Vì sao Việt Nam bị Mỹ bao vây cấm vận 2024

Xem Vì sao Việt Nam bị Mỹ bao vây cấm vận 2024

Sau hơn 20 năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thành Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội. Đại sứ quán Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được đặt tại thủ đô Washington D.C., cùng với các tổng lãnh sự quán tại San Francisco (tiểu bang California), Houston (tiểu bang Texas) và New York (tiểu bang New York). Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hiện đặt tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng.[1]

Quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam

Hoa Kỳ

Việt Nam

Nhiệm vụ ngoại giao
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà NộiĐại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C.
Đặc sứ ngoại giao
Đại sứ Daniel KritenbrinkĐại sứ Hà Kim Ngọc

Quan hệ ngoại giao giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở nên sâu sắc và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 1.1 Trước thế kỷ XX
  • 1.2 Thời Pháp thuộc và Chiến tranh Đông Dương
  • 1.3 Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam
  • 1.4 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
  • 2 Biên niên sử
  • 3 Chủ đề quan hệ ngoại giao
  • 3.1 Nhân quyền
  • 3.2 Quân sự
  • 3.3 Biển Đông và chủ quyền
  • 3.4 Hỗ trợ nhân đạo & hàn gắn hậu quả chiến tranh
  • 3.5 Viện trợ kinh tế và công nghệ
  • 4 Thương mại
  • 5 Đại sứ quán và lãnh sự quán
  • 6 Chú thích
  • 7 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Trước thế kỷ XXSửa đổi

Tiếp xúc đầu tiên giữa người Mỹ và Việt là vào năm 1819 khi thương nhân John White, mà sử Việt ghi lại là “Hôn Viết” chỉ huy tàu buôn Franklin vào “Canjeo” (cửa Cần Giờ) ngày 7 Tháng 6 với ý định lên Sài Gòn buôn bán. Quan địa phương cho biết triều đình Huế đòi thuyền phải ra Đà Nẵng chứ không được ghé Sài Gòn. White vì công việc khác lại phải sang Philippines nên đến 25 Tháng 9 mới trở lại Cần Giờ. Lần này có lệnh cho phép lên Sài Gòn. Ngày 7 Tháng 10 tàu bỏ neo ở Sài Gòn rồi White nán lại đó ba tháng đến 30 Tháng Giêng 1820 mới rời Việt Nam. Ông có ghi lại mọi sự việc trong thời gian ở sang Việt Nam trong cuốn sách tựa A Voyage to Cochin-China’.[2]

Cuộc tiếp xúc chính thức giữa chính phủ hai nước thì mãi đến năm 1829, khi Tổng thống Andrew Jackson mới lên nhậm chức thì Bộ Ngoại giao Mỹ cử phái bộ do Edmund Roberts (sử sách Việt ghi là “Nghĩa-đức-môn La-bách”) và Đại úy David Geisinger (“Đức-giai Tâm-gia”) mang theo dự thảo hiệp định thương mại hầu tìm cách thông thương với nước Cochinchina (Việt Nam).[2][3]Bài chi tiết: Edmund_Roberts §Cochin-China

Đầu tháng 1 năm 1833 chiến hạm Peacock chở phái bộ đến Vũng Lấm (nay thuộc Phú Yên). Sau nhiều ngày thảo luận với đại diện Việt Nam[4][3] là Ngoại lang Nguyễn Tri Phương và Tư vụ Lý Văn Phức, hiệp định thương mại vẫn không thành. Theo lời của Edmund Roberts thì việc không thành là hoàn toàn do lỗi triều đình nhà Nguyễn, với các thủ tục ngoại giao quá rườm rà, quan chức ủy quyền thương thuyết thì không có ý kiến rõ ràng, lại hay lảng tránh các câu hỏi trực diện do Mỹ nêu ra. Phía Việt Nam tỏ ra quá dè dặt, thận trọng và có thái độ nghi kỵ. Các phái viên của triều Nguyễn không đồng ý ký Hiệp định chủ yếu vì vấn đề hình thức văn bản. Họ cho rằng những lời lẽ viết trong dự thảo hiệp định không tuân thủ những quy thức tôn kính khi tâu vua Việt Nam. Họ cũng cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ được bầu ra và có nhiệm kỳ nên Tổng thống Mỹ không tương xứng với Hoàng đế Việt Nam. Sử liệu Việt Nam thì nói rằng Ngoại lang Nguyễn Tri Phương và Tư vụ Lý Văn Phức sau khi nghe dịch nội dung quốc thư của Tổng thống Mỹ và dự thảo của hiệp định thương mại, thấy không hợp cách thức nên đã không trình lên vua rồi viết thư trả lời rằng Hoàng đế Việt Nam không ngăn cản buôn bán, nhưng phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Tàu Mỹ phải đến Đà Nẵng, không được phép lên bờ. Nhận được thư này, phái đoàn của Edmund Roberts rời Việt Nam.[5]

Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa đông, tháng 11 [tháng 01-1833][6]
Quốc trưởng nước Nhã Di Lý (nước này ở Tây dương, hoặc gọi Hoa Kỳ, hoặc gọi là Ma Ly Căn [America], hoặc gọi là Anh Cát Lợi Mới [New England] đều là biệt hiệu nước ấy) sai bọn bề tôi là Nghĩa Đức Môn La Bách Đại [Edmund Roberts], Uý Đức Giai Tâm Gia [David Geisinger] (tên hai người) đem quốc thư xin thông thương thuyền ở cửa Vụng Lấm [Vũng Lấm] thuộc Phú Yên. Vua sai viên Ngoại lang Nguyễn Tri Phương, Tư vụ Lý Văn Phức đi hội với quan tỉnh, lên trên thuyền thết tiệc và hỏi ý họ đến đây làm gì. Họ nói: “Chỉ đến vì muốn giao hiếu và thông thương” nói năng rất cung kính. Đến lúc dịch thư ra có nhiều chỗ không hợp thể thức.
Vua bảo không cần đệ trình thư ấy. Rồi cho quan quyền lĩnh chức Thương bạc làm tờ trả lời. Đại lược nói: “Nước ấy muốn xin thông thương, cố nhiên là ta không ngăn trở, nhưng phải tuân theo pháp luật đã định. Từ nay, nếu có đến buôn bán thì cho đỗ ở vụng Trà Sơn, tấn sở Đà Nẵng, không được lên bờ làm nhà, vượt quá kỷ luật, rồi giao thư cho họ mà bảo họ đi“.[7]

Năm 1836, phái đoàn của Edmund Roberts một lần nữa lại ghé Việt Nam qua ngã Đã Nẵng. Tuy nhiên, Đặc sứ Roberts lâm bệnh nặng nên không thể trao đổi với các quan chức Việt Nam. Edmund Roberts mất tại Macao ngày12 tháng 6 năm 1836.

Bính Dần, Minh Mệnh năm thứ 17 [1836], Binh thuyền Ma Li Căn [America] đậu ở vũng Trà Sơn thuộc Đà Nẵng, Quảng Nam, nói có quốc thư cầu thông đạt, xin vào chầu. Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua hỏi Thị lang bộ Hộ Đào Trí Phú rằng: “Xem tình ý lời lẽ của họ tỏ ra cung thuận, vậy có nên nhận hay không?” [Trí Phú] thưa: “Họ là người nước ngoài, tình ý giả dối cũng chưa biết chừng. Thần tưởng hãy cho họ vào Kinh, lưu ở công quán Thương bạc, phái người đến khoản đãi để thăm dò cái ý họ đến“. Thị lang Nội các Hoàng Quýnh tâu nói: “Nước họ xảo quyệt muôn mặt, nên cự tuyệt đi. Một khi dung nạp sợ để lo cho đời sau. Người xưa đóng cửa ải Ngọc Quan, tạ tuyệt Tây Vực, thực là chước hay chống cự Nhung Địch“. Vua nói: “Họ xa cách trùng dương trên 40000 dặm, nay ngưỡng mộ uy đức triều đình mà đến sao lại cự tuyệt, chẳng hoá tỏ cho người ta thấy mình không rộng rãi ư?“. Liền sai Đào Trí Phú cùng với Thị lang bộ Lại Lê Bá Tú, làm thuộc viên Thương bạc, đến tận nơi uý lạo thăm hỏi. Khi đến nơi, viên thuyền trưởng nói là bị ốm, không tiếp kiến được. Ta sai thông ngôn đến thăm; họ cũng sai người đáp lễ, rồi ngay ngày ấy, giương buồm kéo đi. Bọn Trí Phú đem việc tâu lên và nói: “Chợt đến, chợt đi thực không có lễ nghĩa!” Vua phê bảo rằng: “Họ đến, ta không ngăn cản, họ đi, ta không đuổi theo. Lễ phép văn minh có trách gì man di cõi ngoài![8]

Hơn 15 năm sau, trong chuyến hành trình đến vùng biển châu Á năm 1845, chiến thuyền Constitution (thường gọi là Old Ironsides) của Hoa Kỳ đã cập bến Đà Nẵng. Thuyền trưởng là John Percival liên lạc với các quan địa phương xin được tiếp xúc với triều Nguyễn để đặt mối giao hảo. Được tin, vua Thiệu Trị tại Huế cử viên ngoại lang Nguyễn Long đi hỏa tốc vào Đà Nẵng hiệp cùng Kinh lịch thuộc viên ở tỉnh là Nguyễn Dụng Giai đến thăm hỏi và làm việc với Percival. Nhưng thay vì gây thêm cảm tình, Percival khi nhận được thư cầu cứu của giám mục Dominique Lefebvre thì chiếm đoạt lấy 3 chiến thuyền và một số người làm con tin, đòi nhà chức trách phải thả Lefebvre. Sự việc không giải quyết được, Percival sai nổ súng bắn lên bờ rồi nhổ neo ra khơi ngày 16 tháng 5, khiến tình hình thêm rắc rối.[9] Nỗ lực bang giao Việt-Mỹ bế tắc.

Mãi đến năm 1873, lần này do xúc tiến của triều đình nhà Nguyễn, Bùi Viện được vua Tự Đức cử sang Mỹ như một “đại sứ đặc mệnh toàn quyền” để cầu viện tìm cách chống Pháp. Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama (Nhật Bản) để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại đó một năm mới gặp được Tổng thống Ulysses Grant (nhiệm kỳ 1868-1876). Lúc này Pháp và Mỹ đang đụng độ trong trận chiến ở México nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp. Nhưng Bùi Viện không mang theo quốc thư nên không đạt được cam kết chính thức. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam trở lại kinh thành Huế. Có được thư ủy nhiệm của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Năm 1875 ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Mỹ và Pháp đã hết thù địch nên Ulysses Grant lại khước từ cam kết giúp Đại Nam đánh Pháp.

Thời Pháp thuộc và Chiến tranh Đông DươngSửa đổi

Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đại diện hội “Những người An Nam yêu nước” gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Hòa bình Versailles cho tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhưng không được trả lời.

Đầu thập niên 1940, cơ quan OSS (tiền thân của CIA) của Mỹ đã giúp đỡ Việt Minh thuốc men và một số vũ khí để chống Nhật, đối tượng lúc ấy là kẻ địch của cả Mỹ và Việt Nam. Việt Minh giúp đỡ lực lượng Mỹ về tin tức tình báo và giúp cứu các lính Mỹ rồi chuyển giao cho người Mỹ.

Trong Chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Mỹ đã giúp Pháp và đồng minh Quốc gia Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng và tái chiếm thuộc địa của họ. Đến cuối chiến tranh, 80% chiến phí chủ yếu của Pháp do Mỹ tài trợ, lên đến 1,5 tỷ USD. Trong trận Điện Biên Phủ, Mỹ trực tiếp chở khoảng 16 ngàn quân Pháp vào Điện Biên Phủ và hỗ trợ không quân cho quân đội Pháp cùng nhiều thứ khác cũng như sự ủng hộ về mặt ngoại giao. Nhờ điều đó mà thực dân Pháp mới có thể duy trì được cuộc chiến và Quốc gia Việt Nam của những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc mới có thể tiếp tục tồn tại.

Thời kỳ Chiến tranh Việt NamSửa đổiXem thêm: Chiến tranh Việt Nam

Trung sĩ hải quân Hoa Kỳ Ermalinda Salazar được đề cử giải thưởng “Anh hùng đời thường” năm 1970 vì đã trợ giúp một trại trẻ mồ côi tại Việt Nam

Trong Chiến tranh Việt Nam (1955-1975), chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hậu thuẫn Việt Nam Cộng hòa chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam khi đất nước bị chia cắt vào năm 1954.Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có tham gia Hội nghị Genève năm 1954 với một phái đoàn do Bedell Smith làm trưởng đoàn nhưng cũng như phái đoàn Quốc gia Việt Nam, không ký bản hiệp định. Khi chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam của Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối tổng tuyển cử, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cũng ủng hộ lập trường đó. Dựa trên thuyết Domino trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ tăng viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1963 có hơn 16.000 cố vấn quân sự Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và đến đầu năm 1965 thì Tổng thống Lyndon B. Johnson cho đổ bộ lực lượng Thủy quân lục chiến, chính thức tham chiến.[10] Đến năm 1973, đã có trên 600.000 binh lính Mỹ và đồng minh chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Trong cuộc chiến này, quân đội Hoa Kỳ đã gây ra rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam, những tội ác chiến tranh này làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước, và là cơ sở để Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh, vụ kiện hậu quả chất độc da cam tại Hoa Kỳ và các hợp tác tẩy trừ chất độc màu da cam ở Việt Nam sau này, trong nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh giữa hai quốc gia.

Năm 1973, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ký hiệp định Paris với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và rút quân chính quy ra khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam.

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamSửa đổiXem thêm: Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Việt Nam

Sĩ quan Bộ đội biên phòng Việt Nam nhìn chiếc tàu USS Curtis Wilbur của Hải quân Hoa Kỳ cập bến Đà Nẵng tháng 7 năm 2004

Nhà nước Xã hội chủ nghĩa lên nắm quyền tại miền Nam Việt Nam năm 1975 rồi tái thống nhất năm 1976, kết thúc ba thập kỷ Hoa Kỳ phát động chiến tranh can thiệp vào Việt Nam. Cuộc chiến này đã tạo ra sự chia rẽ trong xã hội và chính trị của cả hai nước.

Từ năm 1975 đến năm 1994, Hoa Kỳ đã cấm vận Việt Nam. Trong thời gian này, từ 1977 đến 1978 Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán bình thường hóa quan hệ nhưng không thành, một phần do Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường những tổn thất mà họ đã gây ra ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ đã bác bỏ.

Năm 1993, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay tiền trả nợ cho các tổ chức tài chính quốc tế. Năm 1994, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai quốc gia. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Năm 1997, Việt Nam đồng ý trả cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ khoản nợ trị giá 140 triệu USD mà Việt Nam Cộng hòa trước đây đã vay để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.[11]

Năm 2007, Bộ Ngoại giao Việt Nam ban hành công văn 2243/BNG-CM xác nhận tên đầy đủ chính thức Hoa Kỳ là “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”.[12]

Ngày 23 tháng 5 năm 2016, nhân chuyến thăm tới Việt Nam, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama công bố quyết định dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí áp đặt đối với Việt Nam kéo dài từ năm 1975, nhưng đề cập thêm rằng việc bán vũ khí còn tùy thuộc vào cam kết của Việt Nam về vấn đề nhân quyền.[13]

Biên niên sửSửa đổi

  • Tháng 1 năm 1833, phái bộ do Edmund Roberts dẫn đầu đến Việt Nam đàm phán về việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
  • Ngày 10 tháng 5 năm 1845, thuyền Constitution (thường gọi là Old Ironsides) của Hoa Kỳ cập bến Đà Nẵng.
  • Tháng 7 năm 1873, Bùi Viện được vua Tự Đức cử sang Mỹ như một “đại sứ đặc mệnh toàn quyền”.
  • Ngày 19 tháng 6 năm 1919: Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam cho tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhưng không được phúc đáp.
  • Tháng 7 năm 1969, Tổng thống Richard Nixon thăm Việt Nam Cộng hòa, gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
  • Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
  • Từ 1977 đến 1978: Việt Nam và Hoa Kỳ mở đàm phán bình thường hóa quan hệ nhưng không thành khi Việt Nam đòi một ngân khoản bồi thường cho cuộc chiến. Bên Hoa Kỳ bác bỏ điểm đó khiến cuộc thương lượng đi vào bế tắc.[14]
  • Ngày 2 tháng 7 năm 1993: Hoa Kỳ tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay trả nợ tổ chức tài chính quốc tế.
  • Ngày 3 tháng 2 năm 1994: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước.
  • Ngày 11 tháng 7 năm 1995: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
  • Tháng 8 năm 1995: Việt Nam và Hoa kỳ khai trương đại sứ quán tại Washington D.C. và Hà Nội, ký thỏa thuận về xử lý nợ của chính quyền Sài Gòn cũ với Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.
  • Từ 22 tháng 10 đến 25 tháng 10 năm 1995: Đại tướng Lê Đức Anh Chủ tịch nước Việt Nam và phu nhân gặp chính thức với Tổng thống Bill Clinton và và phu nhân tại Thành phố New York trong dịp đến Mỹ tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc. Đại tướng Lê Đức Anh là nguyên thủ nước Việt Nam thống nhất đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ.
  • Ngày 27 tháng 6 năm 1997: Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thăm Việt Nam và ký hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm.
  • Ngày 12 tháng 5 năm 1997: Việt Nam và Mỹ trao đổi đại sứ lần đầu tiên sau chiến tranh.
  • Ngày 11 tháng 3 năm 1998: Tổng thống Bill Clinton lần đầu tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.
  • Từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1998: Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên sau chiến tranh đến thăm chính thức Mỹ.
  • Ngày 2 tháng 6 năm 2000: Tổng thống Bill Clinton tiếp tục tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.
  • Ngày 14 tháng 7 năm 2000: Tại Washington D.C., đại diện hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương sau nhiều vòng đàm phán.
  • Ngày 6 tháng 9 năm 2000: Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương gặp chính thức với Tổng thống Bill Clinton tại Thành phố New York trong dịp tham dự hội nghị Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và chính thức mời tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam.
  • Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 11 năm 2000: Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.
  • Ngày 4 tháng 10 năm 2001: Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
  • Ngày 17 tháng 10 năm 2001: Tổng thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
  • Ngày 19-25 tháng 6 năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ.Tổng thống George W.Bush cũng cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và nhận lời mời thăm Việt Nam năm 2006.
  • Ngày 17-20 tháng 11 năm 2006: Tổng thống George W.Bush đến Việt Nam tham dự APEC.
  • Ngày 18-23 tháng 11 năm 2007:Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ George W. Bush và Phu nhân, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân đi thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
  • Ngày 22-26 tháng 6 năm 2008: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ.Tổng thống George W.Bush tuyên bố ủng hộ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Từ 25-27/7/2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Obama. Trong chuyến thăm này, 2 nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên đối tác toàn diện
  • Từ ngày 7-7-2015 đến ngày 11-7-2015 diễn ra chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama,[15] nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam  Hoa Kỳ và 40 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chuyến công du chính thức đầu tiên tới Washington của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.[16]
  • Ngày 23/5/2016 Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam trong cuộc Hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang mở ra mối quan hệ tốt đẹp và ấm dần lên giữa hai nước từng là cựu thù.
  • Ngày 29 – 31/5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump
  • Ngày 11 – 12.11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm cấp nhà nước tới Việt Nam – là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm Việt Nam trong năm đầu nhiệm kỳ
  • Ngày 26 – 28/2/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump có chuyến thăm (không chính thức) tới Việt Nam để tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Triều lần 2.

Chủ đề quan hệ ngoại giaoSửa đổi

Nhân quyềnSửa đổi

Hoa Kỳ thường bất đồng quan điểm với Việt Nam về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những nội dung được tranh luận sôi nổi ở Quốc hội Hoa Kỳ, nhưng nó rất ít khi được đề cập ở Quốc hội Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Bất đồng cơ bản là cách hiểu “nhân quyền” của cả hai bên. Trong khi Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam những quyền cơ bản nhất tương tự như ở quốc gia họ hay một số quốc gia khác thì Việt Nam cho rằng, nhân quyền có những khác biệt tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Trong năm 2007, chính phủ Việt Nam bắt giam một số người bất đồng chính kiến mà họ cho là đã vi phạm luật pháp Việt Nam, có cả người Mỹ, trong đó có những người gốc Việt. Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng mặc dù có những hạn chế tự do ngôn luận (như không cho phép báo chí tư nhân, nghiêm cấm tuyên truyền chống Nhà nước, sự chỉ trích chính phủ hoặc biểu tình/tụ tập đông người bị hạn chế[cần dẫn nguồn]), Việt Nam cũng đã có những tiến bộ đáng kể về mở rộng tự do tôn giáo. Trong năm 2005, Việt Nam đã thông qua luật về tự do tôn giáo, một số nhóm giáo phái, tôn giáo ngoài vòng pháp luật được chính thức công nhận và cho phép hoạt động. Kết quả là, vào tháng 11 năm 2006, Hoa Kỳ đã gạch tên Việt Nam ra khỏi danh sách “Những quốc gia cần quan tâm đặc biệt”.

Đầu năm 2011, tạp chí Mỹ Foreign Policy đã liệt kê Việt Nam đứng chót trong danh sách 8 đồng minh khác “đáng xấu hổ nhất” của Hoa Kỳ[17][18] với các lý do:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất được pháp luật cho phép bổ nhiệm các nhà lãnh đạo từ hàng ngũ của chính đảng này.
  • Việt Nam đã “tăng cường trấn áp nhân quyền” trong năm qua, bỏ tù những người bảo vệ quyền con người, blogger và những người vận động chống tham nhũng.
  • Các nhóm tôn giáo “bị sách nhiễu nhiều lần trong khi sự tàn bạo của cảnh sát và các trường hợp tử vong khi bị cảnh sát giam xảy ra thường xuyên.
  • Như một số nước, Việt Nam dựng tường lửa internet, chặn các trang web họ phản đối và “đòi các nhà cung cấp dịch vụ và các quán cafe internet theo dõi người dùng“.
  • Một nhà ngoại giao của Hoa Kỳ ở Việt Nam “bị vật xuống đất và khiêng đi khi đến thăm một linh mục bất đồng chính kiến có tiếng ở Huế“.

Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ đã từng có điều 2385 về tội danh “Advocating overthrow of Government” (tiếng Việt: Vận động lật đổ chính quyền) của Bộ Hình luật Hoa Kỳ quy định: “Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hoặc phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng“, và Alien and Sedition Acts (tiếng Việt: Đạo luật Phản loạn) năm 1798 quy định: “Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thật, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội”, là những luật có nội dung tương tự những đạo luật Việt Nam mà Hoa Kỳ đang phản đối và cho rằng việc Hoa Kỳ phản đối là tiêu chuẩn kép và là cái cớ để Hoa Kỳ can thiệp nội bộ vào các quốc gia khác.[19] Tuy nhiên báo Quân đội Nhân dân khi tóm lược nội dung của điều 2385 trong Bộ Hình luật Mỹ không nhắc rõ vấn đề phương thức mà chỉ tập trung nhắc rõ vấn đề vận động lật đổ chính quyền và các hình phạt, trong khi điều luật này cấm các hành vi kêu gọi, vận động lật đổ hoặc hủy hoại chính phủ “bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc nỗ lực để làm như vậy”[20]. Còn Alien and Sedition Acts thì đã hết hạn và bị bãi bỏ từ hơn 200 năm trước.[21][22]

Cuối năm 2012 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho ra mắt bản báo cáo thường niên năm 2012, trong đó có nhận xét là tình hình nhân quyền tại Việt Nam, nhất là tự do báo chí và tự do ngôn luận đã có chiều hướng xấu đi vì các biện pháp bắt giam và sách nhiễu những ai thực thi tự do phát biểu quan điểm chỉ trích chính phủ. Việt Nam thường dùng điều 88 “tuyên truyền chống Nhà nước” để truy tố và kết án đương sự.[23]

Quân sựSửa đổi

Một phái đoàn quân sự Việt Nam đến thăm các cơ sở quân sự tại Hoa Kỳ năm 2012 (trong hình là đứng trước máy bay F-15 Eagle)

Cả hai quốc gia đã có những cuộc thăm viếng của các phái đoàn quân sự.

Hoa Kỳ cũng trợ giúp Việt Nam trong các vụ nâng cấp quốc phòng. Năm 2013, Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí phi sát thương sang Việt Nam. Đến năm 2016 Hoa Kỳ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Mỹ chuyển giao tàu tuần tra trọng tải lớn USCGC Morgenthau (WHEC 722) vừa rút khỏi biên chế lực lượng Tuần duyên Mỹ cho phía Việt Nam.

Biển Đông và chủ quyềnSửa đổi

Trong tương quan tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, đại sứ Hoa Kỳ David Shear cho biết “Mỹ có lợi ích quốc gia đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi quan ngại về đe dọa vũ lực và Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao giữa các nước có quan hệ trực tiếp”.[24] Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông và cho rằng “đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vượt quá những gì mà công ước Liên Hiệp quốc về luật biển Unclos cho phép”.[25] Những tuyên bố này đã làm Trung Quốc không hài lòng và báo chí Trung Quốc đăng nhiều bài chỉ trích “chính sách can thiệp” của Mỹ.[26][27]

Trong vụ Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ra Biển Đông vào tháng 5 năm 2014, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra Nghị quyết lên án Trung Quốc.

Hỗ trợ nhân đạo & hàn gắn hậu quả chiến tranhSửa đổi

Binh sĩ Hải quân Hoa Kỳ, khi viếng thăm Đà Nẵng năm 2010, đã cùng làm việc cho một dự án xây dựng Trại trẻ mồ côi

Qua những tổ chức phi chính phủ, Hoa Kỳ cũng thường xuyên viện trợ nhân đạo cho Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.

Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có những đàm phán để khắc phục và hàn gắn những hậu quả từ chiến tranh Việt Nam. Việt Nam tích cực giúp tìm những quân nhân Mỹ mất tích. Việt Nam vẫn ủng hộ các nạn nhân thực hiện vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam nhằm đòi các công ty hóa chất sản xuất phải bồi thường thiệt hại. Chính phủ Hoa Kỳ hiện vẫn từ chối trách nhiệm với những nạn nhân này và cho rằng mối liên hệ giữa các khuyết tật và chất độc da cam vẫn “chưa có bằng chứng khoa học”. Tuy nhiên vào tháng 5/2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ khoản ngân sách 3 triệu USD nhằm khắc phục ảnh hưởng của chất độc da cam và môi trường tại một số điểm nóng nhất[28] và năm 2009 tăng lên 6 triệu USD.[29]

Viện trợ kinh tế và công nghệSửa đổi

Hoa Kỳ cũng có nhiều viện trợ về kinh tế và chuyển tiếp công nghệ cho Việt Nam.

Tháng 3 năm 2015, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh ký kết tài trợ không hoàn lại cho công ty TNHH Xây dựng – thương mại – du lịch Công Lý một khoản viện trợ lên đến gần 1 tỷ USD, để thực hiện chương trình nghiên cứu khả thi phát triển nhà máy điện gió Bạc có công suất 300MW.[30]

Cũng trong khuôn khổ của chương trình hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ cho Việt Nam với thời gian kéo dài 15 năm, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) sẽ triển khai 75 dự án về các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế và đặc biệt là năng lượng sạch.[30]

Thương mạiSửa đổi

Bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định Thương mại song phương năm 2001, thương mại hai chiều giữa hai nước được gia tăng, kết hợp với dòng đầu tư quy mô lớn của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Trong năm 2006, Hoa Kỳ xuất khẩu 1,1 tỷ USD hàng hóa vào Việt Nam và nhập khẩu 8,6 tỷ USD từ Việt Nam.

Đại sứ quán và lãnh sự quánSửa đổi

– Tại Việt Nam:

  • Hà Nội (Đại sứ quán)
  • Thành phố Hồ Chí Minh (Lãnh sự quán)

– Tại Hoa Kỳ:

  • Washington (Đại sứ quán)
  • San Francisco (Lãnh sự quán)
  • New York (Lãnh sự quán)
  • Houston (Lãnh sự quán)

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ BBC Vietnamese. Truy cập 5 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ a b Thái Văn Kiểm. (1958) Người Mỹ đầu tiên tới Việt Nam. The Journal of the Vietnamese-American Asociation 3(3), tr 43-5
  3. ^ a b The Project Gutenberg EBook of Embassy to the Eastern Courts of Cochin-China, Siam, and Muscat, by Edmund Roberts
  4. ^ Theo lời của Roberts thì các quan nhà Nguyễn đã thông báo cho người Mỹ biết rằng: nước này không còn gọi là An Nam nữa mà đã đổi tên thành Wietman (Yuènan) [Việt Nam], và vua Minh Mệnh xưng là Hoàng đế chứ không phải Vương. Tới năm 1839, Minh Mạng mới đổi quốc hiệu thành Đại Nam.
  5. ^ Quan hệ Việt – Mỹ: Những bước thăng trầm hơn 200 năm, 17/06/200, Báo Tuổi trẻ
  6. ^ Cuối năm Nhâm Thìn là đầu năm 1833 Dương lịch. Đối chiếu với nhật ký của Roberts để lấy ngày chính xác.
  7. ^ Đại Nam thực lục. Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007. Tập 03.
  8. ^ Đại Nam thực lục. Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007. Tập 04.
  9. ^ Old Ironsides in Vietnam. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2012.
  10. ^ The Causes of the Vietnam War
  11. ^ Hanoi Agrees to Pay Saigon’s Debts to U.S, DAVID E. SANGERMARCH 11, 1997, The New York Times
  12. ^ N. S. (ngày 11 tháng 7 năm 2007). Thống nhất sử dụng tên gọi ‘Hợp chúng quốc Hoa Kỳ’. Mạng Thông tin Tích hợp trên Internet của Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  13. ^ U.S. to completely lift Vietnam lethal arms embargo. Reuters (bằng tiếng Anh). 23 tháng 5 năm 2016. Truy cập 23 tháng 5 năm 2016.
  14. ^ US-Vietnam Relations…
  15. ^ Toàn cảnh chuyến thăm Mỹ của TBT Việt Nam Lưu trữ 2015-08-24 tại Wayback Machine, bbc.com
  16. ^ Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay sang Hoa Kỳ?, Đài tiếng nói Hoa Kỳ
  17. ^ BBC Vietnamese. Truy cập 5 tháng 3 năm 2015.
  18. ^ Bản sao đã lưu trữ. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2011.
  19. ^ Kim Ngọc (ngày 30 tháng 10 năm 2012). Công cụ và cái cớ để can thiệp. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2012.
  20. ^ 18 USC § 2385 – Advocating overthrow of Government. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2012. Tiếng Việt: “Bất cứ ai được biết đến hay tình nguyện vận động, tiếp tay, cố vấn, hoặc dạy các nhiệm vụ, sự cần thiết, mong muốn, hoặc đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc hủy hoại chính phủ Hoa Kỳ hoặc chính quyền của bất kỳ của biểu bang, vùng lãnh thổ, hoặc bất kỳ phân khu chính trị nào, bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc bằng vụ ám sát bất kỳ viên chức chính phủ; Bất cứ ai, với ý định gây ra sự lật đổ hoặc tiêu hủy chính phủ như vậy, in ấn, xuất bản, sửa đổi, phổ biến, lưu thông, bán, phân phối, hoặc công khai thể hiện bất kỳ vấn đề nào bằng văn bản hoặc in ủng hộ, tư vấn, hoặc giảng dạy các nhiệm vụ, sự cần thiết, sự mong muốn, hoặc sự đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc phá hoại chính phủ Hoa Kỳ bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc nỗ lực để làm như vậy; Bất cứ ai tổ chức hoặc giúp hoặc cố gắng tổ chức bất kỳ nhóm xã hội hoặc hội đồng của những người dạy, người biện hộ, hoặc khuyến khích lật đổ hoặc tiêu hủy chính phủ bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc trở thành hoặc là một thành viên, hoặc các chi nhánh, bất kỳ nhóm xã hội hoặc hội đồng như vậy, biết mục đích của chúng – Dưới tiêu đề này sẽ bị phạt hoặc bị bỏ tù không hơn hai mươi năm, hoặc cả hai, và sẽ không đủ điều kiện để làm việc tại Hoa Kỳ hoặc bất kỳ bộ phận hoặc cơ quan liên quan, trong vòng năm năm sau lần bị kết tội. Nếu hai hay nhiều người âm mưu thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào được đặt tên trong phần này, mỗi người bị xử phạt theo tiêu đề này hoặc bị bỏ tù không hơn hai mươi năm, hoặc cả hai, thì sẽ không được phép làm việc tại Hoa Kỳ hoặc bất kỳ bộ phận hoặc cơ quan của nó, cho năm năm tiếp theo từ thời điểm bị kết tội. Như được sử dụng trong phần này, các thuật ngữ “organizes” và “organize” có hiệu lực đối với bất cứ hiệp hội, nhóm người, hoặc tập hợp nào kể cả việc kết nạp thành viên mới, thành lập các đơn vị mới, và tập kết, mở rộng các câu lạc bộ hiện tại, các lớp học và các đơn vị khác của hiệp hội, nhóm, hoặc tập hợp những người như vậy.”
  21. ^ Encyclopedia Britannica. Alien and Sedition Acts. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2012. With the war threat passing and the Republicans winning control of the federal government in 1800, all the Alien and Sedition Acts expired or were repealed during the next two years.
  22. ^ Primary Documents in American History: Alien and Sedition Acts. Thư viện Quốc hội Mỹ. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012. Congress repealed the Naturalization Act in 1802, while the other acts were allowed to expire.
  23. ^ “Bộ Ngoại giao Mỹ: tình trạng nhân quyền tại Việt Nam 2012 đã xấu đi thêm” theo RFI
  24. ^ Đại sứ Mỹ: ‘Biển Đông là mối quan tâm lớn’. VnExpress, 14/9/2011
  25. ^ ‘Đòi hỏi của TQ ở Biển Đông là quá đáng’, BBC, 24/5/2012
  26. ^ Clinton phá bĩnh, BBC, 15/7/2012
  27. ^ Báo TQ bác bỏ chỉ trích của Mỹ, BBC, 4/8/2012
  28. ^ Chất độc da cam – câu chuyện vẫn còn tiếp diễn[liên kết hỏng]
  29. ^ Hoa Kỳ tiếp tục trợ giúp người khuyết tật Việt Nam
  30. ^ a b Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ gần 1 tỷ USD không hoàn lại cho năng lượng gió của Việt Nam, Công Lý, cơ quan của Tòa án Nhân dân Tối cao, 28/3/2015

    Liên kết ngoàiSửa đổi

    • US-Vietnam Trade Council
    • Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
    • Quan hệ Việt – Mỹ: Những bước thăng trầm hơn 200 năm Xuân Danh báo Thanh Niên 22:53:00, 17/06/2005
    • Trang chủ:: Vietnam Trade Office in the USA [1] Lưu trữ 2007-03-10 tại Wayback Machine [2] Lưu trữ 2010-10-01 tại Wayback Machine
    • The Project Gutenberg EBook of Embassy to the Eastern Courts of Cochin-China, Siam, and Muscat, by Edmund Roberts
    • Vịnh Xuân Đài đón nhận bằng công nhận Di tích danh thắng Quốc gia Lưu trữ 2020-11-27 tại Wayback Machine (31-03-2011)
    • Thuyền Mỹ cập bến Nam Kỳ 1802
    • Đặc phái viên Edmun Roberts, chiến thuyền Peacock và các sứ bộ ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên sang Việt Nam, các năm 1832 và 1835
    • Vũng Lấm: Nơi phái đoàn ngoại giao Mỹ đầu tiên đến Việt Nam

Bạn đang tìm hiểu bài viết Vì sao Việt Nam bị Mỹ bao vây cấm vận 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)