Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài qua bài thơ bếp lứa 2024

Xem Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài qua bài thơ bếp lứa 2024

        Câu hỏi ôn tập học sinh giỏi văn 9

      Trong tiểu luận “Tiếng nói văn nghệ” Nguyễn Đình Thi đã viết: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang sách đáng lẽ sẽ lật đi và đọc lại bài thơ, tất cả tâm hồn chúng ta đọc”.

    Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy” .

  Gợi ý: 

– Xác lập ý : 

– Thơ và cuộc sống

 + Một bài thơ hay và cách tiếp nhận cảm thụ một bài thơ hay 

– bài thơ ánh trăng là một bài thơ hay 

 + Hay trong nghệ thuật biểu hiện 

+ Hay trong nội dung cảm xúc 

+ Sức lay động của bài thơ 

– Đánh giá tổng hợp vấn đề. 

Dàn ý :

 I. MB : 

      – Tác phẩm thơ là kết tinh những rung cảm của trái tim người nghệ sỹ trước cuộc đời, là tiếng nói của tình cảm, là tấm gương của tâm hồn. 

– Thơ tác động đến người đọc bằng tình cảm chân thành, mang đến cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng phong phú….. 

– Vì vậy khi đọc « một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc »

 – Đến với bài thơ « Ánh trăng » của nguyễn Duy chúng ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ đọc bằng cả tâm hồn chúng ta. 

II. TB : 

1. Giải thích nhận xét:

 – Thơ và cuộc sống : 

+ Nhà thơ Sóng Hồng đã nhận định về thơ : « Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng » song ông cũng khẳng định « Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp ». Thế có nghĩa thơ gốc rễ của thơ vẫn là cuộc sống. 

+ Thơ tác động đến của người đọc : vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua những liên tưởng tưởng tượng độc đáo. 

 + Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, thế giới nội tâm sâu kín của con người vừa gắn với cuộc sống khách quan – chiều sâu của sự phong phú trong đời sống xã hội nên thơ có khả năng lay đông tâm hồn người đọc một cách kì diệu. 

 * Giải thích một bài thơ hay và cách thưởng thức một bài thơ hay : 

– Bàn về thơ hay nhà thơ Xuân diệu đã nói : « Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài ». Nói thế có Nghĩa một bài thơ hay là hay từ cảm hứng sáng tác, tình ý trong thơ, đến ngôn ngữ, đến nghệ thuật biểu hiện. 

– Bài thơ hay là bài thơ có sự sáng tạo độc đáo về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. 

– Bài thơ hay là bài thơ có khả năng lay động, đánh thức những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đọc ,có khả năng khơi gợi những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người. 

– Chính vẻ đẹp tình ý sâu sa, và cách biểu hiện độc đáo, sắc sảo mà mà thơ hay có sức lôi cuốn kì lạ khiến người ta không thể đọc qua một lần mà bỏ xuống được, nó khiến người ta phải dừng tay lại trên trang giấy đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại, và lần đọc lại ấy người đọc phải đọc bằng cả tâm hồn. 

 – Vậy thế nào là đọc bằng cả tâm hồn :

 + Thơ là sản phẩm của cảm xúc, được viết ra bằng thứ ngôn ngữ tinh lọc, hàm súc, nhiều tầng, đẹp như hoa nhưng không dễ nhìn thấy như hoa. Vì vậy để cảm nhận hết được cái hay cái đẹp của một bài thơ ta phải « dừng tay trên trang vở đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại bài thơ, đọc bằng cả tâm hồn » như vậy ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp, cái tinh túy sâu sa, sức lan tỏa, lay động của nó. 

 2, Chứng minh bài thơ « Ánh Trăng » của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.


– Đến với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn duy để có thể cảm nhận hết cái hay của bài thơ ta phải đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước, với quá khứ, nét độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, trong nghệ thuật biểu hiện …

a. cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng trước hết được thể hiện qua nghệ thuật của bài thơ

– Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp tự sự, miêu tả, trữ tình, bình luận rất phù hợp với mạch cảm xúc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tình cảm: Đây là Câu chuyện về mối tình giữa người và trăng được kể với ba mốc thời gian: Một thời khó khăn, gian khổ

 – Trăng và người gắn bó như tri kỉ; thời hòa bình về thành phố

 – Trăng thành người dưng; khi mất điện Trăng hiện ra “im phăng phắc” khiến cho người giật mình. Chính thời gian và hoàn cảnh đã cho người đọc thấy được sự đổi thay từ tri kỉ thành người dưng, và sự đối mặt khi mất điện làm cho nhân vật rưng rưng rồi giật mình,Từ những cảm xúc, những kie niệm gần gũi, bình dị ấy mà nâng lên thành lẽ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của bài thơ. 

– Ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc nhưng giàu hình ảnh, cô đọng, hàm súc, ý tứ sâu sa có sức quyến rũ kì lạ : 

– Giọng thơ kể chuyện nhỏ nhẹ, như là một lời tâm tình, trong đó không dùng từ nhân xưng. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơ không dùng một từ nhân xưng nào. Các câu thơ không chủ ngữ nối tiếp nhau xuất hiện trong toàn bài. Suốt các khổ thơ có một chủ thể như là vô danh đã sống, đã ngỡ, đã về thành phố, đã bật tung cửa sổ, đã ngửa mặt lên nhìn mặt. Chỉ đến dòng thơ cuối cùng mới có một từ nhân xưng. “ta”:
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình Như vậy tác giả đã thành công khi để cho câu chuyện này là chuyện không phải của riêng ai. Có thể là của tôi, của bạn, của các bạn và rộng ra là của chúng ta. Vì mỗi người đều từng có quá khứ của mình. 

– Nhan đề bài thơ cũng rất hay :

 +Trong bài thơ tác giả bốn lần nhắc đến vầng trăng:

 – vầng trăng thành tri kỉ 

– cái vầng trăng tình nghĩa 

– vầng trăng đi qua ngõ 

– đột ngột vầng trăng tròn đến cuối bài thơ tác giả dùng : 

– ánh trăng im phăng phắc. Ánh trăng được dùng làm nhan đề Phải chăng, tác giả muốn đem phần tốt đẹp, phần nhân ái, thủy chung của vầng trăng tượng trưng cho ánh sáng để soi vào chỗ bóng tối, soi rọi vào sự lãng quên, vô tình trong tâm hồn con người, khiến người ta nhìn rõ mình, khiến người ta giật mình để rồi từ đó sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ dù quá khứ đó nhọc nhằn, gian khổ và trần trụi? Đấy là những nét nghệ thuật làm nên sự khác biệt và làm nên thành công của bài thơ Ánh trăng.
b. cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng được thể hiện trong nội dung cảm xúc.

 – Ánh trăng là bài thơ hay chứa đựng nội dung tình cảm, cảm xúc phong phú, trong đó có những lớp nghĩa hàm ẩn không dễ nhận ra :
+ Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của nhà thơ về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính sống gắn bó với thiên nhiên đất nước hiền hậu và bình dị. 

+ Bài thơ ánh trăng chứa đựng những suy ngẫm và chiêm nghiệm của nhà thơ về những đổi thay của lòng người trước những biến thiên của cuộc sống.

+ Bài thơ ánh trăng là lời nhắc nhở người đọc về thái đọc sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ, đặc biệt là qua khứ nhọc nhằn, gian lao.  

 => Với những ý nghĩa đó bài thơ đã tác động sâu sắc đến bạn đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình cảm cá nhân đến cộng đồng, từ quá khứ đến hiện tại. Từ câu chuyện tâm tình giữa người và trăng mà nâng lên thành lẽ sống đẹp : Sống có nghĩa có tình, có trước có sau, ân nghĩa trọn vẹn. Vì thế mà khi đọc bài thơ ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được ta phải dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi…… 

III. KB : 

– Mở rộng và nâng cao vấn đề :

+ Thơ cũng như bất cứ thể loại nghệ thuật nào đều có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống. 

+ Tiếp nhận một bài thơ hay là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm để cảm nhận nó. Lúc ấy trái tim người đọc hòa cùng một nhịp với những rung cảm của nhà nghệ sỹ. Qua đó độc giả không chỉ hiểu được tấc lòng của nhà nghệ sỹ đối với cuộc đời mà còn tham gia đồng hành vào quá trình sáng tạo 

+  Đọc tác phẩm văn học là ta đang được sống những cuộc đời ta chưa từng được sống và đó là cách bồi dưỡng tâm hồn tình cảm của ta thêm phong phú.


Page 2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

Chắc suất Đại học top – Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình sẽ cho 4 đề văn, các bạn chia sẻ Mở bài tùy thích nhé, mở bài nào hay nhất mình sẽ chọn và tặng thẻ :3 Đề 1 : Hình tượng người lính qua 2 bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Đề 2 : Cảm nhận về tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đề 3 : Bức tranh thiên nhiên qua hai bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Đề 4 : Cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương

Mình sẽ cho 4 đề văn, các bạn chia sẻ Mở bài tùy thích nhé, mở bài nào hay nhất mình sẽ chọn và tặng thẻ :3
Đề 3 : Bức tranh thiên nhiên qua hai bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang thu” của Hữu Thỉnh

”Có những bài thơ ta đọc tưởng chừng như đã thuộc, nhưng khi gấp trang giấy lại, ta chẳng nhớ gì cả. Nhưng lịa có những bài thơ, ta đọc mãi chẳng thuộc để rồi khi gấp trang giấy lại, ta nhớ mãi không quên” . Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, thơ là tiếng nói sâu xa thầm kín nhất từ tận đáy lòng của người nghệ sĩ- Thơ là tiếng nói của tình cảm. Có vẻ như ta thường say xưa đắm chìm trong thế giới chuyện cổ tích của người bà kính yêu trong ” Bếp Lửa” của Bằng Việt hay thán phục trước tinh thần ý chí tình đồng chí đồng đội của các anh bộ đội cụ Hồ trong ”Đồng Chí” của Chính Hữu,..nhưng với tôi, tôi lại đặc biệt ấn tượng với bức tranh thiên nhiên được phác họa nên bằng những gam màu thơ mộng khoáng đạt làm đắm say người của của hai người nghệ sĩ tài năng Thanh Hải và Hữu Thỉnh qua hai bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ và Sang Thu.

Reactions:
Trà Đào, Nguyenngocthuyduong and Hạ Mộcc

”Có những bài thơ ta đọc tưởng chừng như đã thuộc, nhưng khi gấp trang giấy lại, ta chẳng nhớ gì cả. Nhưng lịa có những bài thơ, ta đọc mãi chẳng thuộc để rồi khi gấp trang giấy lại, ta nhớ mãi không quên” . Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, thơ là tiếng nói sâu xa thầm kín nhất từ tận đáy lòng của người nghệ sĩ- Thơ là tiếng nói của tình cảm. Có vẻ như ta thường say xưa đắm chìm trong thế giới chuyện cổ tích của người bà kính yêu trong ” Bếp Lửa” của Bằng Việt hay thán phục trước tinh thần ý chí tình đồng chí đồng đội của các anh bộ đội cụ Hồ trong ”Đồng Chí” của Chính Hữu,..nhưng với tôi, tôi lại đặc biệt ấn tượng với bức tranh thiên nhiên được phác họa nên bằng những gam màu thơ mộng khoáng đạt làm đắm say người của của hai người nghệ sĩ tài năng Thanh Hải và Hữu Thỉnh qua hai bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ và Sang Thu.

Đoạn đầu hay đó bạn, nhưng phần trích dẫn thêm các tác phẩm rồi đi vào vấn đề mình thấy không được ổn.

Mình sẽ cho 4 đề văn, các bạn chia sẻ Mở bài tùy thích nhé, mở bài nào hay nhất mình sẽ chọn và tặng thẻ :3
Đề 4 : Cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương

Ai yêu chúng ta hơn gia đình? Ai thương chúng ta hơn cha mẹ? Tình yêu gia đình là thứ tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất. Chỉ có tình yêu gia đình mới là tình cảm chân thực nhất. Cũng chỉ có gia đình mới cho ta những lời khuyên chân thành. Lời cha dặn, lời mẹ nhắc. Đôi khi ta nghĩ lời nói đó chẳng cần thiết nhưng thực ra lời nói nào của cha mẹ với ta đều mang đậm tình cảm sâu sắc và mong muốn của họ với bản thân chúng ta. Bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương là một lời nhắn chân thành, tình cảm của người cha miền núi với đứa con bé bỏng.

Reactions:
vu linh vũ, Funn and Trà Đào

Ai yêu chúng ta hơn gia đình? Ai thương chúng ta hơn cha mẹ? Tình yêu gia đình là thứ tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất. Chỉ có tình yêu gia đình mới là tình cảm chân thực nhất. Cũng chỉ có gia đình mới cho ta những lời khuyên chân thành. Lời cha dặn, lời mẹ nhắc. Đôi khi ta nghĩ lời nói đó chẳng cần thiết nhưng thực ra lời nói nào của cha mẹ với ta đều mang đậm tình cảm sâu sắc và mong muốn của họ với bản thân chúng ta. Bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương là một lời nhắn chân thành, tình cảm của người cha miền núi với đứa con bé bỏng.

Ý của bạn hay nè, nhưng lời văn chưa được trau chuốt lắm, vẫn cảm thấy hơi thiếu :<

Ai yêu chúng ta hơn gia đình? Ai thương chúng ta hơn cha mẹ? Tình yêu gia đình là thứ tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất. Chỉ có tình yêu gia đình mới là tình cảm chân thực nhất. Cũng chỉ có gia đình mới cho ta những lời khuyên chân thành. Lời cha dặn, lời mẹ nhắc. Đôi khi ta nghĩ lời nói đó chẳng cần thiết nhưng thực ra lời nói nào của cha mẹ với ta đều mang đậm tình cảm sâu sắc và mong muốn của họ với bản thân chúng ta. Bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương là một lời nhắn chân thành, tình cảm của người cha miền núi với đứa con bé bỏng.

mik ko ns là ko hay nhưng mở bài này ko đc đánh giá cao
vì +nếu đè bài mang đc 1 pần giới thiệu tác giả tác phẩm hoàn cảnh sẽ đánh giá cao hơn
nhưng lm như vj sẽ cứng tuy nhiên ta có thể so sánh = cách nếu tên các tác phẩm cùng chủ đè hay nói chung về chủ dề gia đình rong 1 số bài

hoặc làm theo kiểu đối lập .vè mặt nội dung

Reactions:
Băng _Băng-water

Đây là cảm nhận theo cách nhìn riêng của mỗi người. Đâu phải tất cả mọi người đều ấn tượng nhất với bài thơ ấy đâu?
Đây chính là kiểu vào đề bằng phương pháp chọn lọc qua so sánh, SGK lớp 9 tập 2 có nói mà

)

ko p là vấn đề làm thế nào hay cảm nhận mỗi ngừoi
mà vấn đề là vừa hay vừa có điểm

viết như mấy bạn có sự thiếu sót như thế ..mất điểm quá uổng cho 1 bài văn

Reactions:
Ye Ye

ko p là vấn đề làm thế nào hay cảm nhận mỗi ngừoi
mà vấn đề là vừa hay vừa có điểm

viết như mấy bạn có sự thiếu sót như thế ..mất điểm quá uổng cho 1 bài văn

Ý cậu mất điểm là như thế nào?
Thiếu sót? Mình còn chưa hiểu lắm? Như thế nào là đầy đủ cho 1 mở bài hoàn chỉnh? )
Tại sao cậu không đưa mở bài của riêng mình ra để dẫn chứng được sự đầy đủ đó nhỉ? ))

Reactions:
tôi là ai?

”Có những bài thơ ta đọc tưởng chừng như đã thuộc, nhưng khi gấp trang giấy lại, ta chẳng nhớ gì cả. Nhưng lịa có những bài thơ, ta đọc mãi chẳng thuộc để rồi khi gấp trang giấy lại, ta nhớ mãi không quên” . Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, thơ là tiếng nói sâu xa thầm kín nhất từ tận đáy lòng của người nghệ sĩ- Thơ là tiếng nói của tình cảm. Có vẻ như ta thường say xưa đắm chìm trong thế giới chuyện cổ tích của người bà kính yêu trong ” Bếp Lửa” của Bằng Việt hay thán phục trước tinh thần ý chí tình đồng chí đồng đội của các anh bộ đội cụ Hồ trong ”Đồng Chí” của Chính Hữu,..nhưng với tôi, tôi lại đặc biệt ấn tượng với bức tranh thiên nhiên được phác họa nên bằng những gam màu thơ mộng khoáng đạt làm đắm say người của của hai người nghệ sĩ tài năng Thanh Hải và Hữu Thỉnh qua hai bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ và Sang Thu.
Đó là ý kiến của mình nhé
Những chỗ in đậm là do bạn lặp từ nhiều, nên sửa lại
Tiếp đó, “ta thường say đắm…” xong lại “nhưng với tôi…” => có gì đó không đc logic cho lắm
Cả đoạn “Có vẻ như…” đến hết, mình thấy cứ sao sao ý, phải chăng do lặp từ?

P/s: ý kiến riêng :v​

Reactions:
Hạ Mộcc

Ý cậu mất điểm là như thế nào?
Thiếu sót? Mình còn chưa hiểu lắm? Như thế nào là đầy đủ cho 1 mở bài hoàn chỉnh? )
Tại sao cậu không đưa mở bài của riêng mình ra để dẫn chứng được sự đầy đủ đó nhỉ? ))

mình thực ra ko hk văn vì mik ko thi khối D
với cả mik ít tìm hiểu về chủ đè chung ..ko hk lớp 9 nhưng mình có thể nhìn đc những thiếu sót của 1 phần mở bài ở đây ta cần 1 phần mở bài có tính chất vừa hay vừa có thể gây ấn tương+có đc điểm cao nhá bạn

p/s mik già đời 2k1 nên mình hiểu đc những sai sót của các bài văn

Đây là cảm nhận theo cách nhìn riêng của mỗi người. Đâu phải tất cả mọi người đều ấn tượng nhất với bài thơ ấy đâu?
Đây chính là kiểu vào đề bằng phương pháp chọn lọc qua so sánh, SGK lớp 9 tập 2 có nói mà )

chọn lọc qua so sánh là so sánh, đối chiếu với những tp cùng đề tài, cùng thời đại,…như mở bài của bạn Funn so sánh với các tác phẩm cùng thời đại vẫn đúng, song cách trình bài chưa logic lắm. Còn về việc cảm nhận theo cách riêng của mỗi người, tốt nhất không nên đưa vào nhwuxng mb nghị luận văn học, vì nó thô và không sáng tạo. Tốt nhất là đưa những đánh giá chung với đại từ “ta” thì tốt hơn. Bạn đọc kĩ lại mb của Funn cũng thấy lúc đầu bạn í dùng “ta” mà :3

Reactions:
tôi là ai?

mik ko ns là ko hay nhưng mở bài này ko đc đánh giá cao

+nếu đè bài mang đc 1 pần giới thiệu tác giả tác phẩm hoàn cảnh sẽ đánh giá cao hơn
nhưng lm như vj sẽ cứng
tuy nhiên ta có thể so sánh = cách nếu tên các tác phẩm cùng chủ đè
hay nói chung về chủ dề gia đình rong 1 số bài

hoặc làm theo kiểu đối lập .vè mặt nội dung

Em thấy phần mở đầu khá ổn khi đi từ đề tài gia đình, xong mở rộng ra. Tuy nhiên cẫn có thể đưa thêm các tp cùng đề tài vào để phong phú thêm, phần rút ra vấn đê cũng chưa được sâu sắc lắm :3

Reactions:
tôi là ai?

Em thấy phần mở đầu khá ổn khi đi từ đề tài gia đình, xong mở rộng ra. Tuy nhiên cẫn có thể đưa thêm các tp cùng đề tài vào để phong phú thêm, phần rút ra vấn đê cũng chưa được sâu sắc lắm :3

căn bản là mình từng đọc nhiều tài liệu hsg văn và mik cũng từng hk lớp 9

nên mik cảm giac mở bài chưa hay

đặc biệt văn học
thì hãy hạn chế tối đa nhất từ có vẻ như nhá

chỉ có thể ns ở thủ pháp ngt thôi

Mk cũng 2k1 nhé!
mk cũng không chuyên văn, mk thi khối A!
Văn đối vs mk chỉ là môn học phấn đấu trên 8.0 để đc học sinh giỏi thôi! ok

vs cả mk thích sáng tạo hơn là giữ nguyên bài văn theo bố cục hay là cái khuôn mẫu của nó, dĩ nhiên kiểm tra thì ko rảnh mà sáng tạo rồi…

vậy cho nên đây chưa phải là mở bài hoàn chỉnh của mk, mk cũng đâu nhớ rõ lắm bài nói vs con đâu

r13

Reactions:
Bảo Ngọc2901

Mk cũng 2k1 nhé!
mk cũng không chuyên văn, mk thi khối A!
Văn đối vs mk chỉ là môn học phấn đấu trên 8.0 để đc học sinh giỏi thôi! ok

vs cả mk thích sáng tạo hơn là giữ nguyên bài văn theo bố cục hay là cái khuôn mẫu của nó, dĩ nhiên kiểm tra thì ko rảnh mà sáng tạo rồi…

vậy cho nên đây chưa phải là mở bài hoàn chỉnh của mk, mk cũng đâu nhớ rõ lắm bài nói vs con đâu

r13

thực ra mình thấy cách viết của bạn có nhiêu thủng quá
p/s mik 9,2 văn nè há há

ko thi văn há há


Page 2

Mk cũng 2k1 nhé!
mk cũng không chuyên văn, mk thi khối A!
Văn đối vs mk chỉ là môn học phấn đấu trên 8.0 để đc học sinh giỏi thôi! ok

vs cả mk thích sáng tạo hơn là giữ nguyên bài văn theo bố cục hay là cái khuôn mẫu của nó, dĩ nhiên kiểm tra thì ko rảnh mà sáng tạo rồi…

vậy cho nên đây chưa phải là mở bài hoàn chỉnh của mk, mk cũng đâu nhớ rõ lắm bài nói vs con đâu

r13

Em thấy vừa đi theo bố cục và khuôn mẫu mà vẫn sáng tạo thì mới hay :3 đương nhiên lúc hi thì hông thể r, nên em mới chuẩn bị trước >v<

Reactions:
tôi là ai?

ko p là vấn đề làm thế nào hay cảm nhận mỗi ngừoi
mà vấn đề là vừa hay vừa có điểm

viết như mấy bạn có sự thiếu sót như thế ..mất điểm quá uổng cho 1 bài văn

bài ăn ăn điểm hay không không phải chỉ dựa vòa lời văn hay mà có đủ ý không mới là quan trọng. Cái này là mình nói chung thuôi nhé

Mình sẽ cho 4 đề văn, các bạn chia sẻ Mở bài tùy thích nhé, mở bài nào hay nhất mình sẽ chọn và tặng thẻ :3 Đề 1 : Hình tượng người lính qua 2 bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Đề 2 : Cảm nhận về tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đề 3 : Bức tranh thiên nhiên qua hai bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Đề 4 : Cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương

Mùa xuân vốn là đề tài bất tận của bao văn nhân, thi sĩ. Nếu hoạ sĩ dùng đường nét và sắc màu, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng hình ảnh và ngôn từ để diễn tả cảm xúc của mình – đặc biệt là diễn tả tình yêu thiên nhiên, yêu cái men say nồng của sắc xuân, hương xuân. Hãy lật từng trang sách đến với bài thơ sang thu của nhà thơ hữu thỉnh và hoà nhịp tâm hồn vào đất trời xứ huế với thi phẩm mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ thanh hải, chúng ta sẽ cảm nhận đc bao vẻ đẹp của quê hương, đất nc VN xinh đẹp và tuyệt vời qua từng vầng thơ hay, làm say đắm lòng người.
P/s: đay là bài mà mk đã làm r nên lấy mở bài trong bài làm của mk à mà mk cũng có tham khảo ý kiến của GVBM có sai sót j mọi người bổ sung dùm nhed

Bạn đang tìm hiểu bài viết Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài qua bài thơ bếp lứa 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)