Nội dung chính
- 1 Xem Vật chất là gì trong triết học 2024
- 2 Trả lời câu hỏi: Ví dụ về vật chất trong Triết học
- 3 Kiến thức mở rộng về vật chất trong Triết học
Xem Vật chất là gì trong triết học 2024
Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Ví dụ về vật chất trong Triết học” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Triết học cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
Trả lời câu hỏi: Ví dụ về vật chất trong Triết học
Trong cuộc sống của chúng ta vật luôn có sự tồn tại của vật chất, vật chất góp phần làm cho cuộc sống của con người chúng ta thêm tiện nghi hiện đại và văn minh hơn.
– Ví dụ về vật chất:
+ Các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô, tàu hỏa, tàu điện ngầm…
+ Các vật dụng trong gia đình như: Bàn ghế, điều hòa, giường tủ…
+ Các vật phục vụ cho công việc của con người như: máy tính, điện thoại, máy in…
– Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức. Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ như sau: Đối với những đứa trẻ sinh có điều kiện học tập bằng các phương tiện
như máy chiếu, máy tính bảng… thì những đứa trẻ này có nhiều kiến thức và hiểu biết hơn, còn những đứa trẻ sinh ta trong hoàn cảnh điều kiện còn thiếu thốn nhiều về vật chất thì sẽ hạn chế hơn.
Kiến thức mở rộng về vật chất trong Triết học
1. Vật chất là gì?
– “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”.
– Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau:
a. Vật chất là một phạm trù triết học
– Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất
của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
b. Vật chất là thực tại khách quan.
– Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc
tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.
– Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong muốn hay không thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.
c. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
– Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó
trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
2. Ý thức là gì?
– Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
– Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ não con người thì tự nhiên trở thành ý thức. Mặt
khác, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới, do nhu cầu cải tạo giới tính tự nhiên của con người quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Do đó, ý thức … là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.
– Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Trên cơ sở những gì đã có, ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong thực tế. Ý thức có thể dự đoán, đoán
trước được tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, hoang đường, những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng và có tính khái quát cao.
– Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.
– Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội nên mang bản chất xã hội.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
– Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
– Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức
có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.
– Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu
hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.
Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
– Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.
– Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động của con người, ý thức
có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.
– Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác
động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.
4. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
– Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ quy luật khách quan
– Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.
+ Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng các quy
luật tự nhiên và xã hội…
+ Phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình;
+ Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
– Phát huy tính năng động, tích cực của ý thức
– Để xã hội ngày càng phát triển thì phải phát huy tối đa vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người, nhận thức
đúng quy luật khách quan.
+ Phải biết dựa trên quy luật khách quan để xác định mục tiêu, kế hoạch; biết tìm ra và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu để ra một cách tối ưu.
+ Phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí (chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực); bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại ngồi chờ…; đặc biệt là trong quá trình đổi mới hiện nay.
Xem thêm các bài cùng chuyên mục
Xem thêm các chủ đề liên quan
Loạt bài Tài liệu hay nhất
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Vật chất là gì trong triết học 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.