Nội dung chính
Xem Trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày 2024
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Thiết lập các thói quen cho bé không phải là một việc dễ dàng và có nhiều điểm khác nhau ở mỗi trẻ. Bố mẹ sẽ dần nhận biết được các dấu hiệu gợi ý bé muốn ăn, ngủ, chơi. Từ đó xây dựng nên một lịch trình sinh hoạt phù hợp cùng nhu cầu của bé và thói quen sinh hoạt sẵn có của gia đình. Một số lời khuyên chỉ ra rằng bạn nên tham khảo những điều mà các bậc cha mẹ khác đang làm. Chúng tôi đã lấy ý kiến từ các bậc cha mẹ của trẻ 7 và 8 tháng tuổi về lịch trình hàng ngày của con họ.
1. Bé cần gì khi 7-8 tháng tuổi?
Khi muốn xây dựng một lịch trình cho em bé của mình, hãy nhớ rằng khi bé 7 và 8 tháng tuổi hầu hết cần:
Thức ăn đặc từ hai đến ba lần một ngày, cùng với khoảng 700 ml 1000 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng thời gian 24 giờ. Bố mẹ nên tìm hiểu về các mẹo cụ thể để biết con có bú đủ sữa mẹ hay sữa công thức hay không và các tiêu chí quan trọng khi chọn sữa công thức cho trẻ giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi. Bây giờ là thời điểm để bắt đầu tăng số lượng và sự đa dạng các loại thức ăn.
Khoảng 14 giờ ngủ trong khoảng thời gian 24 giờ, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và các giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Hai giấc ngủ ngắn trong ngày thường diễn ra vào buổi sáng và buổi chiều. Vì thế, các bậc cha mẹ nên học thêm về nhu cầu ngủ ở lứa tuổi này. Thời gian để chơi, luyện tập các kỹ năng mới và tương tác với môi trường xung quanh.
2. Lịch ăn của bé 7 tháng tuổi với sữa mẹ
Thời gian biểu này được xây dựng dựa trên thói quen của trẻ và chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, bố mẹ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh cá nhân của mỗi gia đình.
- 8 giờ sáng: bé thức dậy và bú sữa mẹ.
- 8 giờ 15 đến 9 giờ 30 sáng: đây là thời gian cho bé tự chơi trong khi mẹ sửa soạn bữa sáng, đọc sách và chuẩn bị mọi thứ.
- Từ 9:30 đến khoảng 11 giờ sáng: cho bé ngủ giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày, thường là khoảng 45 phút.
- 11 giờ sáng: cho bé bú sữa mẹ, chơi đùa, lăn lộn, cố gắng bò quanh chăn cùng đồ chơi của mình.
- 11:45 sáng đến 12:30: Ngủ trưa.
- 12:30 trưa: đây là lúc cho bé ăn bữa trưa – 3 thìa ngũ cốc trộn với khoảng 60 ml sữa mẹ, một lọ trái cây (thức ăn cho trẻ em) và nước trong một cốc nhỏ. Sau bữa trưa, bố mẹ có thể đọc một câu chuyện cho bé nghe, hoặc cho bé nhảy và hát theo nhạc, đi chơi với bạn bè.
- 2 giờ đến khoảng 3 giờ chiều: cho bé ngủ giấc ngủ ngắn tiếp theo.
- 3 giờ chiều: bé thức giấc và được bú sữa mẹ
- 3:15 đến 5 giờ chiều: thời gian để bé vui chơi, trong khi mẹ có thể làm việc vặt trong nhà và đi xe đẩy.
- 5 giờ chiều: Bữa tối của bé với 3 thìa ngũ cốc trộn với 60 ml sữa, một lọ rau (thức ăn cho trẻ em) và nước trong một cốc nhỏ.
- 5:30 chiều: cho bé ngủ giấc ngắn nếu có thể. Trong thời gian này, mẹ có thể chuẩn bị một bữa tối đơn giản cho gia đình.
- 6:30 đến 7 giờ tối: Giờ tắm cho bé.
- 7:15 tối: cho bé bú sữa mẹ.
- 7:30 tối: Đi ngủ.
- 10 giờ tối: bú sữa mẹ
- 3:30 sáng: bé thức dậy bú một cữ trong đêm.
- 8 giờ sáng: Thức dậy, và thực hiện lặp lại cho ngày hôm sau.
Một số bé có thể ngủ liên tục suốt đêm. Tuy nhiên, số còn lại thường thức dậy để ăn đêm và đây có thể là những bữa ăn hiệu quả nhất vì chúng không bị phân tâm. Bố mẹ không nên quá lo lắng nếu con mình thức giấc giữa đêm. Những bà mẹ dành toàn thời gian để chăm sóc bé có thể cảm thấy thoải mái với việc này. Bên cạnh đó, những đứa bé 7 tháng tuổi thường mọc những chiếc răng đầu tiên và điều này cũng có ảnh hưởng đến lịch ăn của chúng.
3. Lịch ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi cùng với sữa mẹ
Thời khóa biểu về việc chăm sóc một bé 8 tháng tuổi dưới đây được xây dựng dựa trên thói quen của bố mẹ và chỉ mang tính chất tham khảo.
- 7 giờ sáng: Thức dậy và cho bé bú trong khoảng 20 phút.
- 7:30 sáng: Để bé chơi trên sàn nhà hoặc bên ngoài với các anh chị khác nếu có.
- 8 giờ sáng: Thời gian dành cho bữa sáng, thường là ngũ cốc gạo hoặc bột yến mạch và trái cây (thức ăn cho trẻ em).
- 8:30 sáng: Để bé tự chơi nhiều hơn.
- Từ 9 giờ đến 9 giờ 30 sáng: Bú mẹ khoảng 15 phút, sau đó cho bé ngủ.
- 11 giờ sáng: Bé thức dậy và chơi đùa.
- 12 giờ trưa: Ăn trưa. Bữa ăn dặm thừa bao gồm thức ăn trẻ em – trái cây và rau.
- 12:30 pm: Bé chơi một lúc sau bữa trưa.
- 1:30 chiều: Bú mẹ khoảng 20 phút, sau đó ngủ trưa.
- 3:30 chiều: Thức dậy và chơi.
- 4 giờ chiều: Tiếp tục cho bé bú mẹ trong khoảng 20 phút.
- 5 giờ chiều: Đến giờ cho bé ăn tối bằng thức ăn cho trẻ em.
- 5:30 chiều: Thời gian để chơi, có thể cho bé đi dạo.
- 6:30 chiều: Tắm cho bé.
- 7 giờ tối:Bé bú mẹ khoảng 20 phút rồi đi ngủ.
- 1:30 sáng: Bé có thể thức dậy để bú sữa mẹ trong vòng 20 phút.
4. Lịch ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi cùng với sữa công thức
Tham khảo lịch trình bên dưới nếu bạn đang có con trong độ 8 tháng tuổi được cho ăn dặm cùng với bú sữa công thức. Các mốc thời gian nên được thay đổi để phù hợp hơn với lịch sinh hoạt của bố mẹ và thói quen của bé.
- 8 giờ sáng: Bé thức dậy và bú khoảng 250 ml sữa công thức.
- 8:30 sáng: Thời gian dành cho bữa sáng. Bé thường được cho ăn dặm bằng thức ăn của trẻ em như trái cây.
- 9 giờ sáng: Cho bé chơi trên sàn nhà. Việc này sẽ trở nên thú vị hơn nếu có anh chị chơi cùng với bé.
- 10 giờ sáng: Tiếp tục cho bé bú khoảng 200ml sữa công thức trước khi có một giấc ngủ ngắn.
- 12 giờ trưa: Bé thức dậy.
- 12:30 trưa: Thời gian dành cho bữa trưa. Cho bé ăn dặm bằng thức ăn trẻ em, ví dụ một bát thịt kèm rau.
- 1 giờ chiều: Giờ vui chơi của bé.
- 2 giờ chiều: cho bé bú 200ml sữa và thời gian ngủ trưa.
- 4 giờ chiều: Bé bú thêm khoảng 120 ml sữa sau khi thức dậy. Mẹ có thể đọc truyện và chơi đùa cùng bé sau đó.
- 5:30 chiều: Đặt bé ngồi trên ghế cao xem mẹ nấu bữa tối.
- 6 giờ chiều: Thời gian dành cho bữa tối. Có thể sử dụng lặp lại thức ăn dành riêng cho trẻ trong lần ăn dặm này.
- 6:30 chiều: Bé chơi trên sàn nhà hoặc trong phòng chơi.
- 7:15 tối: Giờ tắm cho bé.
- 7:45 tối: Bú thêm một chai 250 ml sữa trước khi cho bé đi ngủ qua đêm. Nhiều bé 8 tháng tuổi có thể ngủ một giấc liên tục đến sáng và thời khóa biểu cho ngày mai lặp lại vào lúc 8 giờ sáng.
Áp dụng lịch trình ăn, ngủ cho trẻ một cách khoa học không chỉ rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ mà còn giúp chúng có hoạt động, hấp thu từ chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển toàn diện.
Trẻ 7- 8 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Trẻ 8 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.