Văn 11 ôn tập phần văn học trang 115 2024

Xem Văn 11 ôn tập phần văn học trang 115 2024

  • Ngữ pháp tiếng anh hay nhất

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Câu 1 trang 116 SGK

   Thơ mới khác với thơ truyền thống (thơ trung đại) không chỉ ở “phần xác” của thơ (hình thức) mà chủ yếu là ở “phần hồn” của nó, hay nói như Hoài Thanh là ở “tinh thần của thơ mới” (Một thời đại trong thi ca). Đó là “cái tôi” cá nhân với cách nhìn con người, cuộc đời, thiên nhiên bằng đôi mắt “xanh non”, bằng cặp mắt “biếc rờn” (Xuân Diệu). Đó là cách nhìn đời bằng đôi mắt trẻ trung, tươi mới, ngơ ngác trước thiên nhiên và cuộc sống, đồng thời thấm đượm một nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời, trước không gian mênh mông và thời gian vô tậnThơ mới khác thơ trung đại không chỉ ở phương diện nghệ thuật (phá bỏ những lối diễn đạt ước lệ, những quy tắc cứng nhắc, những công thức gò bó,…) mà chủ yếu là ở phương diện nội dung (cách nhìn, cảm xúc mới mẻ đối với con người và thế giới). Lời thơ trong thơ mới được tổ chức gần với chuỗi lời nói của cá nhân khác với lời thơ trong thơ trung đại, do bị tính quy phạm chi phối, nên thường nặng tính ước lệ, công thức, cách điệu,…

2. Câu 2 trang 116 SGK

a) Nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà

– Lưu biệt khi xuất dương: về nội dung, bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, vể nghệ thuật, bài thơ nổi bật ở giọng điệu thơ vừa da diết vừa mạnh mẽ, quyết liệt, sục sôi từ đó mà có sức truyền cảm và lôi cuộn người đọc.

– Hầu Trời: Bài thơ này ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Vào thời điểm đó, lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại. Xã hội thuộc địa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người trí thức có lương tri không thể không chấp nhận nhập cuộc, nhưng chống lại nó thì không phải ai cũng đủ dũng khí để làm. Bất bình nhưng bất lực, người ta chỉ có thể mong ước thoát li, làm thơ để giải sầu. Thơ Tản Đà thời này “đã nói lên đúng cái sầu bàng bạc trong đất nước, tiềm tàng trong tim gan người ta” (Xuân Diệu). Nhưng Tản Đà khác người ở chỗ, ngay từ đầu những năm 20 đã dám mạnh dạn thể hiện bản ngã “cái tồi” của mình với “cái buồn mơ màng, cái cảm xúc chơi vơi” (Xuân Diệu), với khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng, phẩm giá đích thực của minh, bởi chẳng thể nào trông đợi ở “cõi trần nhem nhuốc bao nhiêu sự này”. Cái ngông của Tản Đà cũng là ở đó.

   Bài thơ Hầu Trời đã thể hiện được nổi bật hồn thơ cũng như tính cách của Tản Đà – một thi sĩ ung dung tự tại, luôn thích tự do, phổng túng; một con người ý thức được tài năng và giá trị đích thực của mình đồng thời cũng luôn khao khát được khẳng định, được cống hiến, được làm đẹp cho đời.

b) Hai bài thơ dù đều có những nét mới, nhất là ở nội dung cảm xúc nhưng về thể thơ và về thi pháp thì cơ bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại. Bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu thể hiện cái “chí làm trai” theo tư tưởng mới khác với “chí làm trai” thời trung đại, song bài thơ vẫn là một bài thất ngôn bát cú Đường luật khá đăng đối, giàu hình ảnh ước lệ, không khác gì một bài thơ cổ. Trong khi đó, Hầu Trời có nhiều cách tân hơn (thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do) nhưng thực ra thì đó vẫn là thể thơ theo lối cổ, cách diễn đạt, dùng từ, xây dựng hình ảnh cũng vẫn mang những dấu ấn văn học trung đại. Tính chất giao thời về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên là ở đó.

3. Câu 3 trang 116 SGK

   Quá trình hiện đại hoá của thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện khá rõ qua các bài thơ như Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu.

– Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chí sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng như của nhiều cây bút Hán học yêu nước và cách mạng khác, nội dung tư tưởne đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, các tác giả vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại. Điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu. Trong bài này, Phan Bội Châu đã thể hiện lẽ sống mới, quan niệm mới về “chí làm trai” nhưng bài thơ vẫn được viết bằrm thi pháp và ngôn ngữ của văn học trung đại.

– Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920 đến 1930), công cuộc hiện đại hoá văn học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Văn học giai đoạn này đã đổi mới, có tính hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là trong sáng tác thơ.

   Bài Hầu Trời của Tản Đà thể hiện rất rõ tính chất nói trên. Trong Hầu Trời, đã thấy xuất hiện “cái tôi” cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực cùa mình và khao khát được khẳng định mình. Qua Hầu Trời, Tản Đà cũng bộc lộ rõ một quan điểm khá hiện đại về nghề văn. Cách chia khổ thơ như Tán Đà đã làm trong bài này chưa từng thấy trong thời kì trung đại. Nhưng “cái tôi” cá nhân phóng túng của Tản Đà vẫn phảng phất tinh thần cái ngông của nhà nho tài tử của thơ ca cuối thời trung đại kiểu Nguyễn Công Trứ, Tú Xương,… Vì vậy, Hầu Trời chưa thể xem là thực sự hiện đại. Tản Đà, qua Hầu Trời và những bài thơ khác của ông, “có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc”.

– Giai đoạn thứ ba (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới (được khởi lên từ năm 1932) được xem là “một cuộc cách mạng thơ ca” (Hoài Thanh). Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính,… là những bài thơ tiêu biểu, thể hiện rõ những đặc trưng của thơ mới. Đó là tiếng nói nghệ thuật của “cái tôi” cá nhân tự giải phóng hoàn toàn ra khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca thời kì trung đại, trực tiếp quan sát thế giới và lòng mình bằng con mắt của cá nhân, đồng thời cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước vũ trụ và cuộc đời.

4. Câu 4 trang 116 SGK

   Nội dung tư tưởng’ và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ:

a) Vội vàng của Xuân Diệu

– Vội vàng, đúng như cái tiêu đề của nó, là lời giục giã hãy sống hết mình, hãy yêu say từng phút giây của tuổi trẻ, hãy thướns thức bằng tất cả khát khao những ngon ngọt của cuộc đời.

– Vội vànq là một bài thơ rất Xuân Diệu. Xuân Diệu ở trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định “cái tôi” trong quan hệ gắn bó với đời, ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh rất táo bạo đầy rẫy cảm giác và có tính sắc dục, ở cú pháp “rất Tây” và lối qua hàng hết sức thoải mái.

b) Tràng giang của Huy Cận

– Tràng giang thấm đẫm một nỗi buồn. Mỗi khổ thơ thực chất là một sự triển khai khác nhau của nỗi buồn đó và thường được gợi lên bằng cách đối lập giữa cái mênh mông cao rộng như vô hạn với cái nhỏ bé, mong manh, ơ bài thơ này, có lẽ Huy Cận không miêu tả cảnh vật theo một trật tự nhất định. Dường như tác giả không có ý định khắc hoạ một bức tranh đầy đủ, hài hoà qua các khổ thơ, mà tất cả chỉ nhằm tô đậm ở người đọc ấn tượng về nỗi buồn đìu hiu, xa vắng trải dài vô tận theo không gian và thời gian.

– Tràng giang có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật.

+ Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài hoà. Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt đẽ: hữu hạn / vô hạn; nhỏ bé / lớn lao; không / có,…

+ Sử dựng thành công các loại từ láy: láy âm (tràng giang, đìu hiu, chót vót, lơ thơ,…), láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp,…). Các biện pháp tu từ: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh,…

c) Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

– Nội dung bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khao khát của một con người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người. Bài thơ đẹp như thế, trên thực tế lại được sáng tác khi nhà thơ ở trong một hoàn cảnh thật tối tăm, tuyệt vọng (bệnh tật giày vò, nồi ám ảnh về cái chết, về sự xa lánh của người đời). Điều đó khiến ta thêm thương xót và cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, con người đã dũng cảm vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra những vần thơ tài hoa vể tình đời, tình người.

   Có thể nói, Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ về tình yêu – tình yêu của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu mơ mộng là tình quê, là tình yêu thiết tha đằm thắm với đất nước, quê hươngẻ Với việc khơi gợi lên tình cảm yêu thương chung của nhiều người như thế, bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của tác giả lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn của bao thế hệ người đọc.

– Ở bài thơ này, tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.

   Bút pháp của nhà thơ sử dụng trong bài thơ này kết hợp hài hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm chất trữ tình.

d) Tương tư của Nguyễn Bính

   Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương đơn phương da diết của một tình nhân. Từ đó, bài thơ gợi sự đáng yêu, đáng quý của tình yêu, đồng thời cũng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người.

   Thơ Nguyễn Bính có một điệu riêng. Bài thơ này cũng vậy. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyên Binh đa đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương cùa quê hương đất nước và một tình người đằm thắm, thiết tha.

e) Chiều xuân của Anh Thơ

   Bài thơ là một bức tranh mùa xuân vào buổi chiều – tiêu biểu cho cảnh xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bài thơ mạnh ở lôi tả. Không tả tỉ mỉ chi tiết mà quan sát rộng, măc dù thê vẫn muốn thâu tóm từ linh hôn của canh. Có thể nhận xét chung rằng bức tranh buổi chiều xuân khá yên ả. Thậm chí có phần hơi vắng lặng nữa.

   Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra rất rõ cái không khí và nhịp sống muôn đời , ở nông thôn ta thời trước, đó là sự bình yên. Con đò nằm biếng lười, quán vắng, những cánh bướm rập rờn, những đàn trâu thong thả,... tất cả đều có dáng khoan thai. Tron” bài thơ, thi sĩ đã sử dụng rất nhiều từ láy để dựng cảnh, hay nói đúng hơn là để gợi cái trạng thái tinh thần của cảnh: mưa thì êm êm, quán tranh đứng im lìm, hoa xoan rụng tơi bời, đàn sáo mô vu vơ, mấy cánh bướm rập rờn, những trâu bò thong thả,… Trong các từ láy đã nêu, trừ từ tơi bời, các từ láy còn lại đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả,… và hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động thì diễn tả trạng thái đều đều của chủ thể. Rõ ràng trong tổng thể bài thơ, chính sự kết hợp của những từ láy này đã giúp thể hiện nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.

5. Câu 5 trang 116 SGK Văn 11

a) Chiều tối của Hồ Chí Minh

   Bài thơ rất tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh: nhà thơ không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ nội tâm mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh, cảnh vật khách quan. Qua bức tranh cảnh vật, ta thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ – chiến sĩ: lòng yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm.

– Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa cổ những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gơi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.

– Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm {quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm “sáng” lên cả bài thơ, ví như chữ “hồng” trong càu thơ cuối chẳng hạn.

b) Lai Tân của Hồ Chí Minh

– Bài thơ cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt lành.

– Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Ba câu thơ đẩu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm mỉa mai hướne đến sự thối nát đến tận xương tuỷ của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.

   Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thư ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả một chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất “thép” của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.

c) Từ ấy của Tố Hữu

   Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bàng’ những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ gợi cảm (nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ) và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

   Nhạc điệu của bài thơ trước hết được tạo ra từ thể thơ thất ngôn – vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp trong bài thơ liên tục thay đổi qua các câu thơ, ví dụ: Từ ấy trong tôi / bừng nắng hạ… Hồn tôi/là một vườn hoa lú… Gần gũi nhau/thêm mạnh khối đời… Hệ thống vần cuối của các câu thơ cũng rất phong phú, có sức vang ngân, bởi nó chủ yếu là các âm mở, như: hạ – lá; người – nơi – đời ; nhà – pha,…

d) Nhớ đồng của Tố Hữu

– Bài thơ là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê huơng, đồng thời thể hiện niềm say mê lí tưởng và khát khao tự do, khát khao hành động của nhà thơ.

– Bài thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhiều biện pháp điệp (điệp từ, điệp cú pháp), điệu thơ nhẹ nhàng, ngôn từ trong sáng, thiết tha, giàu sức lôi cuốn.

6. Câu 6 trang 116 SGK

   Cái đẹp, cái hay và sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin)

– Về nội dung: Tinh yêu là một trong những chủ đề quan trọng trong sáng tác của Pu-skin. Thơ tình yêu của Pu-skin, mà Tôi yêu em là một bài thơ tiêu biểu, thường bắt nguồn từ những cảm xúc cụ thể, chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu xa, do đó, đã thể hiện được những vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của thế giới tâm hồn con người. Viết Tôi yêu em, Pu-skin chạm vào mảng đề tài đã trở thành vĩnh cửu, thế nhưng, bài thơ vẫn hay, vẫn đẹp và có sức hấp dẫn không ngờ, ấy là vì qua bài thơ, những cung bậc tình cảm phức tạp, những sắc thái cảm xúc phong phú, những rung động sâu xa và những ấn tượng khó nắm bắt của tình yêu đã được nhà thơ diễn tả một cách hết sức tinh tế, chân thực và cụ thể. Sức hấp dẫn của Tôi yêu em còn thể hiện ở sự chân thành, cao thượng và nhân ái của con người trong tình yêu đôi lứa.

– Về nghệ thuật: Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ Tôi yêu em là cách sử dụng từ ngữ điêu luyện, ngôn từ giản dị, trong sáng. Bài thơ giàu cảm xúc nhưng lại được thể hiện một cách lắng đọng, suy tư. Bên cạnh đó, các chi tiết cụ thể, sống động và cách nhịp câu thơ cũng được Pu-skin triệt để phát huy sức mạnh, đem lại cho thơ ông sự giàu có, quyến rũ vể âm điệu và cảm xúc.

7. Câu 7 trang 116 SGK

   Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp).

   Gợi ý:

– Bê-li-cốp là “người trong bao” cả trong sinh hoạt và trong tư tưởng.

+ Trong sinh hoạt: Bê-li-cốp mang ô, kính râm, áo bành tô dựng cổ lên, đi ủng cả khi trời đẹp. Buồng ngủ của Bê-li-cốp chật như cái hộp, cửa đóng kín mít, khi ngủ kéo chăn trùm kín đầu,… Đồ dùng của hắn như: chiếc đồng hồ quả quýt, chiếc dao con,… tất cả đều để trong bao.

+ Trong tư tưởng: Bê-li-cốp chỉ làm theo chỉ thị, mệnh lệnh. Hắn không làm gì để phải động chạm đến ai. Hắn luôn thoả mãn, luôn hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình.

– Những “cái bao” chụp lên mọi hành động và suy nghĩ của Bê-li-cốp cho thấy hắn là một con người nhỏ bé, yếu đuối và thảm hại. Y cứ nhởn nhơ, tự nhiên đắm chìm trong quá khứ, trong những xác tín cực kì lạc hậu, đen tối. Bê-Ii-cốp không hiểu mọi người xung quanh, không hiểu xã hội, cuộc sống đương thời. Đó thực là một kẻ hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó.

– Điều đáng lo sợ là lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thành phố nơi y sống như một thứ dịch hạch. Ngay cả khi Bê-li-cốp chết, tính cách và lối sống ấy vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của cả dân thành phố, không tài nào thoát ra được. Chính bởi thế mà, thực chất hình tượng Bê-li-cốp không phải là một hiện tượng cá biệt. Toàn bộ hình ảnh con người và tính cách của y là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.

(Tham khảo thêm phần phân tích nhân vật Bê-li-cốp trong bài Nqưởi tronq bao cùng trong sách này).

8. Câu 8 trang 116 SGK

   Phân tích nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).

   Gợi ý:

   Tập trung phân tích những đặc điểm dưới đây.

– Trong đoạn trích, Giăng Van-giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà văn: “Ông bảo Phăng-tin bằng giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”, khi thì thì thầm hạ giọng…Tất cả những hành động ấy của Giăng Van-giăng đều rất điềm đạm. Nó hoàn toàn đối lập với các hành động của Gia-ve.

– Giăng Van-giăng cũng được miêu tả gián tiếp qua những lời cầu cứu của nhân vật Phăng-tin (điều này thể hiện: hình ảnh Giăng Van-giăng trong mắt của Phăng-tin như là một anh hùng, như là một vị cứu tinh). Giăng Van-giãng còn hiện lên rất đẹp qua cảnh tượng mà bà xơ Xem-pli-xơ đã chứng kiến: “Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện diện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi’đi vào cõi chết”.

– Những lời nói, hành động và ý nghĩ của Giăng Van-giăng trong đoạn cuối gợi lên những vẻ đẹp phi thường, lãng mạn. Hình ảnh đó nổi bật lên trên cái ác và cường quyền. Nó là nơi quy tụ và phát tiết của tình thương yêu.

   Trong đoạn trích, trước cường quyền, Giăng Van-giãng khi nhún nhường lúc cương nghị, quyết liệt khiến cái ác phải chùn chân. Nhưng với những con người nhỏ bé, tội nghiệp, ông lại hiện lên lừng lững, dang tay chở che, đùm bọc, gieo niềm tin và tình yêu thương cho họ.

9. Ôn tập về văn nghị luận

   Trong SGK, về văn nghị luận các tác giả có trích tuyển để học ba bài nghị luận chính trị, xã hội: về luân lí xã hội ỏ nước ta (Phan Châu Trinh), bài đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh), Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen) và một bài nghị luận văn học: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh). Khi ôn tập các tác phẩm này, cần nắm được những nội dunơ sau đây:

– Đặc trưng của văn nghị luận: là thuyết phục người đọc bằng lạp luận chặt chẽ, lô eích, bằng lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng, hùng hồn.

– Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:

+ Trích đoạn về luân lí xã hội ở nước ta: Kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta, từ đó thấy được tinh thần yêu nước và tư tưởng tiến bộ của nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Trích đoạn thể hiện nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lô gích; dẫn chứng cụ thể, xác thực; giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn; cách dùng từ, đặt câu chính xác, biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức và tư tưởng.

+ Bài Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc áp bức: Phê phán mạnh mẽ những kiểu học đòi chạy theo “Tây hoá”, từ đó kêu gọi việc học hỏi, tiếp thu văn hoá châu Âu phải dựa trên tinh thần chọn lọc. Tác giả cũng đồng thời khẳng định tiếng Việt không nghèo nàn; chúng ta cần phải xem nó là “người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập” của dân tộc, “là yếu tố quan trọng nhất” giúp giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân. Văn phong của bài chính luận trong sáng, hàm súc, thể hiện một tư duy văn hoá có chiều sâu đồng thời cũng tràn đầy nhiệt huyết.

+ Bài Ba cống hiển vĩ đại của Các Mác: Khẳng định những đóng góp quan trọng của Các Mác đối với lịch sử nhân loại và biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản trước sự ra đi của bậc tiền bối. Giá trị nghệ thuật của bài nghị luận này là hệ thống lí lẽ chặt chẽ, sắc sảo, đặc biệt là thủ pháp so sánh tầng bậc được sử dụng trở đi trở lại, góp phần làm nổi bật những thành tựu của Mác đối với toàn thế giới.

+ Trích đoạn Một thời đại trong thi ca: Là quan niệm đúng đắn của Hoài Thanh trong việc định nghĩa thơ mới tập trung vào vấn đề cốt yếu là “tinh thần thơ mới”. Bài nghị luận có cách luận giải sắc sảo, chặt chẽ, lại có những nét tài hoa, hóm hinh thê hiện niềm say mê, trân trọng và những cảm xúc thẩm mĩ tinh tế của tác giả Hoài Thanh.

dayhoctot.com

Bạn đang tìm hiểu bài viết Văn 11 ôn tập phần văn học trang 115 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)