Nội dung chính
Xem Thai 26 tuần nặng bao nhiêu gam 2024
Thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai nhi 26 tuần
Thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi, bé sẽ thư giãn và duỗi thẳng chân tay trong bụng và khi đó bạn có thể cảm thấy những cơn đau ở phía dưới xương sườn. Tử cung
của bạn giờ ở trên rốn khoảng 6cm. Bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc đo chiều dài của thai nhi. Lúc này bạn đã có thể thấy rốn của bạn nhô ra khi mặc quần áo đặc biệt là nếu bạn đang mặc những bộ đồ ôm sát.
Hãy lưu ý các dấu hiệu sau đây khi thai nhi 26 tuần
Braxton Hicks
Mang thai tuần 26, bạn sẽ nhận thấy rằng những cơn gò sinh lý xuất hiện thường xuyên hơn.
Các cơn co thắt sẽ có cảm giác giống như cơn đau thắt kinh
nguyệt bạn trải qua khi đến kỳ.
Tiền sản giật
Bác sĩ có thể cảnh báo cho bạn biết về sự gia tăng nhẹ huyết áp sau tuần 24. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật:
- Tiền sản giật – Một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai.
- Thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai.
- Dấu hiệu tiền sản giật thường là huyết áp cao, protein trong nước tiểu cao, gan hoặc thận trở nên bất thường,
những con đau đầu dai dẳng, hoặc thay đổi thị giác.
Mặc dù chứng tiền sản giật thường xảy ra muộn trong thời kỳ mang thai (thường trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), những để mắt tới huyết áp và sự tăng cân của bạn để đảm bảo an toàn
- Tiền sản giật cũng có thể đe dọa tính mạng trong một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời.
- Bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn về vấn đề sinh sớm, nếu các triệu chứng của tiền sản giật trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm cho bạn
hoặc con bạn.
Đau thần kinh hông
Khi thai nhi 26 tuần, nếu bạn cảm thấy một cơn đau dữ dội ở phía sau khiến bạn không thể làm được các công việc như hằng ngày thì đó chính là cơn đau dây thần kinh ở phần hông.
- Trọng lượng của tử cung đôi lúc có thể gây áp lực lên dây thần kinh. Tử cung của bạn, hoặc chính là đầu của bé, có thể đè vào dây thần kinh ở hông, gây đau đớn nghiêm trọng ở lưng dưới, mông và chân.
- Thần kinh
toạ chạy dọc xương sống của bạn tới vùng xương chậu và xuống chân. Do đó nó có thể gây đau ở bất kỳ khu vực nào khi bị tử cung đè lên. - Đau dây thần kinh hông thì thường gây ảnh hưởng tới bên trái hoặc bên phải của bạn.
Các triệu chứng liên quan:
- Tê hoặc đau ở mông
- Đau nhói ở phần lưng dưới, đùi và chân.
Để giảm thiểu cơn đau, mẹ có thể dùng túi đá hoặc nước ấm chườm lên chỗ đau
- Gặp khó khăn trong việc cúi xuống
- Con đau gia tăng khi bạn ngồi quá lâu trong một tư thế
- Cảm giác nóng và ngứa ran chạy dọc xuống chân
- Gặp khó khăn trong việc đứng lên.
Một số cách giúp bạn kiểm soát cơn
đau:
- Xoa bóp nhẹ nhàng lên những chỗ bị đau.
- Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện tình trạng đau dây thần kinh hông.
- Bạn có thể dùng túi đá hoặc nước ấm chườm lên chỗ đau.
- Ăn quá nhiều một lúc có thể làm tăng cảm giác khó chịu, vậy nên hãy ăn thành những bữa nhỏ và tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.
- Không ngồi lâu quá lâu với cùng một tư thế.
- Đi giày thấp và thoải mái.
Những thay đổi
khác
Khi thai nhi 26 tuần, một số triệu chứng của giai đoạn trước vẫn tiếp tục. Đồng thời, các triệu chứng mới cũng có thể tăng lên.
- Tử cung ngày càng đè nặng vào bàng quang khiến bạn thường xuyên phải đi tiểu, cảm giác muốn đi tiểu có thể vẫn tồn tại ngay cả sau khi bạn vừa ghé phòng vệ sinh. Hãy học cách sống với nó trong vài tháng nữa.
- Vì cơ thể của bạn đã thích ứng với những thay đổi đang diễn ra, bạn có thể cảm thấy con đau dây chằng đã giảm
xuống kể từ bây giờ. - Cân nặng của bạn sẽ tăng từ 7-11kg khi mang thai tuần 26, tùy thuộc vào trọng lượng trước khi mang thai hay những bài tập thể dục. Cân nặng có thể ở trên hoặc dưới mức mức trung bình. Trọng lượng của bạn cũng sẽ thay đổi tùy theo lượng nước giữ trong cơ thể bạn.
- Cảm giác sưng nề khắp cơ thể, đặc biệt là chân và tay vẫn tiếp tục làm phiền bạn
- Ngứa ran ở những vùng da bị dãn vẫn tiếp tục. Hãy sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm an toàn để làn da của bạn
được giữ ẩm - Bạn có thể sẽ không được ngủ một giấc ngon lành suốt đêm trong một thời gian. Sự khó chịu sẽ khiến bạn mất ngủ.
- Quan sát kỹ bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào có thể không liên quan đến việc mang thai.
Dưới đây là các triệu chứng của giai đoạn thai nhi 26 tuần
- Chân sưng nề
- Chứng mất ngủ
- Đau dây thần kinh ở hông.
- Táo bón
- Mệt mỏi, khó chịu
- Tính hay quên
- Cơn
gò sinh lý xuất hiện với tần suất cao - Đi tiểu thường xuyên
- Đau nhức đầu.
- Căng thẳng mệt mỏi
- Da căng và rạn ở mức độ cao hơn
- Cảm giác ngứa da.
- Tăng huyết áp
Thay đổi ở thai nhi 26 tuần
Bé đang thích thú với tất cả những hoạt động mà bé thực hiện trong tử cung của bạn. Tất cả các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, hệ thống bài tiết và sự vận động của cánh tay đang
chuẩn bị cho sự tồn tại trong thế giới khắc nghiệt bên ngoài tử cung. Mỗi lần chạm tay, mỗi cử động và mỗi cú đá mà Mẹ nhận được từ bé sẽ là một lời nhắn nhủ rằng mọi thứ đều ổn với bé.
- Bạn có biết rằng Bé đang thực hiện những bước đi bộ bên trong bụng của bạn? Nhiều cuộc khảo sát chi ra rằng trẻ sơ sinh bắt chước những hành động chẳng hạn như động tác đạp cũng giống như đi bộ trong tử cung.
- Đôi lúc bạn chưa hiểu được cú đá đó đến từ đâu. Thì bé có thể đang quậy khắp nơi
với mọi tư thế. Có vẻ như em bé của bạn đang cố gắng khám phá mọi động thái võ thuật. Những cú đá nào khiến bạn cảm thấy đau nhất, chính là những cú chạm tới xương sườn của bạn. Và khi mọi thứ không thể chịu đựng được nữa, bạn sẽ cố gắng để sinh bé ra.
- Các dây thần kinh nhỏ và phức tạp trong tai của bé đang nhanh
chóng hoàn thiện, giúp bé phản ứng lại với các âm thanh một cách nhất quán hơn bao giờ hết. Và Bé có thể đang lắng nghe những cuộc trò chuyện của bạn với bạn đời. - Con của bạn có thể thè lưỡi ra ngoài và trêu chọc bạn. Bé cũng đang sẵn sàng để mở to mắt ra trong sự ngạc nhiên trước điều kỳ diệu mang tên cuộc sống.
- Việc nuốt dịch ối đang diễn ra với tốc độ tối đa không chỉ luyện tập cho hệ tiêu hoá và bài tiết của Bé mà còn giúp phổi của Bé hoàn thiện chức năng hô hấp. Sau khi
sinh, dịch màng ối sẽ được thay thế bằng không khí. - Chất béo tiếp tục được phát triển bên dưới da bé và bé tăng cân nhanh.
- Não tiếp tục phát triển nhanh chóng. Hãy để ý chế độ ăn uống của bạn để hỗ trợ phát triển não bộ của bé.
- Kháng thể của bạn đang giúp bé phát triển một hệ miễn dịch để chống lại những thách thức của thế giới bên ngoài tử cung.
- Dây rốn thai nhi phát triển mạnh và dày hơn để bổ sung tất cả các dưỡng chất thiết yếu mà bé của bạn đang đòi hỏi.
- Nếu bạn mang thai một cậu bé, đã đến lúc tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống bìu, nhưng đó là một quá trình từ từ.
- Cột sống càng trở nên khoẻ mạnh và chắc chắn hơn
Kích thước và cân nặng của bé
Khi thai nhi 26 tuần, bé của bạn có chiểu dài khoảng gần 35,6 cm và nặng chừng khoảng 760 gram.
Mẹo chăm sóc giai đoạn thai nhi 26 tuần
Nếu đây không phải là lần đầu tiên mang
thai hoặc bạn đang gánh trên vai trách nhiệm đối với các thành viên khác trong gia đình thì việc dừng lại và nghỉ ngơi có thể chẳng dễ dàng cho bạn. Bạn có thể cảm thấy khó khăn lăn tăn giữa việc thực hiện trách nhiệm hay là ham muốn nghỉ ngơi thư giãn.
- Hãy nhớ rằng nếu bạn ăn ngủ và nghỉ ngơi tốt hơn thì bạn sẽ có thể chăm sóc cho gia đình tốt hơn cả về tinh thần và thể chất
- Đừng ngần ngại trao đổi với gia đình bạn và yêu cầu sự giúp đỡ của họ. Mọi người đều có thể giúp bạn bằng cách này hay cách khác.
- Nếu bạn tự bắt ép mình vào những trường hợp khó khăn vất vả, sẽ không chỉ là không tốt đối với bạn về thể chất và tâm lý, mà còn có thể gây hại cho thai nhi.
- Hãy để mọi người xung quanh
bạn biết rằng bạn cần sự ưu tiên tạm thời cho nhu cầu của bạn và đứa bé đang phát triển trong bụng của bạn. - Nên tránh những căng thẳng trong giai đoạn này với bất kỳ cách nào. Tránh xa những tác nhân gây căng thẳng và những người thường khiến bạn cảm thấy căng thẳng, ngay cả khi bạn có vẻ hơi thô lỗ khi làm điều đó.
- Nhớ rằng bạn có quyền bớt hoàn hảo hơn khi mang thai
- Có thể đặt thức ăn ở bên ngoài khi bạn quá mệt mỏi để nấu ăn, hoặc để việc vệ sinh, dọn dẹp cho ngày hôm
sau. - Mọi người không thể đọc được tư duy của bạn, đặc biệt là đàn ông. Vì vậy hãy nói với bạn đời của bạn về những nhu cầu, cảm xúc của bạn và yêu cầu sự giúp đỡ bất cứ khi nào cần thiết.
- Cuối cùng, khi mang thai tuần 26, bạn hãy chuẩn bộ những bộ trang phục mới cho công cuộc sinh nở cũng như là chuẩn bị mọi thứ nhỏ nhắn xinh xắn cho bé con của bạn bất cứ khi nào bạn cảm thấy tâm trạng mình đang giảm sút.
Lời khuyên cho
cha
Vợ của bạn có thể gặp khó khăn trong việc xoay xở với những thay đổi trên cơ thể cô ấy. Tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc của bạn có thể giúp cho người bạn đời của mình giải quyết những thay đổi này tích cực hơn.
► Xem tiếp: Thai nhi 27 tuần – Sự phát triển của bé,
thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Thai 26 tuần nặng bao nhiêu gam 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.