Nội dung chính
Xem Trẻ tiêu chảy có được uống sữa công thức 2024
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Trẻ bị tiêu chảy nhẹ có thể điều trị tại nhà và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Mục tiêu trong chăm sóc trẻ bị tiêu chảy là phải bù nước và điện giải, bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách để chống kiệt sức, phòng suy dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh để bệnh nhanh lành, tránh lây lan.
1. Lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng từ 3 lần/ ngày đối với người lớn, trẻ em. Riêng với trẻ em nếu phân thay đổi tính chất như phân lỏng hơn, phân có hạt lợn cợn, phân có đàm nhớt phân thay đổi màu (trắng, xanh, sậm màu) hoặc trẻ són phân ra quần là trẻ bị tiêu chảy.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy thường có kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, sốt, mất nước và mệt mỏi. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp, nhưng nếu để tiêu chảy kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, nếu không được bù nước kịp thời và đủ nước gây mất nước nặng sẽ làm trẻ kiệt nước có thể gây tử vong. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do ăn kém, mệt lả, gầy sút trong thời gian bệnh.
Tiêu chảy ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Do vi-rút: Rotavirus gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất ở trẻ nhỏ
- Do vi khuẩn: tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, E.Coli, nhóm Salmonella.
- Do thức ăn nhiễm độc: Ôi thiu, hóa chất độc, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, nấm mốc (cặn do thức ăn thừa dính bám trong vật dụng chứa thức ăn,trái cây mốc, thực phẩm quá hạn dùng).
- Uống nước chưa được đun sôi.
2. Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà như thế nào ?
Bù nước và điện giải: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy. Tuy nhiên, không phải cứ cho trẻ uống thật nhiều nước là đúng cách. Trẻ bị mất nước kèm theo điện giải, do vậy, cần cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất do tiêu chảy, pha và dùng theo đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phân lỏng cũng là cách bảo vệ cơ thể giúp thải trừ vi trùng, chất độc. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, vi khuẩn và chất độc hại bị tích tụ lại trong ruột. Trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.
3. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy nên mềm và lỏng, dễ ăn
Trẻ bị bệnh tiêu chảy cần được cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như lúc bình thường, không nên kiêng cữ hoặc thay đổi chế độ ăn của trẻ. Do mệt mỏi nên khi bệnh, trẻ thường biếng ăn. Bố mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, thức ăn phải đủ chất nhưng nên lỏng hơn và dễ tiêu, mềm như súp, cháo muối, cháo (cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,…) và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần. Thực phẩm dùng cho trẻ vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thông thường như: bột, béo, đạm, rau.
Nếu trẻ đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn. Điều này vừa giúp bù nước, vừa cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.
Đối với trẻ có dùng sữa ngoài, mẹ lưu ý là không nên pha sữa loãng hơn.
Nếu trẻ lớn hơn một chút, cần cho trẻ uống thêm các loại nước như: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín. Cần tránh các loại nước giải khát có ga. Nước ép trái cây quá ngọt cũng không tốt cho trẻ do gây khó tiêu, đầy bụng.
Nếu trẻ đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn
4. Sai lầm trong dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Một số sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy:
- Không cho trẻ uống nước vì sợ trẻ sẽ đi tiêu chảy nhiều hơn. Quan niệm này là vô cùng sai lầm nhưng vẫn có những bậc phụ huynh mắc phải. Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì gây tiêu chảy là một hình thức tống các chất độc, vi khuẩn ra ngoài. Nên dù có cho trẻ uống nước hay không ruột vẫn bị kích thích và tăng tiết nhiều dịch ruột gây ra tiêu chảy. Những phần ruột chưa bị tổn thương vẫn hấp thu được nước và chất bổ dưỡng như bình thường nên cần phải cho trẻ tiếp tục ăn như bình thường và uống nhiều nước hơn để chống kiệt nước và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ bệnh.
- Ngay lập tức đổi sữa nếu trẻ dùng sữa ngoài: Sai. Chỉ phải đổi sữa nếu trẻ tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau mỗi lần bú, có thể do tình trạng không dung nạp chất lactose trong sữa, do đó sữa sẽ đổi là loại sữa không có lactose. Thường thì loại sữa này chỉ dùng trong khoảng 2 tuần. Một bệnh lý khác cần phải đổi sữa là khi trẻ tiêu chảy do dị ứng sữa bò. Tuy nhiên, bố mẹ nên tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và y tế khi muốn đổi sữa.
Chỉ phải đổi sữa nếu trẻ tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau mỗi lần bú
- Không cho trẻ bệnh ăn, uống đúng cách: Cơ thể trẻ bị tiêu chảy thường trong tình trạng mệt lả, chán ăn. Do đó, nếu món ăn bố mẹ nấu cứng, khó ăn, khó hấp thu, mùi vị không hấp dẫn thì trẻ sẽ rất khó ăn, nếu trẻ nhỏ hơn còn có thể quấy khóc không ăn khiến bố mẹ vô cùng bực bội. Trong tình huống này, bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn để chăm cho bé ăn, đồng thời tham khảo thêm cách nấu cháo đủ dinh dưỡng mà lại thơm ngon cho trẻ bị tiêu chảy.
- Kiêng cữ quá mức, chỉ cho ăn cháo muối vì sợ trẻ không tiêu được. Quan niệm này sai hoàn toàn và cần phải thay đổi. Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây tiêu chảy thì những phần ruột chưa bị tổn thương vẫn hấp thu được nước và chất bổ dưỡng như bình thường nên cần phải cho trẻ tiếp tục ăn như bình thường và uống nhiều nước hơn để chống kiệt nước và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ bệnh.
- Nghĩ rằng trẻ bị tiêu chảy là do thức ăn người mẹ ăn hằng ngày: Do quan niệm sai lầm này mà nhiều gia đình đã ngưng cho bé bú, hoặc thay đổi, cắt giảm nhiều món ăn trong khẩu phần ăn của người mẹ, làm suy dinh dưỡng người mẹ và thiếu sữa cho con. Điều này là không đúng. Việc trẻ em bị tiêu chảy có liên quan đến vệ sinh ăn uống của trẻ, vệ sinh bàn tay không thường xuyên, trẻ hay mút tay… chứ không liên quan gì đến thức ăn người mẹ ăn hàng ngày. Dù người mẹ ăn bất cứ thức ăn gì. Thức ăn vào sẽ được cơ thể sẽ được hệ thống tiêu hóa chuyển thành những phần tử rất nhỏ để hấp thu qua đường ruột vào máu đến gan chuyển hóa thành các chất cần thiết cho cơ thể. Còn việc tạo sữa do tuyến sữa ở vú nhận các chất dinh dưỡng trong máu chuyển hóa thành sữa. Không có việc mẹ ăn quá chua hoặc ăn chất tanh, chất quá bổ… cho con bú làm trẻ bị tiêu chảy.
- Tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy hoặc uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ cũng là một sai lầm bố mẹ thường mắc phải. Như đã phân tích ở trên, điều này là hoàn toàn không tốt cho trẻ.
Trên đây là những phương pháp chăm sóc trẻ bị tiêu chảy khoa học và đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài kèm các triệu chứng nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị phù hợp.
Thạc sĩ. Bác sĩ Ngô Thị Oanh đã có trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Thực hiện thành thạo khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, dinh dưỡng trẻ em. Trong quá trình công tác, bác sĩ Oanh thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị thông qua các hội nghị chuyên ngành, các lớp đào tạo liên tục.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Trẻ tiêu chảy có được uống sữa công thức 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.