Trong nóng ngoài lạnh là gì 2024

Xem Trong nóng ngoài lạnh là gì 2024

Sốt nóng lạnh là bệnh rất phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy sốt nóng lạnh là bệnh gì? Người bị sốt nóng lạnh nên làm gì để mau hết bệnh? Bài viết dưới đây của Zicxa Việt Nam sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh sốt nóng lạnh.

1. Định nghĩa tổng quan sốt nóng lạnh là bệnh gì?

Sốt nóng lạnh (Hot and Cold Fever) là tình trạng bệnh mà bất cứ ai cũng từng trải qua. Nó là hiện tượng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên một cách bất thường. Trung bình nhiệt độ sẽ tăng cao hơn so với nhiệt độ bình thường. Bởi các tác nhân gây bệnh đã khiến cho cơ thể phải tự phản ứng và loại bỏ các tác nhân này ra bên ngoài.

Sốt nóng lạnh là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em

Khi mới bị sốt nóng lạnh, người bệnh sẽ có triệu chứng là cảm thấy lạnh vào khoảng thời gian đầu. Sau đó, thân nhiệt sẽ dần hồi phục và có dấu hiệu nóng lên khi các tác nhân gây bệnh bị cơ thể đẩy lùi.

2. Triệu chứng, dấu hiệu, biểu hiện của bệnh sốt nóng lạnh

Những người bị mắc bệnh sốt nóng lạnh thường có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược và người thường nóng lạnh thất thường. Kèm theo đó là những triệu chứng điển hình như khản tiếng, sổ mũi, ngạt mũi và ho, đau đầu…Đây là những triệu chứng ban đầu của người bị sốt nóng lạnh. Tuy nó là căn bệnh thường gặp nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong nếu tình trạng bệnh nặng.

Sốt nóng lạnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu

Khi có các triệu chứng sau đây, người bệnh nên sớm điều trị để cải thiện tình trạng bệnh:

+ Mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc cũng như học tập

+ Trong vấn đề ăn uống thường cảm thấy bị khó tiêu, đầy bụng và đầy hơi

+ Người bệnh lúc cảm thấy nóng lúc cảm thấy lạnh

+ Biểu hiện sốt nhẹ kèm theo triệu chứng sợ gió, sợ nước

+ Da mặt có biểu hiện xanh xao, tái mét và không muốn làm bất cứ một việc gì?

3. Nguyên nhân gây bệnh sốt nóng lạnh

Cần phải theo dõi nguyên nhân gây bên tình trạng sốt nóng lạnh để có hướng điều trị phù hợp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh sốt nóng lạnh. Trong đó phải kể tới 2 nguyên nhân cơ bản sau:

+ Do yếu tố thời tiết giao mùa làm nhiệt độ môi trường xung quanh bị thay đổi đột ngột. Từ đó dẫn tới những tác động khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược và có biểu hiện sốt nóng lạnh.

+ Do trúng gió gây nên bởi những luồng gió lạnh từ môi trường bên ngoài tác động vào sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột.

+ Nguyên nhân tiếp theo dẫn tới bệnh sốt nóng lạnh đó chính là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong việc đẩy lùi các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng sốt ở bệnh nhân như:

+ Bị nhiễm khuẩn do các loại virus, nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng sốt ở người bệnh và để có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân từ đâu, người bệnh cần kiểm tra xem có chỗ nào sưng đau hay không? Sau đó, mới tiến hành làm các xét nghiệm cũng như các thăm dò chuyên khoa khác để tìm ra nguyên nhân thực sự gây bệnh.

+ Một số trường hợp bệnh lý thường gây nên tình trạng sốt nóng lạnh ở bệnh nhân đó như các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân, thương hàn, lao phổi, bệnh lupus ban đỏ, ung thư gan, não, phổi, thận hay tủy sống và tụy…Ngoài ra, các bệnh huyết học hay nhồi máu cơ tim cũng là nguyên nhân tác động gây nên tình trạng sốt ở người bệnh.

4. Sốt nóng lạnh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Sốt có hai mặt vừa lợi vừa hại. Bởi khi bị sốt, cơ thể sẽ được tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch bởi hệ miễn dịch sẽphải hoạt động mạnh hơn và các kháng nguyên gây bệnh sẽ vì thế mà bị tiêu diệt. Do đó, trong một số trường hợp sốt nóng lạnh không quá nguy hiểm mà nó còn có tác dụng giúp cho cơ thể được miễn dịch tốt hơn.

Sốt nóng lạnh kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh

Mặt khác, khi bị sốt, các quá trình chuyển hóa tế bào trong cơ thể sẽ được kích thích nên trong một số trường hợp sốt không hoàn toàn có hại. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện sốt nóng lạnh, người bệnh nên xem xét các phản ứng của cơ thể để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Không cần phải quá vội vàng dùng thuốc hạ sốt khi sốt không quá cao. Người bệnh nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và ăn các thực phẩm có tác dụng giảm nhiệt.

Bên cạnh những lợi ích mà sốt mang lại thì việc bị sốt nóng lạnh kéo dài cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Đặc biệt, nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nhất là nó làm tăng nguy cơ gây sốc và làm lượng kẽm, sắt trong máu bị giảm sút. Chính vì vậy, nếu sốt lâu kéo dài sẽ khiến cơ thể bị rơi vào tình trạng mất nước kèm theo rối loạn điện giải. Nó có thể gây ra nguy cơ co giật nếu không được xử lý hạ nhiệt kịp thời.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị sốt nóng lạnh sẽ rất nguy hiểm. Bởi nếu sốt cao có thể dẫn tới tình trạng dây thần kinh bị tổn thương và người bệnh có thể bị mê sảng, suy tim, suy hô hấp và chán ăn, mệt mỏi…

5. Sốt nóng lạnh phải làm sao, giải pháp điều trị bệnh sốt nóng lạnh hiệu quả

Để có thể điều trị bệnh sốt nóng lạnh cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bởi khi tìm được căn nguyên gây bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Người bệnh cần phải chữa trị các triệu chứng do sốt gây ra trước bởi dù chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì cách chữa bệnh sốt nóng lạnh phổ biến đó là chữa các triệu chứng gây bệnh.

Cần phải tiếp nước đầy đủ cho cơ thể bởi khi bị sốt, người bệnh sẽ rất dễ bị mất nước. Lượng nước cần thiết cho người bị sốt nóng lạnh được tính cụ thể như sau. Cứ sốt thêm 1 độ C là cơ thể cần phải được cung cấp thêm một lượng tối đa là 100-150ml. Cách tính này sẽ dựa theo nhiệt độ cơ thể và khi thân nhiệt của người bệnh vượt quá 37oC. Nếu thời tiết hanh khô và người bệnh bị ra mồ hôi nhiều hơn thì cần phải bổ sung nhiều nước hơn so với số lượng nước bên trên.

Cách tốt nhất để nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể đó là sử dụng đường uống. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước hoa quả, nước rau hay sữa, nước chè loãng đều được. Thời điểm bị sốt nóng lạnh thì cơ thể người bệnh sẽ rất mệt mỏi nên tùy theo khẩu vị của từng người, bạn sẽ chọn loại nước uống phù hợp đúng với sở thích của mình để bù nước cho cơ thể.

Nếu tình trạng bị sốt kéo dài thì nên cung cấp đủ calo cho cơ thể bởi khi thân nhiệt tăng thêm 1oC thì quá trình chuyển hóa cơ bản sẽ tăng lên 13%. Vì vậy khi đó cần bổ sung thêm đường, sữa và hoa quả để cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.

Người bị sốt nóng lạnh cần được nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng

Một số trường hợp người bệnh bị sốt nóng lạnh không thể nạp đủ lượng nước bằng đường uống do có biểu hiện nôn, khó nuốt thì mới nên dùng đến cách truyền dịch để bù nước. Phần lớn sẽ sử dụng các dung dịch đẳng trương hoặc ưu trương để bù nước. Không nên trộn thêm thuốc vào dung dịch truyền để tránh trường hợp kỵ thuốc có thể xảy ra gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

Sốt nóng lạnh cần có phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh

+ Chỉ dùng hạ sốt khi thực sự sốt cao thân nhiệt từ 39-40oC. Đối với các trường hợp sốt trên 40oC cần phải đi viện cấp cứu để có biện pháp xử lý kịp thời tránh việc co giật hoặc mê sảng do sốt cao gây nên.

+ Tích cực làm mát cơ thể bằng việc chườm khăn lạnh hoặc dùng núi nước đá chườm lên trán, nách hoặc bụng, nếu sốt quá cao có thể bọc khăn lạnh để giảm sốt.

+ Sử dụng một số loại thuốc như Aspirin với liều lượng 500mg/24h hoặc Paracetamol liều lượng dùng 1 viên 500mg sau 4-6h. Đây là hai loại thuốc được dùng đối với trường hợp sốt nóng lạnh có biểu hiện kêu nóng khó chịu.

6. Những việc nên làm khi bị sốt nóng lạnh

6.1. Bổ sung nước cho cơ thể

Khi bị bệnh sốt nóng lạnh, việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là bổ sung nước cho cơ thể bởi khi bị mất nước, cơ thể sẽ rất mệt mỏi và khó chịu. Do đó, người bệnh cần sớm bổ sung lượng nước bị mất để giúp cơ thể mau chóng khỏe mạnh và đẩy lùi được các chất độc tố ra ngoài.

Sốt nóng lạnh cần phải bổ sung lượng nước phù hợp cơ thể mau chóng hồi phục trở lại

Trong trường hợp bị sốt do nhiễm khuẩn thì việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể sẽ giúp ngăn chặn quá trình phát triển của virus, vi khuẩn. Cách tốt nhất để cơ thể mau chóng phục hồi và lấy lại sức đó là uống nước đun sôi để nguội pha cùng với hydrit hoặc sử dụng nước oresol bù điện giải cũng rất tốt.

6.2. Ăn các loại thức ăn dạng lỏng

Khi bị sốt nóng lạnh, cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và không thiết ăn uống. Do đó, cần phải bổ sung các loại thức ăn dạng lỏng để người bệnh dễ ăn hơn. Một số món như súp, bún, phở hay đồ ăn loãng sẽ giúp người bệnh dễ dàng nạp dinh dưỡng vào cơ thể hơn bởi những món ăn này không những dễ nuốt mà lại còn rất dễ tiêu hóa.

Do đó, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khi bị sốt nóng lạnh là rất quan trọng. Nó sẽ giúp cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi và tình trạng bệnh sẽ nhanh thuyên giảm hơn.

6.3. Tăng cường bổ sung các loại trái cây

Trái cây có chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng. Do đó, khi bị sốt nóng lạnh, người bệnh nên ăn nhiều trái cây hoặc uống nước trái cây ép để cơ thể có thể nhanh chóng hạ sốt và bù đắp được lượng điện giải bị mất khi sốt cao xảy ra.

Tăng cường bổ sung hoa quả cho người bị sốt nóng lạnh

Một số loại trái cây rất tốt cho người bị bệnh sốt nóng lạnh như cam, quýt, chanh, dâu tây hay chuối, cà chua. Đây đều là những loại hoa quả có tác dụng rất lớn trong việc giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và bù nước.

6.4. Chế độ ăn nhiều rau xanh

Rau xanh có có công dụng hạ nhiệt rất tốt nên người đang bị sốt nóng lạnh nên ăn nhiều rau xanh để cơ thể có thể nhanh chóng hạ nhiệt. Bạn có thể chế biến các loại rau như rau muống, rau dền, rau cải hay rau mồng tơi thành canh hoặc luộc ăn để cơ thể bù nước.

6.5. Tiến hành xông hơi bằng nước lá

Biện pháp xông hơi là bài thuốc dân gian có tác dụng giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể rất tốt. Do đó, nếu bị sốt nóng lạnh, bạn có thể đun một nồi nước xông từ các loại lá dân gian như chanh (lá chanh), bưởi, ngải cứu để cơ thể mau chóng qua cơn sốt.

6.6. Ăn sữa chua chữa sốt

Một công dụng tuyệt vời của sữa chua mà nhiều người không biết đó chính là nó có tác dụng chữa sốt rất hiệu quả. Bởi trong sữa chua có các lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột nên khi ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cơ thể dễ tiếp thu dinh dưỡng hơn.

Khi bị sốt nóng lạnh, người bệnh nên tích cực ăn sữa chua để sớm cải thiện tình trạng bệnh và giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

6.7. Một số chú ý khác khi bị bệnh sốt nóng lạnh

+ Nên mặc quần áo rộng, có độ thấm hút tốt để nhiệt độ cơ thể có thể thoát ra bên ngoài một cách dễ dàng

+ Nghỉ ngơi tại nơi khô ráo, thoáng mát để lấy lại sức sau khi bị sốt nóng lạnh kéo dài

+ Nếu sốt nóng lạnh quá 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh sau khi đã áp dụng các biện pháp, người bệnh cần phải tới bệnh viện để khám và điều trị.

Sốt nóng lạnh nếu kéo dài nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp hơn

7. Những điều không nên làm khi bị bệnh sốt nóng lạnh?

7.1. Không nên uống quá nhiều nước đá, nước lạnh

Khi đang sốt không nên uống quá nhiều nước đá, nước lạnh. Bởi nhiều người thường có thói quen uống nhiều nước lạnh khi bị sốt. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi việc hạ nhiệt là do chính cơ thể tự điều chỉnh. Do đó, việc uống nhiều nước lạnh khi bị sốt do yếu tố truyền nhiễm liên quan đến các bệnh tiêu hóa sẽ rất nguy hiểm.

7.2. Không nên ủ ấm cơ thể khi đang bị sốt

Không nên ủ ấm cơ thể quá mức khi đang bị sốt nóng lạnh

Nhiều người khi đang bị sốt nóng lạnh thường đắp chăn, mặc thêm áo để bớt lạnh, hoặc là đi tắm. Tuy nhiên, đây được xem là một sai lầm mà người bệnh không nên mắc phải. Bởi khi đang sốt mà mặc nhiều áo hoặc đắp chăn sẽ dẫn tới việc thân nhiệt tăng cao và có thể gây co giật. Do đó, người bệnh chỉ nên mặc quần áo mỏng, khô thoáng để cơ thể dễ thoát nhiệt ra ngoài.

7.3. Tránh để mồ hôi thấm vào cơ thể khi sốt cao

Sau khi uống thuốc hạ sốt, cơ thể sẽ bị ra mồ hôi. Vì vậy người bệnh cần phải lau khô mồ hôi. Tránh để mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây nên tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.

7.4. Không nên dùng nhiều miếng dán hạ sốt

Không nên quá lạm dụng miếng dán hạ sốt đặc biệt là đối với trẻ em bởi nếu dùng quá lâu và nhiều lần, miếng dán hạ sốt có thể gây kích ứng và khó chịu cho da.

7.5. Tránh việc uống trà khi đang bị sốt

Trà mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, người bị sốt lại không nên uống trà bởi khi uống trà nhiệt độ cơ thể sẽ bị tăng cao hơn. Nó sẽ khiến cho não bị kích thích và huyết áp tăng cao. Điều này sẽ càng khiến cho người bị bệnh sốt nóng lạnh sốt cao hơn lúc ban đầu.

Nên chú ý dinh dưỡng và chế độ chăm sóc cho người bị sốt nóng lạnh

Ngoài ra, việc uống trà còn làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt khi đang dùng. Do đó, khi bị bệnh sốt nóng lạnh, người bệnh tuyệt đối tránh xa loại thực phẩm này.

7.6. Bị sốt không nên ăn trứng gà

Trứng gà là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trứng gà sẽ khiến cho cơ thể sinh ra nhiệt lượng từ đó khiến cho nhiệt độ cơ thể bị tăng cao. Sở dĩ như vậy là do hàm lượng protein có trong trứng rất dồi dào và chính nó sẽ khiến cho người bệnh bị sốt lâu hơn.

7.7. Không nên ăn nhiều mật ong

Mật ong là loại thực phẩm tiếp theo mà khi bị sốt nóng lạnh, người bệnh không nên dùng nhiều bởi nó sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bị tăng cao.

7.8. Không nên ăn nhiều đồ cay nóng như tỏi, ớt, tiêu

Các loại gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt…. khi nạp vào cơ thể sẽ sinh nhiệt. Do đó, người bị sốt nóng lạnh nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm cay nóng. Bạn nên ăn các loại thực phẩm có tính mát để giúp cơ thể mau chóng hạ nhiệt.

8. Kết

Sốt nóng lạnh là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh này nếu biết cách xử lý sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên khi bị bệnh, bạn cần theo dõi và áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ như nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý kèm theo đó là thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Ngoài ra, khi gặp các triệu chứng sốt nóng lạnh, người bệnh cần phải biết nên và không nên làm những gì để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và có biện pháp sớm cải thiện sức khỏe.

Với những chia sẻ bên trên của Zicxa Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp này để từ đó có biện pháp phòng trừ cũng như điều trị sốt nóng lạnh phù hợp hơn khi không may mắc bệnh.

Xem nhanh

  • Nghiện game: nguyên nhân, dấu hiệu, chuẩn đoán và cách điều trị
  • GIẢI ĐÁP: Sốt nóng lạnh có nên tắm không?

Bạn đang tìm hiểu bài viết Trong nóng ngoài lạnh là gì 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)