Nội dung chính
Xem Vị thần năm mới ở Nhật Bản có tên gọi là gì 2024
Cùng với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật, cũng như sự hội nhập của văn hóa phương Tây, Nhật Bản đang vươn mình trỗi dậy, dẫn đầu trên thế giới về mọi mặt. Thế nhưng, đất nước này vẫn luôn giữ cho mình những nét đẹp truyền thống, mà điển hình là những phong tục trong ngày Tết. Hãy cùng tìm hiểu đôi nét văn hóa về ngày Tết ở Nhật qua bài viết dưới đây nhé.
ngày tết ở nhật, tết cổ truyền ở nhật, giao thừa ở nhật, đi chùa ngày tết , tết nhật bản, lì xì tết nhật bản,món ăn ngày tết,
Mục lục
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập ngoại giao từ khá lâu. Những năm gần đây, các công ty Nhật liên tục đầu tư vào Việt Nam. Ngược lại, du hoc sinh và người lao động Việt Nam tại Nhật ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa lẫn nhau sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ của cả hai nước cả về chiều sâu và chiều rộng.
Lịch sử Tết nhật bản – oshogatsu.
Sau khi tiến hành dọn dẹp, người Nhật sẽ trang trí nhà cửa để đón vị thần năm mới Toshigami Sama. Ngày đẹp để tiến hành trang trí nhà cửa là ngày 28 hoặc ngày 30. Tuyệt đối tránh làm vào ngày 29. Lí do do cũng khá đơn giản, bởi số 2 mang ý nghĩa 2 lần, số 9 trong tiếng Nhật đọc là Ku, trong từ Kurushi mang ý nghĩa đau khổ. Ba món đồ thường được trang trí trong dịp tết đó chính là
Kagami mochi : Đây chính là mâm bánh dày, được trang trí một quả cam ở phía trên, là nơi cư trú khi các vị thần khi ghé thăm nhà. Chính vì vậy, kagami mochi luôn được đặt ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Bạn cũng có thể coi nó như là mâm ngũ quả của Việt Nam cũng không sai.
Kadomatsu : Được trang trí bởi ba cây tre vát chéo, xung quanh được trang trí bởi những cành thông. Kadomatsu thường được đặt ở trước cửa nhà hay lối ra vào của công ty, mang ý nghĩa một năm mới hanh thông, vạn sự tốt lành.
Shimekazari : Là một vòng tròn thường được quấn bằng rơm. treo ở cửa ra vào với mong muốn trừ quỷ, trừ tà.
Viết thiệp chúc Tết – Nengajo.
Đây có thể coi là một trong những văn hóa truyền thống nhất được cả những người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật mong muốn được trải nghiệm. Những tấm thiệp xinh xắn được viết bằng tay, in hình những con giáp ngộ nghĩnh hay là những biểu tượng như núi Phú Sĩ, hoa Anh Đào. Thiệp chúc mừng cần được viết và gửi đi từ trước ngày 31/12 . Bên vận chuyển của bưu điện sẽ phân loại, sắp xếp, và chuyển phát tới người nhận vào đúng sáng ngày 1 Tết. Thật thú vị phải không nào.
Đi viếng đền, chùa ngày 1 Tết – Hatsumode.
Hatsumode mang ý nghĩa đi viếng đền, chùa ngày đầu năm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người Nhật đi vào khoảnh khắc sau giao thừa. Vào dịp này, thần điện ở mọi nơi không kể lớn nhỏ đều tấp nập người đến viếng. Một số những địa điểm nổi tiếng như Asakusa, Đền thờ Meji jingu hay ở Kyoto sẽ khó mà có thể di chuyển được bởi lượng người đổ về đây cực kì nhộn nhịp. Tất cả tạo nên một không khí vô cùng linh thiêng mà không hề ồn ào.
Lì xì đầu năm – Otoshidama và các hoạt động vui chơi.
Trẻ em sẽ nhận được những bao lì xì đáng yêu với số tiền dao động từ 1000 yên – 3000 yên. Số tiền lì xì sẽ phụ thuộc vào ví tiền của người tặng, nhưng dù ít hay nhiều, thì tất cả cũng đều mang ý nghĩa cầu chúc cho người nhận luôn khỏe mạnh, công việc và học hành ngày một thăng tiến, vạn sự hanh thông.
Trò chơi thường được chơi vào ngày Tết thường là thả diều hay đánh cầu lông. Đây là những trò chơi thu hút khá nhiều người tham gia.
Những món ăn trong ngày Tết.
Món ăn của ngày 31/12 sẽ là mì Soba. Sợi mì Soba dài tượng trưng cho sự trường thọ, thon và trơn tuột tượng trưng cho mọi sự suôn sẻ, xuôi chèo mát mái. Mì có thể ăn vào buổi trưa hay xế chiều, nhớ đừng ăn vào buổi tối nhé, như thế sẽ phản tác dụng và mang lại điềm xấu đó.
Món ăn dành cho ngày nguyên đán 1/1 sẽ là bánh dày Ozoni.Truyền thuyết Nhật Bản tương truyền rằng, vào ngày 1 Tết, vị thần Toshidon sẽ xuất hiện và trao bánh dày cho những em bé ngoan ngoãn và biết nghe lời. Với mong muốn sẽ nhận thêm được nhiều món quà hơn nữa từ thần linh, phong tục ăn bánh dày vào ngày 1 Tết vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Đêm giao thừa ở Nhật hầu như sẽ không bắn pháo hoa để chúc mừng. 108 tiếng chuông chùa sẽ vang lên trong không khí trầm ấm đêm giao thừa. Người Nhật tin rằng, 108 tiếng chuông đó tượng trưng cho 108 điều ham muốn trần tục của con người. 108 tiếng chuông này kết thúc cũng là lúc những điều đau khổ của năm cũ qua đi, chào đón một năm mới vui vẻ và gặt hái được nhiều thành công. Nếu có cơ hội đến Nhật, hãy cố gắng trải nghiệm những giây phút đón năm mới tại đây nhé. Chắc chắn sẽ là những hình ảnh không bao giờ làm bạn phải thất vọng đâu.
Để chuẩn bị đón Tết ở Nhật Bản, trước cửa nhà thường treo shimenawa. Bên cạnh cửa ra vào một số căn nhà lớn hoặc cơ quan còn đặt kadomatsu, tức là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Đặt như vậy làm gì? Làng Yasaka, thuộc tỉnh Nagano, trung bộ Nhật Bản hiện vẫn giữ nghi lễ làm kadomatsu, gọi là lễ matsumukae. Tại làng này, khi gần Tết, dân làng lên núi cắt cành thông để làm kadomatsu. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm của dân làng, hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi tiếp tục, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt. Dùng cành thông vì dù trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng sự thanh khiết và sức sống, đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ. Kadomatsu có hình giống cái thang để thần Toshigami xuống hạ giới. Kadomatsu của làng Yasaka còn kèm theo yasu, tức là bát bằng rơm đựng cơm cá, dâng lên vị thần để năm sau mong được mùa.
Shimenawa cũng có ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và trừ ma quỷ. Ngoài shimenawa treo trước cửa nhà, người Nhật đặt wakazari, tức là dây thừng quấn thành vòng tròn nhỏ, trên vị thần hỏa và thần thủy trong bếp để tạ ơn các thần đã giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Wakazari cũng được đặt trước mui xe ôtô và xe đạp để mong an toàn trong năm mới.
Nói đến ngày Tết thì không thể không nhắc đến các món ăn. Các món ăn ngày Tết của người Nhật gọi là osechi, trong đó có một món mà gia đình nào cũng ăn là món canh bánh dầy ozoni. Tại sao người Nhật lại ăn ozoni nhân dịp Tết? Theo một gia đình ở cố đô Kyoto có lịch sử đến 1000 năm, tập quán ăn ozoni ra đời với quan niệm ăn đồ cúng lên vị thần cùng với vị thần thì con người tăng thêm lòng sùng bái vị thần, còn vị thần phù hộ cho con người. Khi ăn dùng đũa đặc biệt nhọn cả hai đầu vì dùng cho cả mình và vị thần. Đêm giao thừa, gia đình này đặt các nguyên liệu làm món ăn ngày Tết như củ cải, khoai (tức những loại rau củ mùa đông ở Kyoto), và bánh dầy, lên bàn thờ tổ tiên và thềm tokonoma – nơi đón tiếp vị thần năm mới. Món canh bánh dầy ozoni của gia đình này dùng tất cả các nguyên liệu kể trên.
Món canh ozoni đương nhiên không thể thiếu bánh dầy omochi. Nguồn gốc của tập tục này còn được giữ trong nghi lễ ở làng Shimokoshiki, thuộc tỉnh Kagoshima, phía nam Nhật Bản. Ở đây, vị thần có tên Toshidon đeo mặt nạ quỷ (thần thường ở trên núi và quan sát dân làng ở chân núi) vào đêm giao thừa đánh chiêng đến từng nhà để dạy dỗ trẻ em. Thần hỏi to tên các trẻ em, hỏi tuổi, hỏi xem các em có ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ hay không, v,v… rồi đề nghị các em ca hát. Cuối cùng, vị thần vừa nhắc lại lời khuyên răn, vừa tặng bánh dầy có tên toshimochi, có nghĩa là ăn bánh dầy được thêm 1 tuổi. Sáng mồng một Tết, dân làng Shimokoshiki ăn canh ozoni bằng bánh dày do vị thần tặng.
Ngày Tết ăn bánh dầy thêm 1 tuổi là một quan niệm độc đáo của người Nhật từ xưa. Người Nhật cho rằng lúa có hồn và bánh dầy có vía, nên ăn bánh dầy có nghĩa là tăng thêm sức sống. Đặc biệt, bánh dầy ngày Tết là do thần tặng cho nên có sức sống mạnh hơn. Tập quán lì xì otoshidama chính là có nguồn gốc từ việc thần tặng bánh dày toshimochi cho trẻ em. Thời Edo, tập quán lì xì phổ biến dưới hình thức người cấp trên tặng đồ vật cho cấp dưới còn ngày nay người lớn tặng tiền mặt cho trẻ em.
Người ta cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì phải làm cho thần vui vẻ, thoải mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát của những trò chơi nhân ngày Tết rất phong phú của Nhật Bản. Ví dụ như kagura là ca múa nhạc trên sân đền, hay trò thả diều takoage, đánh cầu lông hanetsuki, chơi quay komamawashi, v,v… Một trong những trò chơi ngày Tết đặc sắc của Nhật Bản là trò đánh cầu lông hanetsuki. Trò chơi đánh cầu lông hanetsuki, sử dụng vợt gỗ gọi là hagoita và cầu đá cắm lông, bắt đầu trong thời Heian như là một trò chơi ngày Tết ở hoàng cung. Vào giữa thời Edo vợt hagoita với trang trí rực rỡ bắt đầu xuất hiện, sau đó thậm chí trở thành một thứ đồ mỹ nghệ và người ta thường tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên.
Ngày xưa mỗi khi bệnh dịch hoành hành thường làm hàng trăm người chết. Người ta nghĩ nguyên nhân là do muỗi truyền bệnh. Khi chơi hanetsuki, nhìn cầu bay giống như con chuồn chuồn bay. Vì chuồn chuồn ăn muỗi, người ta nghĩ trò chơi đánh cầu lông như là một mê tín có thể tránh được dịch bệnh. Người Nhật cho rằng, đánh cầu được bao nhiều lần thì có thể tránh điều xấu bấy nhiêu lần, và tặng vợt hagoita cho con gái đón Tết đầu tiên với hy vọng có cuộc sống an khang. Vì vậy, trò chơi hanetsuki không chú trọng kết quả thắng bại mà mục đích chính là để tránh những điều xui xẻo. Đối với trò chơi thả diều, người ta cho rằng thả diều trên trời cao là để giao tiếp với các vị thần, với mong muốn thần phù hộ cho con trai mạnh khỏe. Điều này được phản ánh qua hình vẽ trên diều như hình búp bê lật đật daruma phù hộ hạnh phúc và may mắn, mặt nạ quỷ hannya để trừ chuyện rủi ro, tranh vũ sĩ mushae để mong con mình sau này sẽ giữ địa vị có uy tín trong xã hội. Nói chung, các trò chơi Tết đều có nguồn gốc liên quan đến các vị thần và trẻ em luôn là vai chính vì người Nhật có quan niệm rằng trẻ em từ 7 tuổi trở xuống là con của thần, rất gần gũi với thần.
Người Nhật cũng có tục lệ trong ngày Tết đi thăm đền chùa, và chuyến viếng thăm đầu tiên trong năm như vậy được gọi là hatsumode. Ở đền chùa, người ta cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, và trước khi về thường rút quẻ, tức là omikuji. Người ta kể về nguồn gốc của omikuji như sau: vào thời Heian, một nhà sư có uy tín là Genzan (912-985) đã viết 100 lời khuyên trong cuộc sống. Mọi người rút quẻ để được nhận một lời khuyên.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Vị thần năm mới ở Nhật Bản có tên gọi là gì 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.