Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 17 2024

Xem Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 17 2024

I. Nhận xét

1. Đọc bài văn Bãi ngô (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 30 – 31), xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Bãi ngô

         Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.

         Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.

          Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang  về. 

Đoạn

Nội dung

M : Đoạn 1 (3 dòng đầu)

………..

M : Giới thiệu bao quát về cây ngô (từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà).

…………..

2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23), xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Cây mai tứ quý

        Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.

         Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

         Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

Theo Nguyễn Vũ Tiềm

Đoạn

Nội dung

………….

……………….

Trình tự miêu tả trong hai bài trên khác nhau như thế nào ?

Bài Cây mai tứ quý tả……………………..

Bài Bãi ngô tả……………………………..

Phương pháp giải:

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

2) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

1) Đọc bài văn Bãi ngô (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 30 – 31), xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Đoạn

Nội dung

M : Đoạn 1 (3 dòng đầu)

M : Giới thiệu bao quát về cây ngô (từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà).

Đoạn 2 (4 dòng tiếp theo)

Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.

Đoạn 3 (Còn lại)

Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.

2) Đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23), xác định trình tự miêu tả của bài

Đoạn

Nội dung

Đoạn 1: 3 dòng đầu

Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh)

Đoạn 2: 4 dòng tiếp

Đi sâu tả cánh hoa, trái cây

Đoạn 3: còn lại

Nêu cảm nghĩ của người miêu tả

So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý và Bãi ngô.

Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

II. Luyện tập

1. Đọc bài văn Cây gạo (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 32) và ghi lại trình tự miêu tả (Gợi ý: Tả từng bộ phận của cây hay tả từng thời kì phát triển của cây. Nêu cụ thể).

2. Viết dàn ý miêu tả một cây ăn quả mà em biết theo một trong hai cách đã học :

a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

Phương pháp giải:

1) Em xác định xem bài văn Cây gạo được miêu tả theo trình tự nào trong một trong hai trình tự sau:

– Tả từng bộ phận của cây.

– Tả từng thời kì phát triển của cây.

2) Em quát sát rồi sắp xếp các chi tiết mình quan sát được theo từng trình tự đã cho.

Trả lời:

1) Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiển cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

2) Ghi dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học :

a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

A. Mở bài: Giới thiệu cây định tả.

B. Thân bài :

– Giới thiệu dáng cây.

– Thân cây : Tròn, nhẵn bóng, vỏ cây màu nâu nhạt. Thỉnh thoảng có những miếng vỏ khô tróc ra khỏi cây, cho thân một lớp da mới.

– Lá cây : Xanh sẫm, hình thuôn tròn hoặc hình ô van.

Những đường gân trắng xếp đều đặn dọc theo xương cuống lá.

– Hoa : Trắng, nhụy vàng.

– Trái : Da trái màu xanh, với lớp thịt trắng dày, giòn, ruột trắng, hạt ổi màu vàng cứng.

Trái xanh mang vị chát, trái chín vị ngọt.

C. Kết bài : Nêu tình cảm của bản thân đối với cây.

b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

A. Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả mà em muốn tả

B. Thân bài: 

– Tả sự thay đổi của thân, cành lá qua từng thời kì phát triển của cây.

– Tả sự biến đổi của lá, quả (kích thước, màu sắc) qua từng mùa trong năm

C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây ăn quả mà em đã tả.

Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

Chọn bài tập 1 hoặc 2

1. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

Như …. e mọc thẳng, con người không …. ịu khuất.

Người xưa có câu : “…. úc dẫu …. áy, đốt ngay vẫn thẳng”.

…. e là thẳng thốn, bất khuát ! Ta kháng chiến …. e lại là đồng …. í …. iến đấu của ta …. e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

2. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã:

Bình minh hay hoàng hôn ?

Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhauMột người bao :

– Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.

– Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.

– Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy ?

–  Là bơi vì tôi biết hoạ si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu : “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

2. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :

Bình minh hay hoàng hôn ?

Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo :

– Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn.

– Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.

– Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy ?

– Là bởi vì tôi biết hoạ sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tồi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

Sachbaitap.com

Báo lỗi – Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK – Tiếng Việt 4 – Xem ngay

Xem thêm tại đây: Chính tả – Tuần 3 – Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1

Luyện từ và câu – Từ đơn và từ phức. 1. Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :

LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

I – Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :

Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại /có /chí / học hành/, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /.

1. Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng :

–  Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn)

 M: nhờ, ………………………………..

–  Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).

M : giúp đỡ, …………………… 

2. Trả lời câu hỏi :

–  Theo em, tiếng dùng để làm gì ?

– Từ dùng để làm gì ?

II – Luyện tập

1. Dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các từ trong hai câu thơ sau :

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên :

– Từ đơn :………………………………..

–  Từ phức :………………………………

2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn ? (Tiếng Việt 4, tập một, trang 27) và viết lại :

–  Ba từ đơn :……………………………..

–  Ba từ phức :……………………………

3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2 :

TRẢ LỜI:

I – Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :

Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /.

1. Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng :

– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn)

M : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.

-Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).

 M: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. 

2. Trả lời câu hỏi :

–  Theo em, tiếng dùng để làm gì ?

Tiếng dùng để cấu tạo từ.

– Từ dùng để làm gì ?

Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm (biểu thị ý nghĩa).

II  – Luyện tập

1. Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các từ trong hai câu thơ sau :

Rất / công bằng, rất / thông minh

Vừa / độ lượng, lại / đa tình, đa mang.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên :

– Từ đơn : rất, vừa, lại

– Từ phức : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang

2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn ? (Tiếng Việt 4, tập một, trang 27) và viết lại :

– 3 từ đơn : xem, đoán, hay.

– 3 từ phức : bình minh, hoàng hôn, thức dậy.

3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2 :

– Chủ nhật vừa rồi em cùng ba mẹ đi xem xiếc.

– Bạn đoán thử trong tay mình có gì?

– Bạn hát rất hay.

Từ phức :

– Bình minh quê em không khí rất trong lành.

– Em thường thức dâv lúc 6 giờ sáng.

– Hoàng hôn buông nhanh xuống mặt biển.

Sachbaitap.com

Báo lỗi – Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK – Tiếng Việt 4 – Xem ngay

Xem thêm tại đây: Luyện từ và câu – Từ đơn và từ phức

Bạn đang tìm hiểu bài viết Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 17 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)