Nội dung chính
Xem Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao 2024
Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ có thể do mẹ cho con bú sai tư thế, ép trẻ bú quá nhiều hoặc vì mẹ tập cho trẻ bú bình quá sớm. Nếu trẻ ngưng bú mà không phải do mẹ tác động thì hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này để cải thiện tình hình sớm nhất. Mặc dù việc này có thể gặp khó khăn nhưng với thời gian, sự kiên nhẫn cùng tình mẫu tử đều giúp cho quá trình trẻ sơ sinh bú mẹ quay trở lại bình thường. Hãy đọc bài viết này để biết:
- Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ?
- Mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ
Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ?
Trẻ mới sinh không chịu uống sữa vì tư thế bú không thoải mái
Với những em bé dễ chịu, mẹ có thể đặt con bú ở bất kỳ tư thế nào nhưng với những em bé khó tính hơn, mẹ cần đặt con ở vị trí mà con cảm thấy thích, thoải mái thì con mới chịu bú sữa. Có trẻ sẽ thích tư thế nằm, có trẻ thích ngồi hoặc đứng, nghiêng phải, nghiêng trái… Để trẻ bú ở tư thế không thích hợp cũng rất dễ dẫn đến bé bị sặc sữa, khiến bé sợ hãi việc bú sữa mẹ và cuối cùng là trẻ sơ sinh không chịu uống sữa.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ ít da tiếp da với con
Thông thường, mẹ hay trực tiếp cho con bú mà bỏ qua bước da tiếp da. Mẹ có biết rằng, đây là một bước rất quan trọng, da mẹ tiếp xúc da bé khiến bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu, lúc này, bé đã sẵn sàng để bú sữa mẹ chứ không quấy khóc. Hiểu nôm na, mẹ da tiếp tiếp da với con trước khi cho con bú cũng tương tự như việc bạn chuẩn bị món ăn một cách chu đáo để kích thích vị giác, món ăn cũng trở nên ngon hơn.
Có nhiều nguyên nhân bé không chịu bú mẹ (Nguồn ảnh: unsplash)
Ép trẻ bú quá nhiều
Một trong những nguyên nhân trẻ không chịu bú mẹ là do trẻ quá no vì bị ép bú quá nhiều. Đa phần các bà mẹ lo con bị đói nên ép con bú nhiều. Trên thực tế, dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ nên không thể chứa nhiều lượng sữa cùng lúc. Nhiều mẹ thấy con khóc sẽ nghĩ con đói và cho con bú, kết quả là con không hợp tác, trẻ sơ sinh khóc không chịu bú, đẩy đầu vú ra và dần dần dẫn đến lười bú mẹ. Một số trường hợp bé 3 tháng tuổi không chịu uống sữa là do nguyên nhân này.
Cho con bú bình sớm và bú bình nhiều hơn bú mẹ
Nếu mẹ cho con bú bình từ sớm và nhiều hơn bú mẹ thì đây cũng rất có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ. Trong vòng 6 tháng đầu, bé chỉ nên uống sữa mẹ, việc mẹ cho bé dùng sữa ngoài sớm sẽ dẫn đến tâm lý chê sữa mẹ ở bé. Đó là chưa kể, khi trẻ giảm các cữ bú mẹ đồng nghĩa với việc sữa mẹ sẽ giảm tiết. Tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ti mẹ kéo dài sẽ khiến mẹ bị mất sữa và đẩy con vào thế phụ thuộc hoàn toàn vào sữa bình.
1 số nguyên nhân khác
- Bé đau hoặc khó chịu do mọc răng, tưa miệng, mụn rộp, nhiễm trùng tai hoặc khó chịu ở vị trí nào đó trên cơ thể
- Con đang căng thẳng, bị kích thích quá mức
- Mẹ có mùi khác thường do nước hoa, xà phòng, kem dưỡng hoặc chất khử mùi. Mùi vị sữa mẹ thay đổi do thức ăn cũng có thể là nguyên nhân bé không chịu bú
- Nguồn sữa của mẹ bị giảm đi do mẹ cho con dùng thêm sữa công thức hoặc lý do khác…
Mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ
Thay đổi tư thế bú sữa
Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu bú? Khi bé không chịu ti mẹ, hãy thử thay đổi tư thế cho bé bú và quan sát phản ứng của bé. Nếu con chịu bú và không sặc sữa, đó chính là tư thế khiến bé thoải mái và mẹ nên áp dụng cho những lần sau. Có trẻ chỉ thích bú một bên hoặc đòi bú cả hai bên luân phiên. Mẹ cũng cần lưu ý rằng, sở thích này có thể thay đổi theo thời gian.
Ngoài ra, lúc bé đang bú, mẹ nên hạn chế các yếu tố khiến bé phân tâm như tiếng tivi, các hình ảnh xung quanh…
Thay đổi tư thế bú để bé dễ chịu hơn (Nguồn ảnh: vinmec)
Cho bé bú đúng cách ở tư thế ngồi:
Mỗi cữ bú của con có thể kéo dài đến 30 phút, do đó mẹ nên chọn một chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái, có thể là ở trên giường hoặc ghế ngồi.
Tư thế phổ biến và cũng dễ nhất là bế bé nằm ôm vào lòng, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc:
- Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé.
- Đảm bảo 3 điểm: Đầu lưng mông bé nằm trên một đường thẳng, hãy để bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt bé chạm ngực mẹ.
Sai lầm thường gặp là mẹ cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ, điều này sẽ làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ và không tốt cho phần cổ của con.
Mẹ có thể lựa chọn tư thế ôm bé sao cho cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất. Hãy nhớ phải đảm bảo tư thế 3 điểm thẳng hàng (đầu lưng mông) và trẻ nằm nghiêng về hướng mẹ, bụng chạm bụng và mặt chạm ngực.
Tăng tiếp xúc da thịt
Bé bỏ bú mẹ có thể do cảm giác xa lạ khi tiếp xúc với bầu sữa mẹ. Vì vậy khi tăng tiếp xúc da chạm da với con sẽ hình thành bản năng ở trẻ: tìm đúng địa điểm cung cấp thức ăn và nhớ rằng phải ăn. Phương pháp này khá đơn giản, mẹ chỉ cần cởi áo cho da chạm da với bé trước khi bé bú. Cách làm này còn giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, mẹ cũng bớt căng thẳng, tăng tình cảm và sợi dây liên kết giữa hai mẹ con.
Bạn có thể chưa biết:
Tầm quan trọng của việc tiếp xúc da kề da tại các thời điểm khác nhau
Bác sĩ Bùi Minh Phúc – Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết, việc cho mẹ và bé da kề da nên được thực hiện thường xuyên, không phải chỉ cần thiết ngay sau khi con chào đời. Hiệu quả thực sự cho biện pháp da kề da sẽ phát huy khi cha mẹ thực hiện thường xuyên phương pháp này. Ở từng thời điểm thì da kề da mang đến những hiệu quả khác nhau:
- 0-90 phút sau khi sinh: Giúp ích cho sự phát triển não bộ của trẻ
- 0-6 giờ sau khi sinh: Có tác dụng ổn định nhịp thở, nhịp tim trong giai đoạn phục hồi
- 6-24 giờ sau khi sinh: Là điều kiện để bé hình thành lịch bú mẹ và chu kỳ ngủ ổn định
- 12h 8 tuần sau sinh: Củng cố sự gắn kết giữa mẹ và con
Da kề da giúp kích thích bản năng trẻ sơ sinh tìm tới vú và tạo cơ hội trẻ tự tìm vú mẹ, bú sớm và lâu hơn. Trẻ bú càng sớm, lâu và nhiều sẽ kích thích cơ thể mẹ sản xuất oxytocin và prolactin giúp sữa về sớm, nhiều hơn về kéo dài.
Trẻ sinh mổ khi được da kề da cũng có rất nhiều lợi ích. Sinh mổ là nguyên nhân khiến mẹ cho trẻ bú muộn hơn, từ đó giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ đầu. Da kề da giúp giải quyết tình trạng trẻ lười bú sau khi cách ly mẹ mổ một thời gian nhất định. Trong thời gian đợi mẹ ổn định để được da kề da, hãy cho bé sơ sinh được tiếp xúc da với bố trước, mang đến sự an toàn cho con sau sinh.
Cho trẻ bú khi có nhu cầu
Thay vì ép bé bú vì sợ con đói, mẹ chỉ nên cho bé bú khi bé có nhu cầu. Hầu hết trẻ sơ sinh đều được cho bú theo một thời gian biểu cố định trong ngày. Tuy nhiên, cũng sẽ có những lúc bé bỏ bú ban ngày nhưng ban đêm lại bú nhiều hơn hoặc ngược lại. Điều này hoàn toàn bình thường. Vậy nên, mẹ không cần ép con bú đủ cữ mà nên dựa vào chế độ ăn ngủ của bé và các đọc vị các biểu hiện, “ngôn ngữ” của con như: quấy khóc, đòi bú… để cho con bú một cách hợp lý.
Cho trẻ bú khi có nhu cầu (Nguồn ảnh: vinmec)
Trong lúc cho con bú, nếu thấy trẻ cố gắng để được bú mà mẹ lại ít sữa, mẹ nên chuyển bé sang vú bên kia bú tiếp hoặc ép, nén vú để sữa chảy ra.
Thay đổi thói quen ăn uống của mẹ
Sữa mẹ cũng chính là nguồn dinh dưỡng của con. Vậy nên, ngoài chế độ dinh dưỡng sau sinh đầy đủ chất để đảm bảo nguồn sữa chất lượng, mẹ cũng cần hạn chế các thực phẩm gây mùi như tỏi, ớt, đồ tanh, đồ uống có cồn… bởi những thực phẩm này có thể tạo nên mùi lạ trong sữa và bé cảm thấy không quen, không thích.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và chủ yếu với trẻ sơ sinh, chính vì vậy, nếu trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn hiểu hơn nguyên nhân từ đâu cũng như có biện pháp để giúp trẻ thích bú mẹ hơn.
Nguồn thông tin: Vì sao sau khi sinh nên cho trẻ tiếp xúc da kề da ngay? -Vinmec
Xem thêm:
- Làm thế nào để vắt được nhiều sữa mẹ – 6 mẹo hay dành cho mẹ sau sinh!
- Cách chăm sóc bé sơ sinh – Những “bí mật nho nhỏ” mẹ cần biết về bé 3 tháng đầu đời
- Cách xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa dành cho mẹ chăm bé 3 tháng đầu đời
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.