Nội dung chính
Xem Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu thì dậy bú 2024
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Trẻ sơ sinh trung bình tăng gấp 3 lần trọng lượng sơ sinh khi 1 tuổi, cách ngủ của trẻ cũng sẽ thay đổi khá nhiều trong năm đầu tiên.
1. Giấc ngủ của trẻ
1.1 Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ sơ sinh
Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.
Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời:
- Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ
- Phát triển trí não
- Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương
- Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần
- Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ.
1.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM – Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh), điều cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non-REM – Non Rapid Eye Movement). Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ thức giấc hơn.
Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục thậm chí có trẻ ngủ 20 giờ/ ngày, chúng chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn, hay cần thay tã. Khi được 6- 8 tuần tuổi hầu hết trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để ăn vào ban đêm nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Thời điểm này giấc ngủ của trẻ dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (Non-REM) nhiều hơn trước.
Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 tiếng mỗi đêm. Nhiều bé đã có thể ngủ lâu từ khi được 6 tuần tuổi, nhưng có bé lại phải chờ tới khi 5 hoặc 6 tháng tuổi mới có thể làm được điều đó.
Ngủ nhiều trong khoảng thời gian được khuyến cáo rất tốt cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
1.3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có bị ảnh hưởng
Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này.
Trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ vì đây là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu vào giai đoạn này sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Nếu bỏ lỡ trẻ sẽ không cao được như các trẻ khác. Không ngủ đủ sẽ khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung, khả năng học hỏi kém.
Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau. Bởi vậy cần tạo không gian thoáng, đủ tối, hạn chế bớt tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp để trẻ có thể ngủ ngon và ít giật mình.
2. Từng giai đoạn ngủ của trẻ sơ sinh
2.1. Sơ sinh đến 2 tháng tuổi
Trong vài tháng đầu đời của con bạn, chúng sẽ dành tới 1516 giờ mỗi ngày để ngủ. Thời gian này nhu cầu của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc : ăn – ngủ – vệ sinh; dạ dày của trẻ còn quá nhỏ để có thể chứa được lượng lớn sữa nên cứ khoảng 2-3 giờ trẻ lại tỉnh dậy để đòi ăn, việc này diễn ra cả ngày lẫn đêm sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Nhiều bậc cha mẹ lần đầu có con sẽ đặt ra câu hỏi tại sao lại phải có quá nhiều bữa ăn như vậy? Câu trả lời là: Trong thời gian từ 10 – 14 ngày đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ chúng sẽ quay trở lại cân nặng khi sinh. Nên trong thời gian này bạn thậm chí phải dùng mọi cách để đánh thức trẻ dậy để cho ăn, tránh cho con ngủ quá nhiều mà quên mất việc nạp năng lượng.
Một số trẻ sẽ không thể nhận biết được chu kỳ ngày đêm. Bạn hãy cố gắng đánh thức con dậy bằng nhiều cách: Mở nhạc lớn, đưa trẻ ra nơi có nhiều ánh nắng, vui đùa cùng trẻ. Ban đêm khi đi ngủ hãy cho con ngủ trong môi trường tối, yên tĩnh, quấn trẻ bằng túi ngủ hoặc chũn giúp trẻ không bị giật mình.
Tạo thói quen ngủ tốt bằng cách lập đi lập lại trình tự ngủ, đặt con vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ.
2.2. Trẻ từ 3-5 tháng tuổi
Sau 6 đến 8 tuần đầu tiên làm cha mẹ, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng trẻ tỉnh táo hơn và muốn dành nhiều thời gian hơn để tương tác với bạn trong ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ ngủ ít hơn khoảng một giờ mỗi ngày.
Ban đêm trẻ có thể ngủ giấc dài hơn 6 tiếng mà không cần tỉnh dậy để ăn. Vẫn tiếp tục duy trì thói quen ngủ cho trẻ, đặt trẻ vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ, việc đó sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ – một kỹ năng rất có giá trị về sau khi trẻ bước vào khủng hoảng ngủ hay vào những giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.
Khoảng 4 tháng tuổi, trẻ có thể sẽ thức dậy 1 hoặc 2 lần mỗi đêm dù trước đó trẻ đã có thể ngủ liên tục nhiều giờ liền. Đừng quá lo lắng đây chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt cũ khi trải qua giai đoạn này.
2.3 Trẻ từ 6-8 tháng tuổi
Khi được 6 tháng tuổi phần lớn trẻ sơ sinh đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Khoảng 6-8 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy trẻ sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày vì giấc ngủ ngày có thể kéo dài hơn nhưng vẫn đảm bảo tổng cộng thời gian ngủ từ 3-4 tiếng.
Khủng hoảng ngủ lại tiếp tục xảy ra khi con bạn bước vào giai đoạn này là lúc bạn đang dần rời xa con để trở lại với công việc. Trẻ sẽ phải làm quen dần với việc không còn có mẹ ở bên cạnh nên việc trẻ sẽ quấy khóc hơn là điều hoàn toàn bình thường. Để cho trẻ có thời gian và chúng sẽ dần thích nghi với sự thay đổi đó.
2.4. Trẻ 9-12 tháng tuổi
Em bé của bạn đang lớn dần và sắp bước ra khỏi giai đoạn là em bé sơ sinh. Khi được 9 tháng tuổi, nhiều trẻ đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này trẻ có thể ngủ liên tục từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3-4 giờ.
Vào giai đoạn từ 8-10 tháng tuổi bạn có thể nhận thấy trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn, đó là khi trẻ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt lúc trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, lúc trẻ chuyển từ giai đoạn ngồi sang đứng, hay bi bô những âm thanh đầu tiên. Bạn vẫn tiếp tục duy trì các thói quen cũ, con bạn sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt bình thường.
3. Biểu đồ tóm tắt lịch ngủ năm đầu đời
Tuổi | Tổng thời lượng ngủ trung bình | Số giấc ngủ ngắn ban ngày trung bình | Thời lượng ngủ ban ngày trung bình | Tính năng ngủ ban đêm |
02 tháng | 1516 + giờ | 35 giấc ngủ ngắn | 78 giờ | Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, em bé của bạn cần thức ăn cứ 2-3 giờ một lần. Vào một số thời điểm gần tháng thứ ba, trẻ có thể ngủ dài hơn khoảng 6 tiếng mỗi đêm. |
35 tháng | 1416 giờ | 34 giấc ngủ ngắn | 46 giờ | Giấc ngủ kéo dài hơn có thể sẽ trở nên ổn định hơn vào ban đêm. Nhưng khoảng 4 tháng tuổi, bạn có thể thấy một thời gian ngắn trẻ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm đó là khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt |
68 tháng | 14 giờ | 23 giấc ngủ ngắn | 34 giờ | Mặc dù em bé của bạn có thể không cần ăn trong đêm, nhưng thỉnh thoảng trẻ sẽ vẫn thức dậy vào ban đêm. Nhất là đối với giai đoạn một số trẻ bắt đầu đạt đến các cột mốc phát triển như ngồi dậy và lo lắng về Khủng hoảng xa cách trong những tháng này |
9-12 tháng | 14 giờ | 2 giấc ngủ ngắn | 34 giờ | Phần lớn trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm từ 10 đến 12 giờ. Khủng hoảng giấc ngủ có thể xuất hiện khi con đạt các mốc phát triển chính như kéo để đứng, bò và bi bô nói chuyện. |
4. Một vài mẹo để trẻ có giấc ngủ ngon
Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, bạn hãy thực hiện một vài mẹo hữu ích sau:
- Ban đêm hãy cho con ngủ trong phòng tối, hạn chế tối đa tiếng động,
- Thiết lập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ, phát cho con các tín hiệu để con nhận thấy đã đến giờ đi ngủ như thay đồ ngủ, hát ru, hôn chúc ngủ ngon… (điều này có thể giúp ích khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng ngủ).
- Cho con thời gian được học cách tự ngủ giúp con tự lập hơn và không quá phụ thuộc vào người lớn.
- Cho con ăn đủ no các bữa trong ngày, không cho con ăn đêm khi không quá cần thiết.
Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.
Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.
Để giúp trẻ đạt được những cột mốc phát triển quan trọng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: healthline.com, parents.com
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu thì dậy bú 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.