD) 0,015-0,062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/UL.
2.6 Bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, virus Herpes, giang mai… có thể đe dọa sinh non, sảy thai, hay những nhiễm trùng ở mắt và phổi của trẻ sơ sinh.
3. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là làm gì?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thường được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên của thai phụ. Bạn có thể chỉ thực hiện một hoặc nhiều lần xuyên suốt quá trình khám thai định kỳ. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những nguy cơ và có biện pháp phòng tránh kịp thời để bảo vệ thai nhi.
Cách tiến hành:
- Mỗi lần đi khám thai bạn sẽ được phát một cốc lấy mẫu nước tiểu và một khăn lau tiệt trùng rồi được hướng dẫn vào phòng vệ sinh để lấy mẫu;
- Trước tiên, hãy rửa sạch tay. Sau đó dùng ngón tay để tách môi âm hộ và lau âm hộ từ trước ra sau bằng khăn lau tiệt trùng;
- Tiểu trong một vài giây vào bồn cầu rồi đặt cốc vào giữa dòng nước cho đến khi lấy đủ mẫu.;Bệnh viện sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu bằng cách nhúng một que thử đổi màu rồi so sánh kết quả với một bảng đối chiếu. Kết quả sẽ được ghi vào phiếu khám sức khỏe để bác sĩ tham khảo;
- Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể để mẹ bầu có chế độ chăm sóc phù hợp, đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai. Bước xét nghiệm này là không thể bỏ qua, bởi đây chính là cách tốt nhất để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiết niệu, tiền sản giật, cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ…. nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Chương trình Chăm sóc thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ cung cấp những dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh chất lượng cao, toàn diện và bài bản về trình độ chuyên môn, hệ thống máy móc và dịch vụ, đảm bảo cho thai kỳ người phụ nữ diễn ra an toàn, thuận lợi nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.