Tiểu luận về hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 2024

Xem Tiểu luận về hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 2024

KÍCH CHUỘT VÀO ĐÂY ĐỂ XEM BẢN WORD ĐẦY ĐỦ.

ĐỂ TẢI FILE WORD NÀY XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ZALO 098.789.3491

mục lục


PHẦN I

Theo đánh giá của V.I Lênin, lí luận
giá trị thặng dư là “hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác” và học thuyết
kinh tế của C. Mác là “nội dung  căn bản
của chủ nghĩa Mác”. Để đạt mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua
sức lao động của công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm,
thu về giá trị thặng dư. Nhưng nhà tư bản bao giờ cũng chỉ trả một phần giá trị
sức lao động cho người công nhân thông qua hình thức tiền lương và bóc lột giá
trị thặng dư do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất.

Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa
tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các
quan hệ sản xuất của xã hội đó. Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của
công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không,
phản ánh mối quan hệ cơ bản nhất đó. Giá trị thặng dư do lao động không công của
công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của giai cấp các nhà tư bản,
sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ hoạt
động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư  thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra
giá trị thặng dư  tuyệt đối và tạo ra giá
trị thặng dư  tương đối.

Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng
  tối đa cho nhà tư bản là nội dung
chính của quy luật giá trị thặng dư. Nó tác động đến mọi mặt của xã hội tư bản.
Nó quyết định sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng
một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa.

Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng
  và các phương pháp sản xuất ra giá trị
thặng dư  có ý nghĩa quan trọng, là chìa
khóa dẫn đến những vấn đề khác trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giá trị thặng dư – Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
cho bài tiểu luận của mình.

Do thời gian có hạn, nên bài viết không
thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vậy tôi kính mong các quí thầy cô và
các bạn đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

PHẦN II

Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới
hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, mà
tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

Nếu tiền được dùng để mua bán hàng hoá
thì chúng là phương tiện giản đơn của lưu thông hàng hoá và vận động theo công
thức: Hàng
– Tiền – Hàng (H-T-H), nghĩa là sự chuyển
hoá của hàng hoá thành tiền tệ, rồi tiền tệ lại chuyển hoá thành hàng. Còn tiền
với tư cách là tư bản thì vận động theo công thức: Tiền – Hàng – Tiền (T-H-T),
tức là sự chuyển hoá tiền thành hàng và sự chuyển hoá ngược lại của hàng thành
tiền. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều được chuyển hoá thành
tư bản.

Do mục đích của lưu thông hàng hoá giản
đơn là giá trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn hai. Khi những
người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu
thông của tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là
giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy nếu số tiền thu bằng số tiền ứng
ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn
số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là: T-H-T’, trong đó
T’= T + ∆T. ∆T là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, C. Mác gọi là giá trị
thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị
mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của lưu thông T-H-T’ là sự lớn lên của giá
trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động T-H-T’ là không có giới hạn, vì sự lớn
lên của giá trị là không có giới hạn.

Sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện
trong lưu thông theo công thức T-H-T’, do đó công thức này được gọi là công thức
chung của tư bản.

Tiền ứng trước, tức là tiền đưa vào lưu
thông, khi trở về tay người chủ của nó thì thêm một lượng nhất định (∆T). Vậy
có phải do bản chất của lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm, và do đó mà hình
thành giá trị thặng dư hay không?

Các nhà kinh tế học tư sản thường quả
quyết rằng sự tăng thêm đó là do lưu thông hàng hoá sinh ra. Sự quả quyết như
thế là không có căn cứ.

Thật vậy, trong lưu thông nếu hàng hoá
được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, còn tổng
số giá trị, cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi là không đổi. Về mặt
giá trị sử dụng, trong trao đổi cả hai bên đều không có lợi gì. Như vậy, không
ai có thể thu được từ lưu thông một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị đã bỏ
ra (tức là chưa tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T).

C.Mác cho rằng trong xã hội tư bản
không có bất kì một nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò là người bán sản phẩm mà lại
không phải là người mua các yếu tố sản xuất. Vì vậy khi anh ta bán hàng hoá cao
hơn giá trị vốn có của nó, thì khi mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào các nhà tư
bản khác cũng bán cao hơn giá trị và như vậy cái được lợi khi bán sẽ bù cho cái
thiệt hại khi mua. Cuối cùng vẫn không tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T.

Nếu hàng hoá được bán thấp hơn giá trị,
thì số tiền mà người đó sẽ được lợi khi là người mua cũng chính là số tiền mà
người đó sẽ mất đi khi là người bán. Như vậy việc sinh ra  ∆T không thể là kết quả của việc mua hàng thấp
hơn giá trị của nó.

Mác lại giả định rằng trong xã hội tư bản
có một loại nhà tư bản rất lưu manh và xảo quyệt, khi mua các yếu tố sản xuất
thì rẻ, còn khi bán thì đắt. Điều này chỉ giải thích được sự làm giàu của những
thương nhân cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giàu của tất cả giai cấp
tư sản, vì tổng số giá trị trước lúc trao đổi cũng như  trong và sau khi trao đổi đều không thay đổi
mà chỉ có sự thay đổi trong việc phân phối giá trị giữa những người trao đổi mà
thôi. Và Mác kết luận rằng đây chẳng qua là hành vi móc túi lẫn nhau giữa các
nhà tư bản trong cùng giai cấp.

Vậy từ ba trường hợp cụ thể trong lưu
thông Mác cho rằng: Trong lưu thông không thể tạo ra giá trị và giá trị thặng
  vì vậy không thể là nguồn gốc sinh ra
∆T.

Ở ngoài lưu thông Mác xem xét cả hai yếu
tố là hàng hoá và tiền tệ:

Đối với
hàng hoá ngoài lưu thông
: Tức là đem sản phẩm tiêu dùng hay sử
dụng và sau một thời gian tiêu dùng nhất định thì thấy cả giá trị sử dụng và
giá trị của sản phẩm đều biến mất theo thời gian.

Đối với
yếu tố tiền tệ
: Tiền tệ ở ngoài lưu thông là tiền tệ nằm im một chỗ. Vì vậy
không có khả năng lớn lên để sinh ra ∆T.

Vậy ngoài lưu thông khi xem xét cả hai
yếu tố hàng hoá và tiền tệ đều không tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T.

“Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ
lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện
trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” (C.Mác: Tư bản.
NXB  Sự 
thật, HN, 1987, Q1, tập 1,tr 216). Đó là mâu thuẫn của công thức chung của
tư bản.

Khi Mác trở lại lưu thông lần thứ hai
và lần này Mác đã phát hiện ra rằng: Ở trong lưu thông người có tiền là nhà tư
bản phải gặp được một người có một thứ hàng hoá đặc biệt đem bán, mà thứ hàng
hoá đó khi đem tiêu dùng hay sử dụng nó có bản tính sinh ra một lượng giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó, hàng hoá đặc biệt đó chính là sức lao động.

2- Hàng hoá – sức lao động:

Số tiền chuyển hoá thành tư bản không
thể tự làm tăng giá trị mà phải thông qua hàng hoá được mua vào (T-H). Hàng hoá
đó phải là một thứ hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là
nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm
thấy trên thị trường.

Như vậy, sức lao động là toàn bộ thể lực
và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, thể lực và trí lực mà người đó đem
ra vận dụng trong quá trình sản xuất ra một giá trị sử dụng.

Không phải bao giờ sức lao động cũng là
hàng hoá, mà sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử
nhất định.

C.Mác đã nhấn mạnh sức lao động chỉ trở
thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện tiền đề: 

Một là, người lao động phải tự
do về thân thể, phải làm chủ được sức lao động của mình và có quyền đem bán cho
người khác. Vậy người có sức lao động phải có quyền sở hữu sức lao động của
mình.

Hai là, người lao động phải tước
hết tư  liệu sản xuất để trở thành người
vô sản và bắt buộc phải bán sức lao động, vì không còn cách nào khác để sinh sống.

Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói
trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu
quyết định của sự chuyển hoá tiền thành tư bản.

Cũng như những hàng hoá khác, hàng hoá
– sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị của hàng hoá sức lao động là
giá trị của những tư  liệu sinh hoạt cần
thiết để nuôi sống người công nhân, vợ con anh ta; những yếu tố tinh thần, dân
tộc, tôn giáo của người công nhân, những chi phí đào tạo người công nhân.

Giá trị hàng hoá sức lao động giống giá
trị hàng hoá thông thường ở chỗ: Nó phản ánh một lượng lao động hao phí nhất định
để tạo ra nó. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau căn bản: Giá trị của hàng hoá
thông thường biểu thị hao phí lao động trực tiếp để sản xuất hàng hoá nhưng
hàng hoá – sức lao động lại là sự hao phí lao động gián tiếp thông qua việc sản
xuất ra những vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Còn hàng hoá sức
lao động ngoài yếu tố vật chất, nó còn có yếu tố tinh thần lịch sử, dân tộc, yếu
tố gia đình và truyền thống, nghề nghiệp mà hàng hoá thông thường không có.

Cũng giống như các hàng hoá thông thường,
hàng hoá sức lao động có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của
người mua. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có thuộc tính đặc biệt,
nó khác hoàn toàn với hàng hoá thông thường ở chỗ: Khi đem tiêu dùng hay sử dụng
nó thì không những không bị tiêu biến theo thời gian về giá trị và giá trị sử dụng
mà ngược lại nó lại tạo ra một lượng giá trị mới c + m (c + m > v, với v là
giá trị sử dụng của bản thân nó). Khoản lớn lên được sinh ra trong quá trình sử
dụng sức lao động chính là ∆T hay giá trị thặng dư.

Từ đó Mác kết luận: Hàng hoá – sức lao
động là nguồn gốc tạo ra giá trị hơn thế nữa là tạo ra giá trị thặng dư cho nhà
tư bản. Bởi vì, sức lao động càng đem tiêu dùng hay sử dụng thì người công nhân
hay người lao động càng tích luỹ được kinh nghiệm nghề nghiệp, càng nâng cao
năng suất lao động. Vì vậy sẽ làm giảm giá trị hay mức tiền lương mà nhà tư bản
đã trả cho họ. Vì vậy, dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư bản rất ưa thích loại
hàng hoá đặc biệt này.

Vậy quá trình người công nhân tiến hành
lao động là quá trình sản xuất ra hàng hoá và đồng thời là quá trình tạo ra giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó
chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản đã chiếm đoạt. Như vậy, hàng hoá – sức
lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất
của hàng hoá – sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá để giải
thích tính mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

3- Bản chất giá trị thặng
dư:

Nói chung, trong nền sản xuất hàng hoá
dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giá trị sử dụng không phải là mục
đích. Giá trị sử dụng được sản xuất chỉ vì nó là vật mang giá trị trao đổi.

Nhà tư bản muốn sản xuất ra một giá trị
sử dụng có một giá trị trao đổi, nghĩa là một hàng hoá. Hơn nữa, nhà tư bản muốn
sản xuất ra một hàng hoá có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất
và giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã bỏ ra để mua, nghĩa là muốn sản xuất
ra một giá trị thặng dư.

Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất
ra giá trị thặng dư. C.Mác viết: “ Với tư cách là sự thống nhất giữa hai quá
trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá
trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động
và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất
tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá”.

Quá trình lao động với tư cách là quá
trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng:

Một là, người công nhân lao động
dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất được
nhà tư bản sử dụng sao cho có hiêụ quả nhất.

Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở
hữu của nhà tư bản, chứ không phải của người công nhân

C.Mác đã lấy ví dụ về việc sản xuất sợi
ở nước Anh làm đối tượng nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Để
nghiên cứu, Mác đã sử dụng phương pháp giả định khoa học thông qua giả thiết chặt
chẽ để tiến hành nghiên cứu: Không xét đến ngoại thương, giá cả thống nhất với
giá trị, toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đem tiêu dùng chuyển hết một lần vào
giá trị sản phẩm và chỉ nghiên cứu trong nền kinh tế tái sản xuất giản đơn.

Từ các giả định đó, Mác đưa ra một loạt
các giả thiết để nghiên cứu:

Nhà tư bản dự kiến kéo 10 kg sợi; giá 1
kg bông là 1 đôla; hao mòn thiết bị máy móc để kéo 5 kg bông thành 5 kg sợi là
1 đôla; tiền thuê sức lao động 1 ngày là 4 đôla; giá trị mới 1 giờ lao động của
công nhân là 1 đôla và chỉ cần 4 giờ người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5
kg sợi.

Từ đó, có bảng quyết toán như sau:

Tư bản ứng trước

Giá trị của sản phẩm mới

Giá 10 kg bông

10 đôla

Lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và chuyển giá trị 10 kg bông vào 10 kg sợi.

10 đôla

Hao mòn máy móc

2 đôla

Khấu hao tài sản cố định

2 đôla

Tiền thuê sức lao động trong một ngày

4 đôla

Giá trị mới do 8 giờ lao động của người công nhân

tạo ra

8 đôla

Tổng chi phí sản xuất

16 đôla

Tổng doanh thu

20 đôla

Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau
khi bán hàng (20 đôla) với tổng chi phí tư bản ứng trước quá trình sản xuất (16
đôla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng ra đã tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi
là giá trị thặng dư.

Từ sự nghiên cứu trên, chúng ta rút ra
một số nhận xét sau:

Một là, nghiên cứu quá trình sản
xuất giá trị thặng dư chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
đã được giải quyết. Việc chuyển hoá tiền thành tư bản diến ra trong lĩnh vực
lưu thông và đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông
nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động.
Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu
thông để sản xuất giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới
biến thành tư bản.

Hai là, phân tích giá trị sản phẩm
được sản xuất ra (10 kg sợi), chúng ta thấy có hai phần:

Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao
động cụ thể của người công nhân mà được bảo tồn và di chuyển vào giá trị của sản
phẩm mới (sợi) gọi là giá trị cũ.

Giá trị do lao động trừu tượng của công
nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới, phần giá trị mới này lớn
hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng thêm giá trị thặng
dư.

Ba là, ngày lao động của công
nhân trong xí nghiệp tư bản được chia thành hai phần:

Một phần gọi là thời gian lao động cần
thiết: Trong thời gian này người công nhân tạo ra được một lượng giá trị ngang
bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho mình
(4 đôla).

Phần thời gian còn lại là thời gian lao
động thặng dư: Trong thời gian lao động thặng dư người công nhân lại tạo ra một
lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao động hay tiền lương nhà tư bản đã trả cho
mình, đó là giá trị thặng dư (4 đôla) và bộ phận này thuộc về nhà tư bản (nhà
tư bản chiếm đoạt).

Từ đó, Mác đi đến khái niệm về giá trị
thặng dư: 

Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra
bên ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản
chiếm đoạt.

Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà ở đó sức lao động của người
công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng với giá trị sức lao động
hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho họ. Thực chất của sản xuất giá trị
thặng dư là sản xuất ra giá trị vượt khỏi giới hạn tại điểm đó giá trị sức lao
động được trả ngang giá.

4- Tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản:

Trong nền kinh tế tư bản người công
nhân sau quá trình làm việc cho nhà tư bản sẽ nhận được một khoản thu nhập dưới
hình thức tiền công hay tiền lương. Với cách trả lương như vậy các nhà lí luận
tư sản khẳng định rằng tiền lương hay tiền công là giá cả của lao động. Và
trong quá trình sản xuất nhà tư bản trả đúng giá cả của lao động. Vì vậy dưới
chủ nghĩa tư bản không có bóc lột. Nhưng C.Mác đã khẳng định tiền lương không
phải là giá cả của người lao động. Bởi vì, lao động là một phạm trù trừu tượng
nên người ta không thể bán cái trừu tượng. Hơn nữa, lao động chỉ thể hiện khi vận
dụng sức lao động để tiến hành quá trình sản xuất.

Vì vậy Mác khẳng định:  Tiền lương chính là giá cả của sức lao động
nhưng nó được biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động. Bởi vì sức lao
động phản ánh năng lực lao động của mỗi con người, nó là cái có thật thể hiện
toàn bộ ở sức óc, sức thần kinh và sức cơ bắp của con người. Nó nói lên năng lực
và khả năng của từng người. Vì vậy mỗi một sức lao động khác nhau sẽ có một giá
cả khác nhau. 

Việc nghiên cứu bản chất tiền lương dưới
chủ nghĩa tư bản cho ta thấy tiền lương chỉ là một phần giá trị của sức lao động
của công nhân tạo ra, nó tương ứng với thời gian lao động cần thiết của người
công nhân trong xí nghiệp nhà tư bản. Phần giá trị còn lại do sức lao động tạo
ra là giá trị thặng dư thuộc về nhà tư bản.

II- CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN
XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:

Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất
ra nhiều giá trị thặng dư, do đó giai cấp tư sản đã không từ bất cứ một thủ đoạn
nào để bóc lột giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ bản để đạt được mục đích
đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối.

1- Phương pháp bóc lột
giá trị thặng dư tuyệt đối:

Bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được
tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người
công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết (hay mức tiền công mà
nhà tư bản trả cho công nhân là không đổi).

Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó
4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư,
khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giả định ngày lao động được kéo
dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian
lao động thặng dư  tăng lên một cách tuyệt
đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 200%
(m’ = 200%)

Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà
tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã
đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù
sức lao động của công nhân là hàng hoá, nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống
của con người. Vì vậy, ngoài thời gian người công nhân làm việc cho nhà tư bản
trong xí nghiệp, người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ
ngơi nhằm tái sản xuất ra sức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hoá
đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi còn phải có thời
gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ
đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản
phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày.

Vì vậy, giai cấp tư  sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột
mới tinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.

2- Phương pháp bóc lột
giá trị thặng dư  tương đối:

Bóc lột giá trị thặng dư tương đối được
tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó mà
kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài của ngày
lao động là không đổi.

Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó
4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư,
trình độ bóc lột là 100%. Bây giờ chúng ta lại giả thiết rằng, công nhân chỉ cần
2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng với giá trị sức lao động của
mình. Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết
và thời gian lao động thặng dư trong trường hợp đó cũng thay đổi. Khi đó thời
gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ
bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300% (m’ = 300%).

Để có thể rút ngắn thời gian lao động cần
thiết thì các nhà tư bản phải tìm mọi biện pháp, đặc biệt là phải áp dụng tiến
bộ và công nghệ vào trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động xã
hội, giảm giá thành và tiến tới giảm giá cả thị trường của sản phẩm. Đặc biệt
nâng cao năng suất lao động xã hội trong những ngành, những lĩnh vực sản xuất
ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Từ đó tiến tới hạ thấp giá
trị sức lao động.

Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa
tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, thì đến giai đoạn tiếp
sau, khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối chiếm vị
trí chủ yếu. Hai phương pháp trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau
để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa tư bản.


PHẦN III

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa
không phải là sản xuất ra giá trị sử dụng, mà là sản xuất ra giá trị thặng dư,
là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư bằng bất cứ thủ đoạn nào là mục
đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã
hội tư  sản. Sản xuất ra giá trị thặng
  quả 
thực là động lực vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C.Mác viết: “ Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá
trị lên, làm tăng giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng
dư”.

Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa,
các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê không phải bằng cưỡng bức
siêu kinh tế (roi vọt), mà bằng cưỡng bức kinh tế  (kỷ luật đói rét) dựa trên cơ sở mở rộng sản
xuất, phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động và
kéo dài ngày lao động.

Vậy sản xuất ra giá trị thặng dư là quy
luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. C.Mác viết: “Việc tạo ra giá trị thặng
dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó”. Nội dung chủ yếu của
quy luật này là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản đã
tăng số lượng lao động làm thuê và tìm mọi thủ đoạn để bóc lột họ.

Trong giai đoạn hiện nay, các nhà tư bản
thực hiện cải tiến kỹ thuật hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để
tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá. Đồng thời thu hút một đội
ngũ các kỹ sư, quản lý, mà chức năng của họ suy cho cùng là bảo đảm sử dụng có
hiệu quả nhất tất cả các nhân tố của sản xuất mà trước hết là sức lao động, nhờ
đó mà tăng giá trị thặng dư.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Tiểu luận về hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)