Xem Thai chậm phát triển Webtretho 2024
Thai chậm phát triển là nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí não của con về sau, thậm chí là tử vong. Mẹ cần biết sớm để can thiệp kịp thời.
Thai nhi trong bụng có cân nặng và chiều dài đạt mức chuẩn hoặc nhỉnh hơn một xíu thì vẫn an toàn hơn là bị thấp bé nhẹ cân. Vì điều này là một trong những dấu hiệu cho thấy bào thai đang phát triển kém. Nếu được phát hiện kịp thời và có sự theo dõi, chăm sóc, bồi dưỡng đặc biệt thì khả năng cứu con là khá cao. Ngược lại, mẹ chủ quan, ít thăm khám, ít để ý đến con thì nguy cơ tai biến trước, trong và sau sinh cho hai mẹ con là điều có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Thế nào là thai chậm phát triển?
Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là tình trạng thai nhi kém tăng trưởng, có kích thước nhỏ hơn so với bình thường. Hội chứng này còn có nhiều tên gọi khác giúp mẹ dễ hình dung hơn là: thai nhỏ so với tuổi thai, suy dinh dưỡng thai nhi, suy nhau thai…
Hậu quả của tình trạng này
Tình trạng này xảy ra sẽ khiến tỉ lệ mắc các tai biến, bệnh tật, tử vong trước, trong và sau sinh tăng lên. Trong đó điển hình là mẹ bầu bị thiểu ối. Nước ối ít sẽ chèn ép dây rốn, cản trở máu và oxy đi nuôi thai nên khiến bé tử vong.
Còn đối với các trẻ đã từng bị tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung, khi ra đời sẽ dễ bị những di chứng về thần kinh, trí não, không bắt kịp đà tăng trưởng thể chất với các bạn đồng trang lứa, mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp.
Dấu hiệu nhận biết
-Bề cao tử cung không tăng hay tăng chậm hơn tuổi thai (cụ thể: nếu bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì là thai nhi đang gặp bất thường).
-Siêu âm đo thấy thai nhi nhẹ ký, chiều dài cơ thể thấp hơn so với mức trung bình.
-Bụng mẹ chậm to.
-Mẹ bị thiểu ối, hay khát nước, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức mỗi khi con đạp.
-Thai nhi yếu ớt, ít cử động, cử động yếu. Mẹ kích thích bằng cách uống nước lạnh, thay đổi tư thế, ăn đồ ngọt… mà con không phản ứng lại rõ ràng.
Mẹ bầu thăm khám thường xuyên để biết thai chậm phát triển hay không
Cách xử lý khi mẹ bầu chẳng may rơi vào tình trạng này
-Thăm khám thường xuyên để bác sĩ tìm ra nguyên nhân khiến thai chậm phát triển và theo dõi một cách sát sao. Đồng thời kịp thời can thiệp nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
-Nằm ngủ nghiêng về bên trái để tăng cường lượng máu đến tử cung, cung cấp dinh dưỡng và oxi cho thai nhi.
-Cải thiện chế độ dinh dưỡng sao cho thật khoa học, đầy đủ chất.
-Ăn nhiều bữa trong ngày. Có thể ăn uống những món giúp thai tăng cân nhanh như: thịt vịt, trứng vịt lộn, nước mía, sữa tươi… Mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn đúng cách để thai nở nang béo khỏe nhé!
-Uống nhiều sữa tươi, nước ép trái cây hoặc đơn giản chỉ là siêng uống nước lọc.
-Tránh xa những người hút thuốc lá, không được uống trà, cà phê, rượu…
-Giữ tâm trạng bình tĩnh, thoải mái, tránh lo âu.
-Để ý kích cỡ bụng của mình, đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.
– Đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.
– Siêu âm đo lượng nước ối, nhìn thai nhi cử động, đo vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi.
-Khi cần thiết phải đưa thai ra ngoài để đảm bảo an toàn cho mẹ và con thì nhất định phải tuân thủ.
Những mẹ bầu có nguy cơ cao cần phải đề phòng
Dưới đây là danh sách những mẹ bầu có nguy cơ mắc hội chứng thai nhi bị chậm phát triển. Các mẹ nên xem kĩ để biết mà đề phòng:
-Mẹ có thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng.
-Mẹ mang đa thai.
-Mẹ bị mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn…
-Mẹ bị rối loạn về di truyền.
-Mẹ làm việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc nơi ô nhiễm, có chất độc hại.
-Mẹ bị suy tuần hoàn nhau thai.
-Mẹ uống rượu bia, thường xuyên hít phải khói thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
-Mẹ bị các chứng bệnh như: cao huyết áp, bệnh thận, phổi, tiểu đường, bệnh lý về hồng cầu, hội chứng kháng Phospholipid…
Thai chậm phát triển dễ gây tai biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não, thể chất của bé
Cách để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh
-Khi có ý định sinh con, mẹ nên đi khám sàng lọc trước sinh để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình.
-Cất cẩn thận giấy tờ khám sức khỏe, siêu âm thai của mẹ lại để tiện theo dõi, đối chiếu.
-Đi khám thai càng sớm càng tốt khi phát hiện trễ kinh để bác sĩ chẩn đoán chính xác tuổi thai.
-Khi khám thai, bác sĩ cần đo bề cao tử cung. Bề cao này bằng số tuần tuổi của thai nhi và tăng dần lên theo tuổi thai (tháng thứ 4: bề cao tử cung là 16cm. Mỗi tháng sẽ tăng tầm 4cm cho đến tháng thứ 8 thì chững lại). Tuy nhiên, chỉ số này còn phụ thuộc vào bề dày thành bụng, lượng ối, tử cung ngả trước hay ngả sau, mẹ mang thai đơn hay thai đôi…
Khám thai thường xuyên sẽ giúp mẹ biết chính xác thai bình thường hay thai chậm phát triển. Nếu chẳng may con bị tình trạng này, mẹ đừng lo lắng quá mà hãy chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và theo dõi kĩ càng để khắc phục dần, đồng thời có những can thiệp cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Thai chậm phát triển Webtretho 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.