Nội dung chính
Xem Thuốc giảm đau bụng kinh có hại gì 2024
Chắc chắn các chị em phụ nữ đã không ít lần gặp phải tình trạng đau bụng kinh khi chuẩn bị hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau trong ngày đèn đỏ này ở mỗi chị em phụ nữ là khác nhau tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe. Nhiều người bị đau bụng kinh vô cùng nghiêm trọng, khiến họ không thể vận động hay làm việc trong nhiều ngày. Với các chị em này, thường bác sĩ sẽ chỉ định giảm đau bụng kinh bằng thuốc.
1. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh
Đau bụng kinh xuất phát từ những nguyên nhân tự nhiên của cơ thể, gồm 2 nhóm sau:
1.1. Đau bụng kinh nguyên phát
Đây là tình trạng đau bụng kinh sinh lý, không xác định được chính xác nguyên nhân và là dạng thường gặp nhất. Ở mỗi người phụ nữ, mức độ đau bụng kinh nguyên phát là khác nhau, hơn nữa cũng không giống nhau ở những kỳ kinh.
Đau bụng kinh ở mỗi chị em phụ nữ sẽ khác nhau
Có những người hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng đau hoặc cơn đau không nghiêm trọng nên có thể chịu đựng trong thời gian một vài ngày, hết chu kỳ kinh là hết đau. Song đau bụng kinh nguyên phát có thể rất nghiêm trọng, khiến chị em phải tìm đến biện pháp hỗ trợ, trong đó có uống thuốc giảm đau.
Với đau bụng kinh nguyên phát, thuốc tránh thai dạng uống hoặc thuốc kháng viêm không steroid thường được chỉ định để kiểm soát cơn đau.
1.2. Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh thứ phát không phải là vấn đề sinh lý, nguyên nhân thường xuất phát từ các bệnh lý liên quan như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, Những bệnh lý này thường gây cơn đau nghiêm trọng, kéo dài ở cả kỳ kinh nguyệt lẫn bình thường song những thay đổi của thời kỳ này khiến mức độ đau nặng hơn.
Đau bụng kinh do bệnh lý thường nghiêm trọng hơn
Với đau bụng kinh thứ phát, để điều trị giảm đau triệt để, cần tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh lý. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị hoặc can thiệp y tế để cải thiện cơn đau cùng các triệu chứng bệnh liên quan. Thuốc giảm đau cũng có thể sử dụng trong trường hợp này song không nên lạm dụng, nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe mà vẫn đem lại cảm giác thoải mái hơn trong những ngày này.
Phụ nữ có thể đồng thời bị đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Cần đến khám phụ khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân và được tư vấn biện pháp khắc phục hiệu quả, không gây hại cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
2. Có nên giảm đau bụng kinh bằng thuốc?
Mức độ cơn đau bụng kinh ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, nếu ở mức độ nhẹ thì chị em có thể cố gắng chịu đựng. Đồng thời, áp dụng các biện pháp giảm đau không dùng thuốc cũng có hiệu quả, giảm cảm giác đau và khó chịu ở bụng. Nhưng nếu đau bụng kinh, liên tục, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt thì cần thiết phải điều trị.
Có thể giảm đau bụng kinh bằng nhiều loại thuốc
Sử dụng thuốc giảm đau sẽ có tác dụng nhanh chóng, giúp chị em phụ nữ giảm bớt khó chịu, chịu đựng được cơn đau để sinh hoạt, làm việc bình thường. Song không nên lạm dụng thuốc giảm đau hoặc dùng không đúng liều, nó có thể gây hại cho dạ dày và sức khỏe. Nếu nguyên nhân đau bụng kinh là do bệnh lý, cần xác định chính xác bệnh và điều trị.
Tác dụng giảm đau của thuốc chống đau bụng kinh thường nhanh nhưng không kéo dài, bệnh nhân có thể phải uống duy trì trong thời gian vài ngày. Cơ chế giảm đau của những thuốc này là làm giãn cơ tử cung, khi đó co thắt tử cung sinh lý sẽ giảm xuống, cơn đau cũng không còn nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc đau bụng kinh còn có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin – hormone kích thích cơn co thắt tử cung nên cũng giúp người bệnh giảm bớt khó chịu trong những ngày đèn đỏ.
Cụ thể, những thuốc giảm đau bụng kinh thường được chỉ định gồm:
Thuốc chống co thắt hướng cơ: có tác dụng làm giãn cơ tử cung, giảm đau bụng kinh chứa các thành phần như alverin, dipropylin, drotaverin.
Thuốc ức chế prostaglandin (thuốc chống viêm không steroid) chủ yếu dùng cho phụ nữ bị đau bụng kinh chưa quan hệ tình dục, phổ biến như Acid Mefenamic, Naproxen, Ibuprofen,
Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: thường kết hợp bổ sung estrogen và progesterone như dạng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả.
Thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách
Như vậy, để trả lời chính xác có nên giảm đau bụng kinh bằng thuốc hay không, hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng bản thân gặp phải. Nếu vượt quá giới hạn chịu đựng và cơn đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe thì việc dùng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc giảm đau này tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, nội tiết tố cơ thể.
3. Các biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh không dùng thuốc
Bên cạnh dùng thuốc điều trị, một số biện pháp chăm sóc đơn giản, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà sau cũng giúp bạn cải thiện cơn đau bụng kinh.
3.1. Tắm nước nóng hoặc chườm ấm
Một trong những nguyên nhân khiến tử cung co thắt mạnh hơn gây ra cơn đau bụng kinh nghiêm trọng là nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Nhiệt độ cao sẽ giúp tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, khí huyết được đẩy ra ngoài thuận lợi và từ đó làm giảm cơn đau. Có thể làm ấm bằng các biện pháp như: tắm nước ấm, dùng miếng dán nóng, dùng túi chườm hoặc chai nước nóng,
3.2. Massage
Chỉ cần thực hiện một vài động tác massage nhẹ nhàng vùng bụng theo hướng vòng tròn, cơn đau bụng kinh sẽ dịu đi nhanh chóng. Tác dụng của việc massage là giúp cơ bụng giãn ra, từ đó giảm những cơn co thắt đột ngột kích thích dây thần kinh.
3.3. Dùng gừng tươi
Một ly nước gừng ấm cũng giúp làm ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh cùng triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng tươi đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới để giảm co bóp cơ tử cung đột ngột, giảm cơn đau.
Chườm ấm vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh
3.4. Chế độ ăn
Khi chuẩn bị hoặc trong kỳ kinh nguyệt, bạn nữ nên lưu ý hơn về chế độ ăn như: ít dầu mỡ, nhiều chất xơ, nhiều hoa quả giàu Vitamin và khoáng chất tốt. Đặc biệt, các nhóm chất như Vitamin E, Vitamin B6, Vitamin B1, kẽm, Magie, Acid béo Omega – 3 có tác dụng rất tốt trong giảm đau bụng kinh, giảm sự căng cơ và phản ứng viêm.
Bên cạnh đó, tâm trạng và thể lực tốt cũng là hai yếu tố giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Dù có tác dụng tốt nhưng chị em phụ nữ nên thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi giảm đau bụng kinh bằng thuốc.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Thuốc giảm đau bụng kinh có hại gì 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.