Tổng kết từ vựng luyện tập tổng hợp lớp 9 violet 2024

Xem Tổng kết từ vựng luyện tập tổng hợp lớp 9 violet 2024

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn’t go against our Community Standards, let us know.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. Từ tượng thanh, từ tượng hình

Câu 1 (trang 146 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình.

Trả lời:

– Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Câu 2 (trang 146 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh

Trả lời:

Những loài vật có tên gọi từ tượng thanh: mèo, tắc kè, bò, (chim) cu…

Câu 3 (trang 146 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau:

Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.

(Tố Hữu)

Trả lời:

– Những từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ tồ

– Các từ tượng hình có tác dụng trong việc mô tả đám mây một cách sống động, cụ thể.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II. Các biện pháp tu từ từ vựng

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 147 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

Lời giải chi tiết:

– So sánh: đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

– Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

– Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

– Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

– Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

– Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

– Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 147 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Lời giải chi tiết:

a) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Từ hoa, cành: Thúy Kiều và cuộc đời của nàng. Từ cây, lá dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của gia đình nàng. Ý của hai câu thơ nhằm nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.

b) Nguyễn Du đã so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.

c) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nói quá. Vẻ đẹp của Thúy Kiều đến mức hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Thúy Kiều không chỉ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn có tài: sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Biện pháp nói quá khi nói về Thúy Kiều, nhà thơ đã khắc họa một nhân vật tài sắc vẹn toàn.

d) Nguyễn Du sử dụng biện pháp nói quá. Hoạn Thư bắt Thúy Kiều chép kinh ở gác Quan Âm gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy ở gần nhau trong gang tấc nhưng hai người lại trở nên xa cách gấp mười quan san. Bằng biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã khắc họa đậm nét sự xa cách cũng như cảnh ngộ thân phận giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh.

Biện pháp chơi chữ được sư dung trong câu thơ là những từ gần âm với nhau: chữ tài, chữ tai.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 147 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn)

Lời giải chi tiết:

a) Tác giả dân gian sử dụng điệp từ (còn) và sử dụng từ đa nghĩa (say sưa). Chàng trai trong câu ca dao vì uống nhiều rượu mà say, nhưng cũng có thể hiểu thêm nghĩa khác là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà sự bày tỏ tình cảm của chàng trai trở nên mạnh mẽ nhưng không kém phần kín đáo, tế nhị.

b) Nguyễn Trãi đã sử dung biện pháp nói quá trong 2 câu: “Gươm mài… đá núi cũng mòn; vo: uổng… nước sông phải cạn”. Biện pháp nói quá trên đã nhấn mạnh sức mạnh không ngừng của nghĩa quân; đó cũng là ý chí nghị lực, quyết tâm của nghĩa quân không gì ngăn cản nổi trong cuộc đấu tranh chống xâm lược…

c) Trong bài Cảnh khuya, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dựng biện pháp so sánh và điệp từ ngữ để miêu tả cũng như bày tỏ tâm trạng của mình:

So sánh:                

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Cảnh khuya như vẽ

Điệp từ ngữ: … lồng., lồng…

… chưa ngủ… chưa ngủ.

– “Cảnh khuya” được bắt đầu bằng âm thanh của tiếng suối vang rộng trong đêm khuya nhưng tác giả cảm nhận như là tiếng hát. Cách ví von đó rất phù hợp với sự liên tưởng giữa cảnh vật và con người ở chiến khu Việt Bắc hồi bấy giờ. Cũng vì vậy mà câu thơ đã đưa người đọc như đi vào một cõi mơ trong sự liên tưởng âm thanh tiếng suối hay giọng hát xa của con người trong một đêm trăng huyền ảo, lung linh…

– Sau âm thanh mơ màng đó là hình ảnh của cảnh khuya hiện lên những nét vẽ. Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” đã đưa người đọc hình dung ra những nét vẽ bằng ngôn từ của đêm trăng mà tác giả của cảnh khuya cũng ví von là cảnh khuya như vẽ. Hai từ lồng trong thơ đã được tạo nên từng lớp, từng tầng của cảnh vật và trăng; nó như chéo hòa, hòa hợp với nhau có đầy đủ cả hình ảnh lẫn sắc màu…

– Cùng với vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng khuya Việt Bắc, tâm trạng của thi nhân cũng được mở ra với người đọc… Sự lặp lại nối tiếp của hai từ chưa ngủ trong hai câu thơ cho ta thấy nhà thơ vì vẻ đẹp cảnh khuya mà chưa ngủ hay chưa ngủ vì đang “lo nỗi nước nhà”, chính là hai tâm trạng của một con người vĩ đại: say thiên nhiên và việc nước, và đó cũng là chất lãng mạn và hiện thực của một nhà mạng làm thơ…

d) Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ.

Hình ảnh của ánh trăng, vầng trăng đã trở thành người bạn tri ân, tri kỉ với nhà thơ Hồ Chí Minh: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Biện pháp nhân hóa trong câu thơ đã vẽ nên hình ảnh bức tranh thiên nhiên sống động, có ảnh, có hồn; trăng đã trở thành một nhân vật luôn gắn bó, gần gũi với con người…

e) Nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ thứ hai. Trời nhằm chỉ em bé trên lưng mẹ. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ thể hiện sự gắn bó giữa người mẹ với đứa con. Đó là nguồn sống, sự tin yêu tin tưởng của người mẹ đối với ngày mai.

Loigiaihay.com

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 (trang 158 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Trong trường hợp hai câu thơ trên chữ gật gù hay hơn chữ gật đầu vì:

    + Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý, nhưng tính biểu cảm không cao.

    + Gật gù: vừa đồng ý lại vừa tán thưởng, vừa ăn lại vừa khen ngợi – ngoài ra còn thể hiện sự hoà hợp của tình cảm vợ chồng.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 158 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    + Đội này chỉ có một chân sút : từ chân được dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ – Đội bóng này chỉ có một người có khả năng ghi bàn.

    + Có một chân thì chơi bóng làm gì : từ chân trong câu này được dùng theo nghĩa gốc – bộ phận con người để di chuyển.

⇒ Người vợ không hiểu được ý câu nói của người chồng, vì không hiểu được cách dùng nghĩa chuyển.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 158 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    + Từ vai được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ (vai người – vai áo).

    + Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ (đầu người – đầu súng).

    + Từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc.

Câu 4 (trang 159 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

    + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.

Câu 5 (trang 159 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Nhận xét cách đặt tên : các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của chúng : Rạch Mái Giầm vì hai bên bờ mọc toàn cây Mái Giầm, kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập biết cơ man nào là Bọ Mắt,…

– Ví dụ: Chùa Một Cột, Cá kiếm, Ong ruồi, mướp hương, dưa bở, dưa vàng,…

Quảng cáo

Câu 6 (trang 159 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phê phán những kẻ dốt mà hay nói chữ. Vì “đốc tờ” (tiếng Anh là doctor) nghĩa là bác sĩ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 9 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Tổng kết từ vựng luyện tập tổng hợp lớp 9 violet 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)