Nội dung chính
Xem Thế nào là học sinh khuyết tật 2024
Mục lục bài viết
- Người khuyết tật là gì?
- Các dạng khuyết tật
- Mức độ khuyết tật
- Xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
Chúng ta thường hay gặp một số trường hợp một số người bị thiếu một hay nhiều những bộ phận trên cơ thể, đấy chúng ta thường gọi là khuyết tật, nhưng liệu có đúng không?
Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số kiến thức liên quan tới vấn đề người khuyết tật là gì và có những loại người khuyết tật nào?
Người khuyết tật là gì?
Người khuyết tật (còn có cách gọi khác là người tàn tật) là những người thiếu, mất một phần cơ thể hay trí tuệ, họ rất khó khăn trong quá trình vận động, những người không có khả năng tự vận động trong các hoạt động hằng ngày khi vận động và các sinh hoạt cá nhân cần có sự giúp đỡ của người khác.
Họ là người có một hay có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể hoặc tinh thần, những khiếm khuyết ấy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động hay trí tuệ người mắc bệnh. Những khiếm khuyết đó gây ra những suy giảm đáng kể và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của họ. Sự suy yếu về thể trạng hay trí tuệ của người khuyết tật sẽ làm giảm khả năng vận động, giảm khả năng tư duy vè nhận thức.
Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau:
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Các dạng khuyết tật
Được quy định tại Điều 2 Nghị định số 763/2019/VBHN-BLDTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật như sau:
Điều 2. Dạng tật
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Kết luận: Có các dạng khuyến tật như sau: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ,mỗi dạng tật khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau.
Mức độ khuyết tật
Khuyết tật được chia làm ba mức độ như sau:
+ Người khuyết tật đặc biệt:
Những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
+ Người khuyết tật nặng:
Là nhưng người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
+ Người khuyết tật nhẹ:
Người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại hai trường hợp trên.
Xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
Để có thể xác định được mức độ khuyết tật của mỗi người khuyết tật thì cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật cụ thể.
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 763/2019/VBHN-BLDTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật như sau:
Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật.
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
4. Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
6. Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về kinh phí quy định tại khoản 5 Điều này.
Chỉ có những cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có thẩm quyền để xác định được mức độ khuyết tật của người khuyết tật để được hưởng những chính sách, những ưu đãi theo quy định.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Thế nào là học sinh khuyết tật 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.