Nội dung chính
Xem Thuốc tiêu sữa cho mẹ 2024
Khi cai sữa cho bé, nhiều mẹ bỉm gặp khó khăn bởi bầu ngực luôn căng sữa đau nhức. Tất cả đều có chung câu hỏi: Có nên uống thuốc tiêu sữa? Làm cách nào để tiêu sữa nhanh? Vậy đâu mới là giải đáp chuẩn xác?
Nội dung bài viết
- Thuốc tiêu sữa là gì?
- Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?
- Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không?
- Cách làm tiêu sữa nhanh và an toàn
- Một số nguyên tắc khi cai sữa mẹ cần biết
Thuốc tiêu sữa sản phẩm rất hiệu quả dành cho những mẹ đang muốn cai sữa cho con. Tuy nhiên vấn đề sử dụng thuốc tiêu sữa để cai sữa liệu có thực sự an toàn và mẹ có thể gặp những tác dụng phụ gì thì chị em cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định.
Thuốc tiêu sữa là gì?
Thuốc tiêu sữa, thuốc cắt sữa có tác dụng làm thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ để hỗ trợ làm giảm tiết sữa. Sản phẩm thường được các mẹ sau sinh sử dụng khi muốn cai sữa cho con.
Thuốc tiêu sữa có 3 loại phổ biến được nhiều người sử dụng là cabergolin (dostinex), bromocriptin (parlodel), quinagolid (norprolac).
Chúng đều là những đồng dạng của dopamine một hormone tự nhiên trong cơ thể có tác dụng điều khiển sự tiết sữa ở bà mẹ cho con bú.
Trong ba thuốc trên thì chỉ có bromocriptin được dùng cho những người đang cho con bú và muốncai sữa cho con. Trong trường hợp này, thuốc tiêu sữa có hai tác dụng:
- Giảm tiết sữa và giảm cảm giác căng tức khó chịu ở bà mẹ
- Khiến con chán bú mẹ vì mút không ra sữa
Thuốc tiêu sữa có hiệu quả nhanh khi mẹ thôi cho con bú nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?
Khi sử dụng thuốc, mẹ không cần kiêng gì cả. Nhưng tuyệt đối không cho con bú nhé! Vì trong thuốc có các chất không tốt cho sức khỏe của bé nên khi quyết định uống thuốc là ngừng cho con bú ngay. Tốt nhất là mẹ nên ngưng cho con bú trước uống thuốc khoảng 4-5 ngày.
Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa? Sau khi dùng thuốc tiêu sữa thường thì khoảng 2 ngày là mẹ thấy hết sữa rồi. Khi thấy có dấu hiệu hết sữa hẳn thì mẹ ngưng dùng thuốc ngay.
Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không?
Có thể khẳng định rằng, việc uống thuốc cắt sữa, thuốc tiêu sữa (sản phẩm chất lượng) thực sự sẽ làm tiêu sữa rất nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? Thực tế, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc tiêu sữa sẽlàm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹmột cách nhanh chóng. Và do đó, không chỉ thể chất mà ngay cả tinh thần, tâm trạng của người mẹ cũng có ít nhiều thay đổi.
Mẹ cần cẩn trọng khi cai sữa cho bé bằng loại thuốc này
Ngoài ra nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Buồn nôn và nôn
- Chóng mặt
- Tụt huyết áp
- Mệt mỏi
- Đau bụng
- Chán ăn
Lưu ý:
- Không phải ai uống thuốc tiêu sữa cũng gặp phải tác dụng phụ. Rất nhiều chị em đã uống và hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
- Ảnh hưởng của thuốc tiêu sữa đối với mỗi người là khác nhau, tùy theo đặc điểm thể chất, chế độ ăn uống, cách sử dụng của từng người mẹ.
6 cách cai sữa cho bé hiệu quả mẹ cần bỏ túiBé có thói quen bú đêm rõ ràng vừa làm mẹ vất vả, vừa ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của con. Nếu muốn tìm hiểu cách cai sữa cho bé vào ban đêm, để MarryBaby bật mí cho mẹ nhé!
Cách làm tiêu sữa nhanh và an toàn
Rất nhiều trường hợp mẹ sẽ bị sốt cao do căng sữa khicai sữa cho bé. Để giảm đau tự nhiên, bạn nên dùng khăn sạch, ngâm nước ấm rồi vắt để massage khu vực bầu ngực, giúp giảm đau hiệu quả.
Nếu ngực cương đau, căng cứng mà không tìm cách khắc phục, có thể dẫn đến sưng tấy bầu vú, viêm tia sữa do sữa bị ứ đọng lại bên trong cơ thể.
Mẹ nên áp dụng cách tiêu sữa truyền thống để đảm bảo sức khỏe
Có thể áp dụng một số cách tiêu sữa hiệu quả sau:
- Đặt một lá cải bắp lên bầu ngực sẽ giúp giảm sưng, đau và giải tỏa sự khó chịu cho mẹ
- Mặc một chiếc áo ngực rộng vừa phải, không quá bó
- Đặt một chiếc khăn lạnh lên bầu ngực sau khi cho bú và thỉnh thoảng chườm lạnh trong ngày
- Ngâm mình trong bồn nước tắm ấm để thư giãn hơn
- Nếu dùng thuốc giảm đau bạn nên chọn loại không chứa steroid
- Một số bà mẹ nói rằng,uống thuốc tránh thaicó thể giảm căng tức ở ngực khi cai sữa. Bạn cũng có thể thử (nếu như bạn cũng muốn ngừa thai) nhưng không nên lạm dụng.
Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa, nỗi khổ không của riêng aiTrong quá trình cho con bú, cơ thể người mẹ đã quen với việc sản xuất sữa đều đặn mỗi ngày. Rồi đến khi cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa, tức ngực rất khó chịu. Vậy để giải quyết tình trạng này chị em phải làm gì?
Một số nguyên tắc khi cai sữa mẹ cần biết
Điều đầu tiên, khi cai sữa cho con, mẹ không nên dừng việc cho bú sữa một cách đột ngột.
Hãy từ từ thôi, bởi nếu đột nhiên không cho bé bú sữa nữa, em bé chưa thích nghi được ngay, sẽ quấy khóc rất nhiều. Ngay cả với người mẹ, bầu vú cũng sẽ bị đau, căng tức, về mặt tâm lý cũng chưa thực sự ổn định.
- Bạn nên giảm bớt số lần cho bú lại, cứ cách vài tuần là giảm đi một nửa, cho đến khi hoàn toàn không cho bé bú sữa mẹ nữa.
- Nên cai sữa đêm trước, sau đó tiếp đến là giảm số lần bú vào ban ngày.
- Tuy nhiên, theo thời gian, các tuyến sữa cũng sẽ giảm tiết sữa, nói cách khác cơ thể người mẹ sẽ tự thích nghi với việc cai sữa. Và các triệu chứng đau tức ngực cũng sẽ không kéo dài lâu.
- Cần lưu ý rằng, càng cai sữa nhanh, đột ngột thì ngực của mẹ càng căng tức, đau và khó chịu.
Từ xưa, hầu hết các cha mẹ vẫn cai sữa thành công mà không cần đến thuốc cai sữa. Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mà rất khó cai sữa mới phải nhờ đến sự can thiệp y tế.
Nếu có sức khỏe tốt, mẹ vẫn có thể sử dụng loại thuốc này để tiệt kiệm thời gian cai sữa
Vậy nên dùng thuốc cai sữa hay không? Câu trả lời là tùy thuộc vàocuộc sống của mẹvà đó là một quyết định cá nhân. Bởi việc cai sữa là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? Các mẹ cần lưu ý khi uống thuốc tiêu sữa thì mẹ không được cho con bú nhé vì trong thuốc có nhiều chất sẽ ảnh hưởng tới con.
Nhìn chung, thuốc tiêu sữa sẽ hỗ trợ làm thay đổi hormone trong cơ thể mẹ khiến mẹ mất sữa chứ hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh nguyệt hay các vấn đề khác. Điều bạn cần lưu ý là hãy sử dụng theo sự hướng dẫn từ bác sĩ nhé.
Tham vấn y khoa:Bác sĩ chuyên khoa Sản Thẩm mỹ TẠ TRUNG KIÊN
Quá trình học tâp: Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại ĐH Y DƯỢC TP HCM , học phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Y PHẠM NGỌC THẠCH
Thâm niên công tác: Khoa sản bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai 3 năm
Hiện đang cố vấn chuyên môn của phòng khám Sản nhi, cố vấn chuyên môn cho chuỗi phòng khám G-link về các bệnh đường tình dục và công tác tại phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Thẩm mỹ viện Keangnam Korea TP.HCM.
Các chứng chỉ về y khoa của BS Kiên đã đạt gồm: Chứng chỉ hành nghề sản phụ khoa cấp bởi sở y tế tỉnh Đồng Nai, chứng chỉ siêu âm tổng quát cấp bởi trường Phạm Ngọc Thạch, chứng chỉ tập huấn an toàn tiêm chủng, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng mặt bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM.
BS Kiên cộng tác cho MarryBaby ở chuyên mục sau khi sinh và cuộc sống của mẹ.
Nguồn:
1. Weaning: Tips for breast-feeding mothers
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/weaning/art-20048440
Ngày truy cập: 14.6.2021
2. Weaning Your Baby
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspx
Ngày truy cập: 14.6.2021
3. Weaning Your Child
https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html
Ngày truy cập: 14.6.2021
4. How to Wean Your Baby From Breastfeeding: 3 Dos + 4 Donts
https://health.clevelandclinic.org/how-to-wean-your-baby-from-breastfeeding-3-dos-and-4-donts/
Ngày truy cập: 14.6.2021
5. WEANING from breastmilk to family food
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/39335/9241542373_eng.pdf?sequence=1&isAllowed=y
Ngày truy cập: 14.6.2021
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Thuốc tiêu sữa cho mẹ 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.