Trời không dồn người vào đường cùng đất có đức hiếu sinh 2024

Xem Trời không dồn người vào đường cùng đất có đức hiếu sinh 2024

Minh họa

Cuộc đời lúc lên lúc xuống, mọi điều cũng chỉ như mây khói ngang qua; là vô vàn những điều biến động, mang đến nỗi đau và niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, thử thách và khổ đau là ta hoàn thiện cuộc đời của mình. Được mất trong đời là lẽ thường, không nên day dứt mãi cho khổ tâm. Con người sống ở trên đời ai mà chả mong muốn được bình an, hạnh phúc. Để có được phúc báo, thì phải trọng đức hành thiện.

Bản thân mỗi người được tồn tại trên đời, được hạnh phúc hay gặt hái được nhiều thành công hơn người khác… tất cả đều do Phúc Đức mà ra. Phúc Đức là một dạng sức mạnh tâm linh, một dạng siêu năng lực bảo vệ mỗi người. Phúc đức càng nhiều thì vật chất càng đầy đủ, tinh thần càng thoải mái. Phúc được tích lũy từ quá trình ăn ở của các bậc tiền bối có chung huyết thống với mọi người và bản thân. Ông bà, cha mẹ, tổ tông là người tạo ra phúc truyền lại cho con cháu, do đó mới gọi là hưởng phúc, thực ra đó là hệ quả của truyền thống, của giáo dục.

Còn Đức lại được tích lũy từ chính quá trình sống hằng ngày của bản thân mỗi người và được cộng dồn lại để chuyển phúc cho đời tiếp theo. Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn, là hỷ lạc trong niềm vui thích, thỏa mãn về cái mà ta mong đợi, mà ta phấn đấu để đạt được, mà do nỗ lực, cố gắng.

Hạnh phúc chính ở nơi bản thân ta, không phải tìm kiếm đâu xa. Đôi khi chúng ta cứ kiếm tìm ở đâu đâu, mà quên đi và không trân trọng những gì mình đang có. Mức độ thỏa mãn của mỗi người khác nhau, người ít ham muốn, người ham muốn nhiều. Bớt mong cầu, ham muốn; sống với thực tại, giữ tâm luôn an định thì đó là hạnh phúc hiện hữu trong tâm, xuất ra hành vi thần thái hoà ái, hiền lành, vui vẻ. Phải tiết chế tham vọng của bản thân thì ta mới giữ được tâm hồn sự tĩnh khí, làm được những việc có ích, có giá trị, ta mới có được niềm vui thật sự.

Đức là do chính bản thân mỗi người tạo ra, vì thế người ta mới gọi là Tích Đức. Phần Phúc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một người trước 30 tuổi, phần Đức sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống từ 30 tuổi cho đến lúc chết và đời con cháu tiếp theo.

Con số 30 này đánh dấu sự chín chắn, sự trưởng thành, là thời điểm lý tưởng để thiết lập những mục tiêu lâu dài về gia đình và sự nghiệp. Do đó tuổi 30 người ta gọi là tuổi lập thân, là độ tuổi ta phải có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình và không còn bị ảnh hưởng từ gia đình.

Có những người may mắn được sinh ra trong một gia đình có đạo đức, thiện lương nên phần phúc của người này rất nhiều. Vì thế, trước tuổi lập thân, người này sẽ vô cùng may mắn. Nhưng từ 30 trở đi, cuộc đời và số mệnh của từng người sẽ tùy thuộc vào phần Đức của mình gây dựng nên.

Khi sống với tâm trong sáng, không chấp thủ, chấp trước, vạn pháp tùy duyên, vạn sự tùy hỷ mà làm, bên trong không có sở cầu, bên ngoài không sở đắc, bất động giữa cơn gió động trần gian… thì niềm hạnh phúc chính là sự an lạc, tâm thanh tịnh, sự an vui nơi tự tại, đó là sự giải thoát nơi tâm hồn.

Các cụ dạy: “Hậu đức tái vật”, tức là “Giàu đức mới có nhiều của cải’, mà “Của cải” hay “Vật” ngày nay hiểu là trí tuệ, địa vị. Phải có nhiều Đức mới có thể có nhiều của cải, đó là Phúc báo. Người minh trí lấy đức làm gốc rễ, tu dưỡng không ngừng để có được đức hạnh và nâng cao trí tuệ, nhận ra được nhân sinh. Bởi vậy muốn thành công trong sự nghiệp người đó cần phải có đức hạnh, thì mới có thể làm quan lớn, phát tài lớn, giữ vững cơ nghiệp, hưởng phúc trọn đời.

Ngày nay, không hiếm có hiện tượng “Vị không xứng với Phúc”. Đó là: Đức thì mỏng mà địa vị lại cao. Có kẻ phẩm đức thấp kém lại ngồi ở vị trí quan trọng, có kẻ công lao đóng góp rất nhỏ lại chiếm giữ nhiều của cải; có kẻ trí tuệ kém cỏi nhưng lại nắm giữ quyền to.

Ngay cả thế hệ trẻ ham chơi, biếng học, đua đòi, thậm chí còn hút hít, thích bạo lực. Lỗi này qui cho xã hội, giáo dục nhà trường và cha mẹ? Đó là điều đáng lo cho giang sơn xã tắc, cho gia đình và cho bản thân họ nữa. Người có chút tài năng, có chút thành tựu và địa vị xã hội, thường hay coi mình là người thanh cao, và còn coi thường người khác. Càng là người có trình độ, có tu dưỡng thì càng phải khiêm nhường, không khoe khoang tài năng của mình.

Tài sản của ai đó sẽ trân quý và giá trị hơn khi được đo đếm bằng chính vốn kiến thức sống mà người đó tích lũy được. Người có tu dưỡng không chiếm, không giành giật lợi ích cho riêng mình. Người có phúc báo thì sẽ đắc được, còn như không có phúc báo mà cố tranh giành cho bằng được thì sẽ không tránh khỏi nhận lấy mầm họa lúc nào đó.

Chúng ta đều đi tìm kiếm ý nghĩa, mục đích sống cho riêng bản thân. Kẻ vì bản thân, người vì nghĩa lớn. Vậy nên nhân sinh tại thế chính là phải biết tìm kiếm cho mình con đường chân chính, quay về với bản ngã của chính mình làm những điều mình thích và có ích. Đó mới là ý nghĩa chân chính cao cả và tốt đẹp nhất của đời người, mới cảm thấy hạnh phúc.

Trong cuộc sống có nhiều cái không thể đợi chờ, như hiếu thảo cha mẹ, tình thân máu mủ là không thể chờ. Nếu chúng ta thờ ơ và vô cản với cuộc sống, thì cuộc sống cũng sẽ thờ ơ lại với chúng ta.

Đường đời không ai có thể đoán trước ngày mai là gì. Có thể hôm nay thành công nhưng ngày mai gặp trắc trở, hôm nay gặp trắc trở nhưng hạnh phúc đang đến gần. Vạn vật trên đời đến và đi ắt đều có nguyên nhân và sứ mệnh của mình, không gì là ngẫu nhiên vô cớ. Làm việc gì không thuận theo tự nhiên, theo đạo trời, mà ta vẫn gọi là quy luật, không thuận theo nhân quả, thì không thể thành công.

Người hơn người một phần là do tài năng nhưng phần nhiều là do cách sống đã tạo ra Phúc Đức khiến người khác tôn trọng họ. Tiền bạc và địa vị khi chết sẽ không thể đem theo nhưng Phúc Đức hay Nghiệp Chướng sẽ được truyền từ đời này qua đời khác.

Phúc đức bị hao mòn khi tác tao Nghiệp bất thiện, và Nghiệp Chướng sẽ được hóa giải khi Phúc Đức được tích lũy. Nghiệp là do chúng ta quyết định bởi mọi việc chúng ta làm không chỉ ảnh hưởng đến mỗi mình mà còn ảnh hưởng tới nhiều người khác.

Ông trời có đức hiếu sinh, không triệt đường sống của bất kỳ ai, chỉ có chúng ta tự đẩy mình vào vực thẳm mà thôi. Số mình có tốt hay xấu ở nửa đời người còn lại là do chúng ta định đoạt. Lý thuyết nghe có vẻ huyền bí, diễn đạt ý tứ theo lối “cổ” nhưng thực ra đều xuất phát từ môi trường, đạo đức và thực tế đời sống của mỗi con người chúng ta.

KENHPHUNU.COM  | 15:00 , 26/03/2021

Nhân tại mê trung không thấy được chân lý, đôi khi nhất thời gây nên sai lầm, làm việc xấu, Thần Phật cũng sẽ không vì thế mà trừng phạt ngay lập tức, mà có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau để điểm hoá, khuyên răn con người cải ác hành thiện, trở về con đường chân chính.

Kỷ Hiểu Lam (1726 – 1805) tự là Văn Đạt, người Hà Bắc, Trung Quốc, là học giả, văn nhân, danh sĩ, quan lại nổi tiếng của nhà Thanh có ghi chép trong cuốn Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký câu chuyện về một người con bất hiếu nhưng nhờ được sứ quan âm phủ khuyên giải, sửa đổi sai lầm, cuối cùng đắc được thiện báo.

Trước đây có một thanh niên trẻ tuổi, trong một lần mắc chứng bệnh thương hàn, trong lúc hôn mê gặp anh ta bị âm sai đưa xuống âm phủ lúc nào cũng chẳng hay biết.

Ảnh minh họa

Đến âm phủ anh ta gặp được một vị sứ quan, trùng hợp thay vị sứ quan này lại là bạn cũ của mình. Vị sứ quan mở sổ sinh tử cho anh ta ra xem. Sau khi tra xong, sứ quan chau mày nói: “Trước đây anh từng đối xử tệ bạc với cha mẹ mình, phạm phải đại tội nghịch tử bất hiếu. Căn cứ theo luật nơi âm giới, sau này sẽ bị bỏ vào vạc dầu. Tuy nhiên thọ mệnh của anh hiện nay vẫn chưa tận, vậy hãy trở về trước, sau này mới tính”.

Nghe sứ quan nói vậy, anh ta vô cùng kinh hãi liền quỳ xuống cầu xin sứ quan chỉ cho mình một con đường giải thoát. Sứ quan lắc đầu: “Tội của anh quá nặng, không có cách gì cứu vãn”. Nghe vậy anh này càng thêm hoảng sợ, tiếp tục cầu xin sứ quan chỉ cho mình biện pháp hối cải.

Vị sứ quan thấy người này thành khẩn như vậy nên trầm tư suy nghĩ một lúc sau đáp: “Cậu đã nghe qua câu chuyện này chưa? Có một vị thiền sư đăng đàn thuyết kinh, trước lúc đăng đàn có đưa ra một câu đố: Có chiếc chuông vàng đeo trên cổ một con hổ, người thế nào mới có thể tháo chiếc chuông đó xuống? Mọi người nghe xong đều không ai có đáp án. Lúc này có một  tiểu hòa thượng đứng bên cạnh mới hỏi: “Tại sao không để người đeo chuông tháo xuống?”

Anh đắc tội với cha mẹ, vậy nên anh cần chân thành mà hối cải với cha mẹ mình, may thay có thể cứu vãn tội nghiệp.

Anh ta nghe vậy vẫn sợ, lo rằng tội mình quá lớn, không phải là việc một sớm một chiều có thể giải thoát. Sứ quan lại nói: “Anh đã nghe qua câu chuyện về người đồ tể giết heo họ Vương chưa? ‘Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật’, nhanh hay chậm tất cả đều phụ thuộc vào tâm của mình”.

Sau đó sứ quan phái người đưa anh ta trở về dương gian. Về tới nơi cũng là lúc người này tỉnh dậy, toàn thân ướt đẫm mồ hôi, bệnh thương hàn cũng nhờ đó mà từ từ thuyên giảm. Sau khi khỏi bệnh anh ta thành tâm đổi ý, một lòng hiếu kính mẹ cha, cuối cùng sống tới năm 70 tuổi mới mất.

Tuy nhiên trên thực tế cũng lại có những người nhận được lời khuyên răn nhưng lại không nghe, cuối cùng tự đoạn tuyệt với cơ hội hối cải mà trời cao đã ban cho. Trong cuốn Thái Thượng Cảm Ứng Biên có chép:

Cũng vào những năm nhà Thanh, tại Vân Nam có một người tên là Nguyễn Tường, 38 tuổi, trong nhà có hai người con trai, 4 người cháu. Người này trước nay không làm việc thiện, chuyên môn hành việc bất lương kiếm kế sinh nhai. Có người bạn khuyên: Thánh nhân có câu: “Người tích đức sẽ hưng, kẻ tích ác ắt hoạ, sao anh không lấy sách nhân quả thánh hiền ra xem?”.

Nguyễn Tường nói: “Tôi cũng thường lấy sách anh nói ra xem, cảm giác những điều thiện sự trong sách nói với tâm ý của tôi không thể dung hoà, điều ác nhắc tới lại thấy lòng tương hợp. Vậy tôi đọc có ích gì?”.

Một đêm đang ngủ, Nguyễn Tường mơ gặp một vị thần thân mặc áo bào màu hồng, đầu đội mũ vàng nói: “Vì sao bạn ngươi khuyên ngươi làm thiện, ngươi lại không nghe, nếu như vẫn cố chấp không đổi, tất sẽ bị trời diệt”.

Sau giấc mơ đó không lâu, hai người con của Nguyễn Tường thi đậu tú tài, gia cảnh lại ngày càng hưng vượng. Mười năm qua đi, trong nhà mọi chuyện đều tốt đẹp, không có chuyện gì xấu xảy ra nên Nguyễn Tường đắc ý nói: “Mọi người đều nói lời của Thần tiên linh nghiệm, nhưng tôi lại cho rằng không đáng tin”.

Qua tiếp một hai năm, đột nhiên Nguyễn Tường trúng bệnh phong điên mà chết, thọ không đến 50 tuổi. Sau khi Nguyễn Tường chết, gia cảnh cũng ngày càng suy vong, cả con và cháu đều lần lượt qua đời.

Thần Phật vốn dĩ xưa nay từ bi hỷ xả, đối đãi bình đẳng với chúng sinh. Con người trong vô minh, không nhận ra chân tướng tại các không gian khác, nhìn không thấy Thần Phật, nhân quả thiện ác nên rất dễ phạm phải điều xấu. Nhưng Thần Phật từ bi, thông qua các hình thức khác nhau mà điểm hoá cho con người, cho con người cơ hội hối cải lỗi lầm, làm lại từ đầu. Ngược lại nếu có người vẫn cứ u mê bất ngộ thì gieo nhân nào ắt sẽ phải gặt quả đấy mà thôi.
 

Nguồn Secretchina

CHIA SẺ BÀI NÀY

BÌNH LUẬN

Bạn đang tìm hiểu bài viết Trời không dồn người vào đường cùng đất có đức hiếu sinh 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)