Nội dung chính
Xem Ung thư tuyến giáp thể nhú có nên mổ không 2024
U tuyến giáp có rất nhiều loại trong đó phổ biến nhất phải kể đến u tuyến giáp thể nhú. Bệnh có tiến triển chậm và tiên lượng tốt nếu được phát hiện, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất cần lưu tâm về bệnh lý này.
1. Triệu chứng nhận biết u tuyến giáp thể nhú
Có đến 80% bệnh nhân u tuyến giáp bị thể nhú nhưng do bệnh có ít triệu chứng, tiến triển chậm nên ít người phát hiện ra. Ở thời kỳ đầu, hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng đặc biệt. Triệu chứng đầu tiên để nhận biết sự tồn tại của bệnh là xuất hiện khối u không gây đau đớn ở trước cổ.
Có khối u không đau ở cổ là dấu hiệu đầu tiên của u tuyến giáp thể nhú
Ở những giai đoạn tiếp theo, sự phát triển của khối u sẽ gây ra các triệu chứng: cổ họng bị đau, nuốt khó, nuốt nghẹn. Ngoài ra, một số trường hợp có triệu chứng như khàn giọng, sưng hạch bạch huyết vùng cổ.
2. Giai đoạn phát triển u tuyến giáp thể nhú
2.1. Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn đầu của u tuyến giáp thể nhú, chưa có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện. Kích thước khối u lúc này chỉ dưới 2cm, hình thành bên trong tuyến giáp chứ chưa lây lan ra hạch bạch huyết hay các bộ phận gần đó.
2.2. Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn 2, cổ họng đã bắt đầu có biểu hiện đau, nuốt khó, các khối u lớn với kích thước 2 – 4 cm. Lúc này khối u đã phát triển ra các khu vực bên ngoài tuyến giáp nên việc phát hiện cũng trở nên dễ dàng hơn.
2.3. Giai đoạn 3
Giai đoạn này bệnh dễ phát hiện hơn vì kích thước khối u đã vượt trên 4cm. Tuy tăng về kích thước nhưng u chưa lan đến hạch bạch huyết nên khi được điều trị tích cực bệnh nhân vẫn có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Thời điểm này bệnh nhân cũng sẽ bị những cơn đau gây khó chịu và cần phải kiêng các loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh.
2.4. Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối nên khối u có sự gia tăng mạnh về kích thước, lan ra ngoài đến các hạch bạch huyết ở cổ và ngực rồi lan đến gần các mạch máu khác trong cơ thể. Giai đoạn cuối u sẽ di căn, lây lan đến một số cơ quan trên cơ thể như phổi, xương,…
3. Mức độ nguy hiểm của u tuyến giáp thể nhú
3.1. Đánh giá khả năng di căn
U tuyến giáp thể nhú di căn hạch cổ
U tuyến giáp thể nhú có khả năng di căn xâm lấn ngoài tuyến giáp tương đối cao. Một số vị trí xâm lấn nguy hiểm có thể kể đến như: tĩnh mạch, động mạch, khí quản hay thực quản. Một số trường hợp khối u xâm lấn nguy hiểm nên không thể điều trị triệt để được, khả năng tái phát cao, hiệu quả điều trị kém.
3.2. Khả năng biến chứng
Thể nhú là một dạng u lành và có thể loại bỏ hoặc điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật cơ bản. Điều đáng nói là khi bệnh tái phát, khối u sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tế bào ung thư lan ra ngoài tuyến giáp, gây ra ung thư ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
4.1. Chẩn đoán u tuyến giáp thể nhú
Bản thân u tuyến giáp thể nhú không có triệu chứng lâm sàng từ những giai đoạn đầu nên tốt nhất mọi người nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra. Hiện các phương pháp chủ yếu được áp dụng để chẩn đoán bệnh bao gồm:
– Siêu âm
Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến. Bác sĩ sẽ dùng sóng âm để tái tạo lại hình ảnh của tuyến giáp và đánh giá tính chất khối u và các hạch vùng cổ.
Siêu âm chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú
– Chọc tế bào kim nhỏ
Bác sĩ sẽ đưa một kim nhỏ chọc vào khối u ở tuyến giáp để lấy bệnh phẩm đi kiểm tra dưới kính hiển vi, xác định xem đó là u lành hay u ác. Để lấy được số lượng tế bào cần thiết và đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm, quá trình lấy mẫu tế bào sẽ được sự trợ giúp từ máy siêu âm.
– Chẩn đoán hình ảnh
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định chẩn đoán hình ảnh bằng CT scan hay MRI nhằm xác định vị trí, kích thước khối u và xác định mức độ xâm lấn di căn của khối u.
– Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu nhằm đánh giá chức năng tuyến giáp, định lượng nồng độ Tg góp phần chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú.
4.2. Phương pháp điều trị
Bệnh nhân có thể được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy theo từng trường hợp cụ thể. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần thực hiện một số liệu pháp khác như:
– Nội tiết trị liệu: mục đích là ức chế TSH, đè nén các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn chặn nguy cơ tái phát.
– Dùng i ốt phóng xạ 131: áp dụng cho bệnh nhân điều trị sau mổ nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, ung thư di căn xa.
Quá trình điều trị u tuyến giáp thể nhú có thể gây ra những tác dụng phụ như suy nhược cơ thể, mất ngủ, chán ăn, buồn nôn, nôn,… Bên cạnh thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa người bệnh cũng cần xây dựng một lối sống lạnh mạnh, ăn uống khoa học, tránh xa chất kích thích,… để ngăn ngừa bệnh tái diễn. Khám sức khỏe định kỳ được xem là một phương pháp cần thiết để theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời nguy cơ tái phát của khối u.
Muốn sàng lọc u tuyến giáp thể nhú, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đến Bệnh viện đa khoa MEDLATEC để được tư vấn cụ thể hơn. Đây là một địa chỉ uy tín hàng đầu Hà Nội trong lĩnh vực xét nghiệm tại nhà nên người bệnh có thể yên tâm về mức độ chính xác của kết quả nhận được.
Không những thế, việc đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tại nhà còn giúp bệnh nhân tiết kiệm được rất nhiều thời gian chờ lấy mẫu và trả kết quả so với các bệnh viện khác. Người bệnh không cần đến tận nơi vì kết quả xét nghiệm sẽ được gửi qua email, gọi điện hoặc nhắn tin thông báo,… Đặc biệt, mọi thắc mắc về kết quả xét nghiệm đều được tư vấn viên giải đáp cặn kẽ.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Ung thư tuyến giáp thể nhú có nên mổ không 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.