Tử tù số 53 là ai 2024

Xem Tử tù số 53 là ai 2024

Giữa năm 2011, việc tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đã chính thức được áp dụng. Quy trình tiêm thuốc độc được quy định cụ thể tại Nghị định 82/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Sáng ngày 17/11/2017, Nguyễn Hải Dương – kẻ chủ mưu vụ giết 06 người trong một gia đình ở Bình Phước gây xôn xao dư luận 2 năm trước đã được cơ quan chức năng thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Nguyễn Hải Dương không phải là tử tù đầu tiên áp dụng biện pháp thi hành án này.

Theo Điều 59 Luật Thi hành án hình sự của Quốc hội số 53/2010/QH10, từ ngày 01/07/2011, thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc, thay cho hình thức xử bắn đã được áp dụng trước đó. Cũng theo Điều này, quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự. Trước khi thi hành án tử hình, người chấp hành án tử hình được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

Việc thi án án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định rất cụ thể tại Nghị định 82/2011/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 47/2013/NĐ-CP). Theo đó, thuốc được sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều gồm 03 loại thuốc này và dùng cho một người. Nơi thực hiện thi hành án tử hình phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho thi hành án, gồm: Giường nằm có các đai dùng để cố định tử tù; Ống dẫn, kim tiêm và máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;  Máy kiểm tra nhịp đập của tim; Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án; Các dụng cụ và trang thiết bị khác.

Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 05 lần tiêu chuẩn của ngày lễ, tết quy định đối với người bị tạm giam.

  Trước khi được tiêm thuốc, người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông mạch máu. Việc tiêm thuốc cho người bị thi hành án tử hình do cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm.

Đầu tiên, cán bộ trực tiếp thi hành án phải chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng). Sau đó, cán bộ trực tiếp thi hành án xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm. Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch.

Tiếp đến, cán bộ trực tiếp thi hành án sẽ đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự: Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác. Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác. Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động. Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Sau khi tiêm xong 03 mũi, kiểm tra hoạt động tim của tử tù qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau 10 phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai. Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.

Bác sĩ pháp y sẽ tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình. Nếu bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

Việc thực hiện các bước tiêm thuốc độc vào tử tù có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

Để tìm hiểu thêm về những quy định được nêu trong bài, bạn đọc tham khảo:

Luật Thi hành án hình sự của Quốc hội, số 53/2010/QH12

Nghị định 82/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc

Nghị định 47/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 82/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc

Sáng sớm, Tuấn được trích xuất khỏi buồng biệt giam để làm thủ tục ra pháp trường. Tử tù 27 tuổi viết thư gửi cho người thân, với nội dung xin lỗi bố mẹ về tội lỗi đã gây ra và xin tha thứ. Trước đó, Tuấn đã được thay quần áo mới.

Theo một cảnh sát, vào những giây phút cuối, đa phần tử tù đều run sợ, suy sụp dù đều biết rõ hình phạt phải đối mặt. Tuấn là trường hợp đầu tiên “xông đất” nhà thi hành án tử hình xây dựng tại Trại tạm giam số 1, cũng là tử tù đầu tiên của cả nước bị tiêm thuốc.

Sau chừng một tiếng rưỡi chuẩn bị các thủ tục và bị tiêm 3 loại thuốc vào người, đến 10h, việc thi hành án kết thúc. Thi thể Tuấn được giao cho gia đình đưa về quê an táng.

Theo bản án ngày 20/1/2010 của TAND Hà Nội, Tuấn (ở huyện Mê Linh) tham gia tích cực trong vụ giết người, cướp tài sản. Liên quan vụ án là Nguyễn Hải Hoàn, tuy nhiên người này đã chết trong quá trình tạm giam.

Quảng cáo

Tuấn và Hoàn quen chị Hảo (27 tuổi, nhân viên bán hàng tại cây xăng ở thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Phát hiện cô gái có nhiều tiền, thường để trong cốp xe, hai thanh niên bàn nhau cướp tài sản. Theo kế hoạch, Tuấn chuẩn bị dao và dây thừng làm công cụ gây án, còn Hoàn đi bộ vào chỗ trọ vờ rủ chị Hảo đi sinh nhật.

Nguyễn Anh Tuấn (giữa) đã bị thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc vào sáng nay. Liên quan vụ án còn có 2 người tiêu thụ xe máy do anh ta cướp được của nạn nhân. Ảnh: Nam Anh

Khi ba người gặp nhau, tới nghĩa trang thôn Bảo Tháp (xã Kim Hoa) Hoàn gí dao vào cổ cô gái đe dọa, dùng dây thừng trói tay, lục soát lấy điện thoại cùng 400.000 đồng trong ví.

Khi Hảo xin cởi trói để đi vệ sinh, Hoàn từ phía sau dùng dao đâm liên tiếp vào lưng nạn nhân. Tuấn giúp sức bằng cách lao vào bịt miệng Hảo… và cùng tham gia vứt xác nạn nhân xuống ao bèo gần đó.

Quảng cáo

Hơn hai tháng sau, xác nạn nhân được phát hiện. Gần một tháng truy tìm hung thủ, cảnh sát đã bắt được Tuấn và Hoàn. Nhận định, hành vi của Tuấn dã man, cần phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội vĩnh viễn, tòa tuyên phạt bị cáo án tử hình.

Theo Bộ Công an, cả nước hiện có trên 560 tử tù. Trong đó, khoảng 170 người đã đủ điều kiện thi hành án. Theo Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, 5 người thực hiện thi hành án không trực tiếp tiêm thuốc độc vào tay tử tội mà chỉ bấm nút tại các bàn điều khiển.

Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: thuốc dùng để gây mê; thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim. Một liều tiêm phải đủ 3 loại thuốc này.

BBC cho hay, năm 2012 một ca tiêm thuốc độc tại bang Texas (Mỹ) hết gần 1.300 USD. Chi phí này đã tăng gấp 15 lần so với năm 2010.

Nam Anh

* Tên nạn nhân đã thay đổi

Đáp ứng những bữa ăn thịnh soạn theo như mong muốn của các tử tù trước giờ họ bị hành quyết được xem là một ân huệ cuối cùng dành cho những tội phạm khét tiếng, những người gây ra những tội ác không thể dung tha. Việc này đã trở thành một thông lệ bất thành văn tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mỗi tử tù lại có những lựa chọn khác nhau cho bữa ăn cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng khẩu phần ăn họ yêu cầu phần nào phản ánh tâm trạng hỗn loạn, rối bời, tuyệt vọng khi sắp lìa xa cõi đời.

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng chết sau khi được ăn no sẽ giúp kiếp sau có cuộc sống tốt hơn.

Một số học giả cho rằng thông lệ bữa ăn cuối cùng bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại với mục đích “xoa dịu” người sắp bị trừng phạt bằng cái chết. Thời đế chế La Mã, các võ sĩ được ăn bữa tối thịnh soạn trước khi ra đấu trường.

Tới thế kỷ 18, những phạm nhân tại London (Anh) nếu giàu có hoặc được ưu ái có thể được ăn tiệc với khách ở ngoài nhà tù vào buổi tối trước ngày bị hành quyết. Hôm sau, trên quãng đường tới giá treo cổ, đoàn hộ tống theo thông lệ sẽ dừng lại tại quán rượu để cho tử tù uống cốc bia giải khát cuối cùng.

Tại Mỹ, thông lệ bữa ăn cuối cùng được cho là du nhập từ châu Âu trung cổ. Khi ấy, nhiều người mê tín tin rằng chết sau khi được ăn no thì sẽ không oán giận. Ngoài lý do mê tín, việc tử tù chấp nhận bữa ăn cuối cùng cũng được coi là hành động mang tính tượng trưng, cho thấy họ đã làm hòa với cộng đồng, với đao phủ, thẩm phán và nhân chứng.

Tù nhân được ăn gì trong bữa ăn cuối cùng tùy thuộc rất nhiều vào chính sách của địa phương giam giữ. Ví dụ, trước khi bỏ án tử hình vào đầu những năm 1970, bang New York rất hào phóng, cho phép tử tù gọi gà rán, khoai tây chiên, bánh mì, bánh kem, café, sữa, và thuốc lá. Bang Florida để tù nhân chọn món trong hạn mức lên tới 40 USD, trong khi một số bang như Oklahoma chỉ cho 15 USD mỗi khẩu phần.

Ở bang Texas, thông lệ bữa ăn cuối cùng được áp dụng năm 1924. Một số tử tù thường gọi số lượng phần ăn tráng miệng bằng với số lượng bạn tù, coi như quà tiễn biệt vào đêm hành quyết. Tới tháng 9/2011, tử tù tên Lawrence Brewer gọi rất nhiều món (gồm hai miếng bít tết gà, ba bát fajitas, bánh hamburger phô mai, nửa cân thịt nướng hun khói, một bát đậu bắp nướng, bánh pizza, một thìa kem…) nhưng cuối cùng bỏ ăn vì lý do “không đói bụng”. Hành động ngỗ ngược của Lawrence khiến Sở Tư pháp bang Texas sau đó bãi bỏ thông lệ bữa ăn cuối cùng.

Trước kia, tù nhân thường được cho uống rượu hoặc hút thuốc trước khi bị hành quyết, đặc biệt nếu phải đối mặt với đội xử bắn. Đây là hành động thể hiện sự thương cảm, nhưng cũng là để tử tù bình tĩnh, hợp tác hơn trong những giây phút cuối. Ngày nay, không tử tù nào ở Mỹ được phép uống rượu hay hút thuốc lá trước khi hành quyết.

Trung Quốc cổ đại cũng có thông lệ cho người sắp bị hành quyết ăn bữa cơm cuối cùng, hay còn gọi là “cơm đoạn đầu”. Theo sử sách, lệ này xuất hiện sớm nhất từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, sau khi Sở trang vương dẹp yên các quý tộc và đại thần làm phản. Để thể hiện sự bao dung và thu phục nhân tâm, ông hạ lệnh cho người bị kết án được ăn bữa cơm ngon trước khi bị xử trảm một ngày. Sau đó, các nước chư hầu cũng mô phỏng cách làm này.

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng chết khi no bụng là cái chết tôn nghiêm, giúp tử tù đầu thai vào gia đình tốt hơn ở kiếp sau. Ở thời Tống, Tống Thái Tổ khi vừa mới lập quốc đã đặt ra quy tắc mỗi tử tù trước khi chết sẽ được khẩu phần ăn đáng giá 5 quan tiền, đủ để có được bữa cơm thịnh soạn. Nhưng do quy tắc ngầm trong nhà lao và tham nhũng, số tiền này bị giảm đi đáng kể khi tới tay tử tù.

Ở Việt Nam, cũng có quy định về bữa ăn cuối cùng cho tử tù. Cụ thể, Điều 8, Nghị định số 82/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 82/2011/NĐ-CP về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định, người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam. Quy định này cho thấy sự nhân văn của pháp luật Việt Nam, phù hợp với tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc.

Theo nhiều học giả, bữa ăn cuối cùng của tử tù được bắt nguồn từ thời cổ đại và được duy trì như một thông lệ cho đến ngày nay. Đây được coi như một ân huệ cuối cùng dành cho những người đã gây tội ác và chuẩn bị phải đối mặt với hình phạt cao nhất của pháp luật.

Ở các nước phương Tây, bữa ăn cuối cùng của những người sắp bị thi hành án tử hình thường là pizza, gà rán, nước ngọt, trái cây… theo nguyện vọng, yêu cầu của họ.

Tại Việt Nam, hiện nay, quy định về bữa ăn này được nêu tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 43/2020 của Chính phủ. Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình có trách nhiệm tổ chức cho người bị thi hành án tử hình ăn, uống , trong đó mức ăn uống được hưởng bằng 05 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam.

Trong khi đó, theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, tử tù được ăn với tiêu chuẩn tối đa gấp 25 lần mức ăn của một ngày bình thường trong quá trình bị tạm giam.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định về định mức ăn của người bị tam giam theo tháng, gồm: 

– 17 kg gạo tẻ loại trung bình

– 0,5 kg đường loại trung bình

– 15 kg rau

– 0,7 kg thịt

– 0,8 kg cá

– 01 kg muối

– 0,75 lít nước chấm

– 0,1 kg bột ngọt

– Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than

– 45 kw/h điện

– 3 m3 nước

Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về bữa ăn cuối cùng của tử tù, chỉ quy định định mức ăn tối đa gấp 25 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thông thường, trên thực tế các trại giam thường có quy định riêng về thực đơn bữa ăn cuối cùng này, đảm đảo đúng định mức theo quy định của pháp luật.

Ngày 7/1/2016, tử tù Oscar Jay Bollin Jr( Mỹ) 53 tuổi ăn bữa ăn cuối cùng của mình gồm bò bít tết chín vừa, khoai tây nướng với bơ và kem chua, salad xà lách giòn với dưa chuột, cà chua, bánh mì nướng bơ tỏi, bánh chanh trứng đường là một chai cô-ca.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù 41 tuổi Teresa Lewis sống tại bang Virginia. Lewis phạm tội cướp của, giết người và bị xử tử bằng hình thức tiêm thuốc độc. Bữa ăn cuối theo nguyện vọng của Lewis bao gồm các món gà rán, đậu Hà Lan với bơ, bánh táo và nước uống.

John Wayne Gacy, 52 tuổi sống ở Illinois lại yêu cầu một bữa ăn đầy ắp tôm, gà rán cùng với khoai tây chiên và dâu tây. Gacy là một kẻ giết người và cưỡng hiếp. Hình thức tử hình của Gacy là tiêm thuốc độc. 

Tử tù David Leon Woods yêu cầu món pizza nhưng lại ăn kèm với và bánh sinh nhật. 

Phạm nhân Victor Feguer, 28 tuổi, chỉ yêu cầu một quả ô liu chưa tách hột, được đặt trong một chiếc đĩa sứ lớn có dao và nĩa. Hắn bị tiêm thuốc tử hình vào năm 1963.

Ted Bundy, 43 tuổi, đến từ Floria, Mỹ phạm tội hiếp dâm, vượt ngục, ám sát hơn 35 mạng người và bị tuyên án ngồi ghế điện. Hắn từ chối bữa ăn đặc biệt, vì thế vẫn ăn bữa ăn cuối cùng truyền thống gồm: bò bít tết, trứng, bánh mì nướng với bơ cùng với mứt, sữa, nước hoa quả.

Thomas J Grasso: Grasso bị xử tử năm 1995 vì siết cổ chết cụ bà 85 tuổi. Trong bữa ăn cuối cùng, Grasso gọi 20 con ngao hấp, 20 con trai hấp, một bánh hamburger của burger king loại đặc biệt, 6 miếng sườn nướng, hai ly sữa lớn, mì spaghetti đóng hộp của một bánh burger king, bánh bí ngô và kem. Vì Grasso yêu cầu quá nhiều món nên đầu bếp đã mắc sai sót chuẩn bị thiếu mì spaghetti đóng hộp. Khi được nói lời cuối cùng tại nơi xử tử, Grassco nói: “Tôi vẫn chưa được dùng SpaghettiOs, mọi người hãy nhớ điều đó”.

Các tử tù trong ngày thi hành án có thể thoải mái lựa chọn món ưa thích, nhưng một tử tù tên Lawrence Russell đã phá vỡ truyền thống này khi “cố tình chơi khăm” nhà tù.

Năm 2011, bang Texas hủy bỏ truyền thống này vì một tử tù gọi hàng loạt đồ ăn xa hoa nhưng lại không hề đếm xỉa đến.

Đó là trường hợp của Lawrence Russell Brewer, 44 tuổi, bị kết án tử hình vì giết người dã man. Rusell buộc nạn nhân vào xe tải và kéo đi đến chết vào năm 1998.

Rusell yêu cầu hai bít tết gà với nước sốt và hành tây, một phô mai thịt xông khói ba chỉ và một phô mai thịt bò băm, ăn kèm với cà chua, hành tây, ớt chuông. Với món tráng miệng, Russell yêu cầu kem và kẹo bơ đậu phộng và không quên yêu cầu cả bia.

Ngày nay, các tử tù ở Mỹ thường chỉ được dùng bữa thông thường, bao gồm thịt, khoai tây, cơm hoặc đồ ngọt. Dưới đây là những yêu cầu kỳ lạ nhất của các tử tù ở Mỹ, theo Mirror.

Victor Feguer

Victor Feguer muốn một quả ô liu với hi vọng nó sẽ nảy mầm từ trong mộ.

Victor Fegeur là người cuối cùng thi hành án tử hình ở bang Iowa trước khi bang này hủy bỏ án tử hình vào năm 1965. Với bữa ăn cuối cùng, Fegeur yêu cầu một quả ô liu với một khoảng trống ở giữa đĩa.

Fegeur thi hành án tử hình bằng hình thức treo cổ. Có lẽ tử tù này muốn quả ô liu có thể mọc thành cây từ ngôi mộ của mình.

Velma Barfield

Barfield là phụ nữ đầu tiên bị kết án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ở Mỹ năm 1976. Barfield bị phát hiện giết chồng, nhưng sau đó các nhà điều tra xác minh người phụ nữ này đã sát hại tổng cộng 6 người thân.

Barfield đã đầu độc những người này bằng thạch tín. Trong bữa ăn cuối cùng, Barfield yêu cầu một lon coca-cola và bánh quy phô mai.

Ricky Ray Rector

Ricky Ray Rector bị kết  án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và đã thi hành án ở tuổi 42.

Năm 1981, Rector bắn chết người tại một nhà hàng vì cho rằng mình bị thu phí dịch vụ 3 USD một cách vô lý. Khi ra đầu thú, Rector còn bắn bị thương một cảnh sát.

Rector yêu cầu gà rán, bít tết và bánh hồ đào. Điều kỳ lạ là Rector để chiếc bánh lại, nói với viên cảnh sát áp giải rằng “để đó lát quay lại lấy”. Chiếc bánh được để nguyên cho đến khi Rector bị xử tử.

Thomas J Grasso

Thomas trước khi chết nói rằng vẫn còn thiếu một món ăn trong bữa cuối cùng.

Grasso bị xử tử năm 1995 vì siết cổ chết cụ bà 85 tuổi. Trong bữa ăn cuối cùng, Grasso gọi 20 con ngao hấp, 20 con trai hấp, một bánh hamburger của burger king loại đặc biệt, 6 miếng sườn nướng, hai ly sữa lớn, mì spaghetti đóng hộp của một bánh burger king, bánh bí ngô và kem.

Vì Grasso yêu cầu quá nhiều món nên đầu bếp đã mắc sai sót chuẩn bị thiếu mì spaghetti đóng hộp. Khi được nói lời cuối cùng tại nơi xử tử, Grassco nói: “Tôi vẫn chưa được dùng SpaghettiOs, mọi người hãy nhớ điều đó”.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù

James Edward Smith

James Edward Smith bắn chết người trong một vụ cướp có vũ trang tại công ty bảo hiểm ở Texas, Mỹ, năm 1983. Smith lấy được tiền nhưng vẫn bắn chết người.

Smith bị đưa đi thi hành án vào tháng 6.1990. Trong bữa ăn cuối cùng, Smith yêu cầu một cục đất để mình cầm theo đến khi chết. Yêu cầu này không được chấp thuận vì không nằm trong những đồ ăn được cho phép, nên Smith yêu cầu một hộp sữa chua.

Sau 2 năm xảy ra vụ thảm sát 6 người kinh hoàng ở Bình Phước, cơ quan thi hành án đã thực hiện tiêm thuốc độc đối với kẻ chủ mưu, tử tù Nguyễn Hải Dương, 26 tuổi, quê An Giang vào 6 giờ 20 phút ngày 17/11/2017. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết so với người bị tạm giam. Vì vậy, trong bữa ăn cuối cùng của mình, Nguyễn Hải Dương đã được đáp ứng nhiều món như: Cơm trắng, trứng chiên, thịt gà luộc, gỏi gà, canh, nước cam, nước yến, cafe sữa trước khi đưa đi thi hành án.

Đáp ứng những bữa ăn thịnh soạn theo như mong muốn của các tử tù trước giờ họ bị hành quyết được xem là một ân huệ cuối cùng và đã trở thành một thông lệ bất thành văn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi tử tù lại có những lựa chọn khác nhau cho bữa ăn cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng khẩu phần ăn họ yêu cầu phần nào phản ánh tâm trạng hỗn loạn, rối bời, tuyệt vọng khi sắp lìa xa cõi đời.

Dù phạm những trọng tội khó thể nào dung thứ, nhưng ai nấy đều có bố mẹ sinh ra, đều từng có tuổi thơ, từng có ước mơ, hoài bão, nhưng giờ đây trước mắt các tử tù là bữa ăn cuối cùng của cuộc đời, điều này thật sự gây xúc động. Nhưng sau bữa ăn này, pháp luật phải được thực thi để đảm bảo công bằng xã hội.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Tử tù số 53 là ai 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)