Nội dung chính
- 1 Xem Tóc quá yếu phải làm sao 2024
- 2 1. Ý nghĩa của chân tóc đối với sức khỏe của mái tóc
- 3 2. Các nguyên nhân của chân tóc yếu dễ rụng là gì?
- 4 3. Những dấu hiệu của chân tóc yếu như thế nào?
- 5 4. Chân tóc yếu dễ rụng, phải làm thế nào?
- 6 5. Các biện pháp tự nhiên để tăng cường sức mạnh cho chân tóc yếu
Xem Tóc quá yếu phải làm sao 2024
Tóc khỏe và được nuôi dưỡng bởi có chân tóc sâu sẽ có chu kỳ phát triển dài hơn. Lớp dầu tự nhiên trong da đầu giúp duy trì sức khỏe của lớp biểu bì quanh chân tóc, giúp tóc mọc ra tránh bị chẻ ngọn, ngăn tóc xoăn và xuất hiện gàu. Cũng giống như tất cả bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm cả làn da hay khuôn mặt, mái tóc cũng cần được chăm sóc toàn diện từ gốc. Do đó, chân tóc yếu dễ rụng phải làm sao là nỗi băn khoăn của nhiều phụ nữ trên con đường nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe và bồng bềnh.
1. Ý nghĩa của chân tóc đối với sức khỏe của mái tóc
Từng sợi tóc là mọc từ các nang tóc nằm sâu bên trong da đầu. Các nang tóc này còn được gọi là chân tóc hoặc bóng tóc. Các tế bào chuyên biệt có trong chân tóc tạo ra sợi tóc nhô ra khỏi da và phát triển thành sợi da. Chân tóc khỏe sẽ cho phép các nang tóc hoàn thành chu kỳ phát triển của chúng và sau đó rụng đi theo tiến trình lão hóa tự nhiên.
Do các yếu tố vật lý, hóa học và nội tiết tố khác nhau, chân tóc yếu sẽ khiến sợi tóc dễ gãy, dẫn đến tình trạng tóc gãy rụng ngày càng nhiều. Theo đó, cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng chân tóc yếu dễ rụng để có cách can thiệp phù hợp, nhanh chóng phục hồi vẻ đẹp và sức khỏe cho mái tóc nói chung.
2. Các nguyên nhân của chân tóc yếu dễ rụng là gì?
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng của chân tóc:
Mất cân bằng nội tiết tố – Mức độ nội tiết tố trong cơ thể là có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ phát triển của tóc. Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến sợi tóc mỏng đi và khiến chúng không thể duy trì độ dài ra theo thời gian và khỏe mạnh. Trong thời kỳ mãn kinh, các vấn đề về tuyến giáp, những thay đổi tóc sau khi mang thai, rụng tóc sau sinh có thể dẫn đến biến động nội tiết tố nghiêm trọng, làm suy yếu chân tóc và phá vỡ chu kỳ phát triển bình thường của tóc.
Di truyền – Một số người có khuynh hướng di truyền mắc các chứng rối loạn về tóc cụ thể, ví dụ: rụng tóc theo khuôn mẫu. Rụng tóc kiểu hói là một loại rụng tóc di truyền phổ biến nhất do sự giảm dần kích thước của các nang tóc theo thời gian.
Căng thẳng – Căng thẳng tinh thần có thể gây chân tóc yếu, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ phát triển của tóc và kích hoạt tóc dễ rụng. Tương tự, những căng thẳng thể chất do buộc tóc hoặc sử dụng quá nhiều các dụng cụ tạo kiểu tóc cũng có thể tạo ra những tác động lực hướng lên sợi tóc và chân tóc. Đồng thời, các phương pháp chăm sóc tóc khắc nghiệt như duỗi hoặc uốn tóc vĩnh viễn và sử dụng thường xuyên máy uốn tóc, ép tóc và lược nóng cũng có thể làm thay đổi các liên kết trong nang tóc và làm suy yếu lớp biểu bì của tóc, khiến chúng dễ bị gãy và rụng.
Nhiễm trùng da đầu – Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm trên da đầu, chẳng hạn như nhọt trên da đầu, nấm ngoài da đầu, có thể làm tổn thương chân tóc đến mức gây sẹo và do đó dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn ở những vùng bị ảnh hưởng.
Gàu – Tình trạng da đầu này xảy ra do sự gia tăng sản xuất dầu tự nhiên, tức là lớp bã nhờn trên da đầu, thúc đẩy nhiễm nấm. Da bong tróc và ngứa là một số triệu chứng phổ biến của gàu. Lúc này, phản xạ gãi mạnh do ngứa có thể cộng gộp làm tổn thương sợi tóc. Ngoài ra, nhiễm nấm có thể làm chân tóc yếu do viêm.
Sử dụng các sản phẩm tóc có thành phần hóa học – Các hóa chất có hoạt tính mạnh có trong thuốc nhuộm tóc, chất tẩy tóc và các sản phẩm tạo kiểu tóc có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng và ảnh hưởng xấu đến các nang tóc, làm chân tóc bị yếu đi nhanh chóng.
Chế độ ăn uống không lành mạnh – Có một chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và vitamin B12, có thể dẫn đến việc chân tóc dần dần yếu đi và số lượng tóc rụng ngày càng nhiều hơn.
Thuốc – Một số loại thuốc cũng có thể làm chân tóc yếu dễ rụng sớm. Chúng bao gồm thuốc chống ung thư, thuốc tuyến giáp, thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu), thuốc chữa bệnh gout, thuốc chống trầm cảm và thuốc kiểm soát huyết áp.
Yếu tố môi trường – Tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất có hại do ô nhiễm có thể gây ra tổn thương oxy hóa trên chân tóc và sợi tóc, lâu ngày làm chân tóc yếu đi, kém nuôi dưỡng và tóc dễ rụng.
Căng thẳng có thể khiến chân tóc yếu, tóc dễ gãy rụng
3. Những dấu hiệu của chân tóc yếu như thế nào?
Mái tóc có chân tóc yếu dễ rụng sẽ có những đặc điểm sau:
- Tóc sớm chẻ ngọn
- Kết cấu tóc khô, xoăn, mềm và xỉn màu
- Tăng độ giòn hoặc sợi tóc dễ bị gãy
- Tóc xơ, dễ bị rối
- Có mảng rụng tóc trên da đầu
4. Chân tóc yếu dễ rụng, phải làm thế nào?
Bất kỳ phương pháp điều trị nào cho chân tóc yếu đều phải nhằm mục đích nuôi dưỡng da đầu bằng các chất dinh dưỡng cần thiết và các yếu tố tăng trưởng giúp các nang tóc chắc khỏe hơn.
Điều chỉnh nguyên nhân cơ bản cùng với các can thiệp thủ thuật nếu cần, giúp phục hồi sức khỏe cho tình trạng chân tóc yếu, như giảm thiểu các tác động nhiệt, hóa chất và vật lý trên tóc; điều trị nhiễm trùng da đầu nếu có, giảm căng thẳng tâm lý…
Điều trị bằng huyết tương. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới để kiểm soát tình trạng tóc mỏng và đảo ngược tình trạng hói đầu diễn tiến nặng dần theo thời gian. Cơ chế của liệu pháp này là sử dụng huyết tương được tách ra từ mẫu máu của chỉ người bệnh, là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dưới dạng các yếu tố tăng trưởng. Các bác sĩ da liễu sẽ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu này vào các vùng da đầu bị tổn thương có hiện tượng mỏng tóc cấp tính hoặc chân tóc yếu. Điều này giúp làm trẻ hóa phần chân tóc yếu và giúp tóc khỏe mạnh trở lại. Sự phát triển của tóc cũng được cải thiện trong khi tóc rụng cũng giảm đáng kể sau khi điều trị bằng huyết tương.
5. Các biện pháp tự nhiên để tăng cường sức mạnh cho chân tóc yếu
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi mua bất kỳ sản phẩm chăm sóc tóc nào để đảm bảo không gặp phải nguy cơ kích ứng da đầu, dễ gây rụng tóc.
- Loại tóc và tình trạng da đầu giúp xác định tần suất gội đầu, như người có da đầu nhờn mới cần gội đầu thường xuyên; trái lại với người có da khô.
- Tránh chải đầu và dùng máy sấy tóc khi tóc còn ướt.
- Tránh làm hư tóc khi sử dụng quá nhiều các dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt như máy duỗi tóc và máy uốn tóc, ép tóc.
Để cải thiện tình trạng chân tóc yếu, bạn nên tránh chải tóc khi tóc còn ướt
- Tránh xa thuốc nhuộm tóc, tẩy trắng và các phương pháp xử lý tóc bằng hóa chất khác.
- Sử dụng lược có lông mềm hoặc lông tự nhiên để chân tóc không bị tổn thương do lực kéo.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ba đến bốn lần trong một tuần. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm mức độ căng thẳng và do đó, gián tiếp giúp cơ thể duy trì mái tóc và cơ thể khỏe mạnh.
- Tránh các thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc cố gắng áp dụng các chế độ ăn kiêng. Việc tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều rau lá xanh, protein, chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp cho da đầu và chân tóc nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Có thể bổ sung vitamin D và phức hợp sinh tố nhóm B để tăng cường sự phát triển của chân tóc và giữ cho mái tóc luôn khỏe mạnh. Tham vấn các chuyên gia dinh dưỡng để biết liều lượng phù hợp của các chất bổ sung này.
- Che tóc bằng khăn khi bước ra ngoài để che chắn mái tóc khỏi sự tác động của ô nhiễm và các tia độc hại của mặt trời.
- Nên đi khám sớm nếu áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng vẫn không giảm rụng tóc. Bác sĩ da liễu cần thăm khám để xác định nguyên nhân cơ bản gây rụng tóc để đưa ra cách điều trị tương thích.
Tóm lại, chân tóc yếu dễ rụng dẫn đến mái tóc mỏng và xơ rối là nỗi lo lắng cho vẻ bề ngoài hoàn chỉnh. Tìm ra các nguyên nhân nền tảng tác động gây chân tóc yếu đóng vai trò chủ chốt cho điều trị. Bên cạnh đó, việc cân bằng nội tiết tố, quản lý căng thẳng và bổ sung sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng còn đem lại lợi ích không chỉ cho vẻ bóng mượt trên mái tóc mà còn là sức khỏe tổng thể nói chung.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Video liên quan
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Tóc quá yếu phải làm sao 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.