Xem Thuốc bổ máu dạng tiêm 2024
Thiếu máu và cách dùng thuốc
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này. Những trường hợp thiếu máu cấp tính do chảy máu sau chấn thương, sau phẫu thuật, thường bù lại bằng cách truyền máu ở dạng máu tươi hoặc sử dụng các dung dịch thay thế máu.
Trường hợp thiếu máu mạn tính cũng có nhiều nguyên nhân. Có thể do ở người bệnh tủy xương hoạt động kém hoặc không hoạt động. Tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các thành phần để sản sinh ra hồng cầu và hemoglobin như thiếu sắt, thiếu vitamin B12, B6, B2, acid folic… do cơ thể giảm hấp thu hoặc tăng sử dụng, tăng thải trừ… Một số bệnh khác cũng gây ra thiếu máu cho cơ thể như bệnh giun móc, bệnh trĩ… Phụ nữ bị rong kinh cũng có thể bị thiếu máu.
Thiếu máu do cơ thể bị thiếu sắt dẫn đến số lượng hồng cầu giảm là thể thiếu máu hay gặp nhất. Sắt là thành phần thiết yếu của huyết sắc tố, chất này có vai trò vận chuyển ôxy trong máu. Trẻ bị thiếu máu thường có da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, móng tay trắng bệch. Người ta thường lật mí mắt của trẻ lên để kiểm tra ban đầu về tình trạng thiếu máu của cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt còn gọi là thiếu máu nhược sắc và cách điều trị là phải bổ sung sắt ở dạng thuốc cho cơ thể.
Cơ thể người lớn chứa khoảng 3-5 gam sắt, trong đó 1,5 3gam có trong hồng cầu. Hằng ngày, đối với người bình thường, cơ thể cần phải bổ sung 0,5-1mg sắt. Đối với phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh nhu cầu sắt cao hơn, khoảng 1-2mg. Khi cơ thể bị thiếu hụt sắt, không những ảnh hưởng đến sự tạo máu mà còn làm thay đổi chức năng của một số enzym quan trọng trong cơ thể.
Có thể phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách khuyến khích ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như gan, tim, trứng, thịt nạc, giá đậu, hoa quả… Trên thị trường có bán nhiều dạng viên sắt mà thành phần là sắt sulfat, sắt oxalat, sắt gluconat… Để tránh kích thích đường tiêu hóa, các chế phẩm chứa sắt cần được uống vào lúc no. Khi dùng thuốc viên sắt dạng uống có thể thấy mùi tanh, lợm giọng, buồn nôn, kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, táo bón… Dạng thuốc đường tiêm chỉ sử dụng khi thật cần thiết và phải có nhân viên y tế vì có thể gây sốc phản vệ. Không được dùng quá liều chỉ định vì có thể gây tử vong do ngộ độc thuốc.
Một thuốc nữa hay dùng để chữa thiếu máu là vitamin B12. Đây là tên chung để chỉ các chất cobamid hoạt động trong cơ thể. Trên thị trường có các dạng thuốc tiêm B12 mà thành phần là cyanocobalamin hoặc hydroxocobalamin. Chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của tế bào, đặc biệt là sự nhân lên của AND. Nguồn vitamin B12 được đưa vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn. Những thức ăn giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, gan… Nếu ăn uống đầy đủ chất thì không sợ bị thiếu vitamin B12. Vì vậy tình trạng thiếu hụt vitamin này thường hay gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa, ăn chay kéo dài, các bệnh ở dạ dày… Thiếu vitamin B12 sẽ bị thiếu máu ưu sắc hồng cầu to, viêm đau dây thần kinh, rối loạn chuyển hóa… Trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12, tiêm bắp ngày 100mcg.
Thuốc ferovit là một chế phẩm phối hợp sắt và acid folic. Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9) cũng là một tác nhân quan trọng trong quá trình tạo máu. Hằng ngày người lớn bình thường cần 25-50mcg acid folic. Nguồn cung cấp chủ yếu từ rau xanh, thịt, trứng, gan, men bia… Không nên nấu chín quá lâu thức ăn, nhất là món rau xanh, vì sẽ làm acid folic phân hủy tới 90%. Acid folic có hai dạng bào chế là viên để uống và dạng tiêm.
Ngoài ra, còn có một số vitamin khác và nguyên tố vi lượng cũng rất cần cho sự tạo máu. Vitamin B6 có tác dụng làm tăng sinh hồng cầu ở những bệnh nhân thiếu máu do rối loạn tổng hợp hemoglobin. Vitamin B2 (riboflavin) cũng có tác dụng làm tăng sinh số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Trong cơ thể, ion cobalt kích thích giải phóng erythropoietin làm tăng số lượng hồng cầu. Chế phẩm epogen (erythropoietin) được dùng trong các trường hợp thiếu máu do viêm thận, sau phẫu thuật hoặc do điều trị bằng hóa chất chống ung thư.
Thuốc chữa thiếu máu có nhiều loại, song tốt nhất vẫn là một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Khi phải dùng các loại thuốc kể trên, cần tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc, liều lượng, đường dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thạc sĩ Lê Quốc Thịnh
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Thuốc bổ máu dạng tiêm 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.