Thai 26 tuần đau bụng lâm râm 2024

Xem Thai 26 tuần đau bụng lâm râm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Lê Thị Phương đã có 29 năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa.

Bước sang tuần mang thai thứ 26, người phụ nữ có thể cảm nhận được cân nặng của mình đang tăng lên nhanh chóng kèm theo đau xương sườn, khó thở hay kim châm vùng bụng. Việc trẻ đã phát triển cứng cáp và thường xuyên quậy phá cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mẹ.

1. Đặc điểm nổi bật của phụ nữ mang thai tuần 26

Phụ nữ mang thai tuần 26 tăng cân với tốc độ nhanh hơn, vào khoảng 1 pound mỗi tuần. Tử cung được đẩy ra các cơ quan xung quanh theo sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi. Lúc này, thai phụ có thể cảm thấy đau xương sườn, khó thở do tử cung đẩy lên trên cơ hoành; cảm giác như có kim châm ở vùng bụng.

Đến tuần 26, các cơ quan trong cơ thể bé gần như đã hoàn thiện. Việc bé liên tục Quậy phá có thể làm cản trở giấc ngủ của mẹ. Chứng ợ nóng và chuột rút ở chân cũng xảy ra thường xuyên hơn. Để làm giảm các triệu chứng này, mẹ bầu nên áp dụng một số biện pháp như tập thể dục ban ngày (buổi sáng và chiều), hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, hít thở không khí trong lành, thực hiện một số tư thế giảm đau, hoặc nhẹ nhàng đẩy bé trở lại đúng vị trí.

2. Triệu chứng mang thai Tuần 26

2.1 Đầy hơi

Thai phụ dễ bị đầy hơi do tử cung giãn ra làm tăng áp lực lên dạ dày và ruột. Để làm giảm triệu chứng đầy hơi, phụ nữ mang thai nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần thay vì 3 bữa lớn để không làm việc tiêu hóa thức ăn trở nên quá tải.

2.2 Chứng hay quên

“Não thai kỳ” có khiến phụ nữ mang thai quên một số cuộc họp hay thông tin quan trọng vừa mới xảy ra. Việc giảm trí nhớ này là tạm thời và hoàn toàn bình thường. Để đối phó với tình trạng này, thai phụ nên viết những điều quan trọng vào một cuốn sổ tay đáng tin cậy hoặc trên điện thoại thông minh rồi theo đó thực hiện.

2.3 Trở nên vụng về

Các khớp bị nới lỏng, trọng tâm thay đổi và trọng lượng tăng thêm chỉ là một vài trong số các yếu tố khiến phụ nữ mang thai dễ bị trượt, vấp và ngã thường xuyên hơn bình thường. Sự vụng về này là tạm thời, nhưng lưu ý, thai phụ nên cẩn thận hơn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tránh những nơi trơn trượt đặc biệt là trong bồn tắm, vòi hoa sen, không đi giày dép cao.

2.4 Chứng đau nửa đầu

Một số phụ nữ mang thai có tiền sử đau nửa đầu, cơn đau có xu hướng tăng lên trong thời kỳ mang thai. Vì các loại thuốc trị đau nửa đầu mạnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nên thay vào đó, hãy xem xét các liệu pháp an toàn hơn như châm cứu, xoa bóp, thiền và yoga (những kỹ thuật này cũng có thể giúp giảm căng thẳng, là tác nhân gây đau nửa đầu).

Mẹ bầu trong giai đoạn này có thể gặp tình trạng đau nửa đầu

2.5 Nhìn mờ

Phụ nữ mang thai thường cảm thấy khô mắt do hormone thai kỳ làm giảm sản xuất nước mắt. Sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm bớt sự khó chịu và thông báo với bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường về thị lực vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

2.6 Đau dây chằng tròn

Cơn đau dây chằng tròn gây khó chịu hơn theo sự tăng lên của kích thước tử cung. Để giảm đau, phụ nữ mang thai nên đặt chân và nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, thay đổi vị trí cần phải nhẹ nhàng tránh làm tái phát và nặng thêm cơn đau.

3. Phụ nữ mang thai cần thực hiện những gì khi mang thai tuần 26?

3.1 Nấu kỹ thực phẩm tươi sống

Phụ nữ mang thai phải đảm bảo ăn các thực phẩm được nấu kỹ. Các thực phẩm sống cần lưu ý khi nấu như thịt, cá hoặc thịt gia cầm. Một số mẹo để kiểm tra thực phẩm đã được nấu chín hay chưa, bao gồm:

  • Đâm chiếc đũa xuyên qua con gà, nếu nước chảy ra có màu đỏ là chưa chín. Lúc đó, cần đun nhỏ lửa hoặc đem thức ăn trở lại lò nướng tiếp tục nướng cho đến khi mỡ chảy ra.
  • Cắt qua phần dày nhất của thịt và sườn nấu chí. Nếu phần ở giữa có màu xám hoặc nâu chứng tỏ thức ăn đã chín, ngược lại nếu có màu đỏ thì vẫn chưa chín, cần phải nấu thêm.
  • Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế. Phụ nữ mang thai nên nhớ những mức nhiệt độ “nấu chín hoàn toàn” của các món ăn quen thuộc: Gà nguyên con hoặc gà tây: 180 F; Thịt bò, thịt bê, thịt cừu hoặc thịt lợn, thịt quay, sườn hoặc bít tết: 170 F; Ức gà: 170 F;. Thịt gà hoặc gà tây: 165 F. Thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn nghiền: 160 F. Cá: 145 F. Thịt giăm bông: 140 F.

3.2 Tránh trứng sống

Một số cách để lựa chọn và chế biến các món trứng đúng cách bao gồm:

  • Tốt nhất là chọn trứng được sinh ra từ những con gà chăm sóc tự nhiên, không nhốt và đã được bảo quản lạnh
  • Không mua trứng đã bị nứt
  • Bảo quản trứng trong tủ lạnh ngay cả khi đã được nấu chín
  • Khi chuẩn bị trứng, nấu cho đến khi lòng trắng đã chắc và lòng đỏ đã bắt đầu đặc lại. Không bao giờ ăn trứng sống (trong các món salad, nước sốt hoặc món tráng miệng kiểu mousse), trừ khi đang sử dụng loại thanh trùng. Nếu đang sử dụng trứng sống, chưa tiệt trùng để nướng, thì không được nếm thử bột

3.3 Thực hành tư thế giảm đau

Để tránh tư thế gây đau, phụ nữ mang thai cần đứng thẳng, tập tư thế này bằng cách áp sát vào tường, đảm bảo diện tích tiếp xúc giữa cơ thể và tường là cao nhất. Tránh tư thế đẩy hông và bụng về phía trước vì tư thế này có thể gây đau lưng và nặng nề cho cơ thể khi di chuyển.

3.4 Đảm bảo không gian sống sạch sẽ

Dọn dẹp phòng bếp:

  • Giữ cho tay sạch sẽ trong quá trình chế biến thức ăn
  • Lau dọn dụng cụ phòng bếp như khăn lau chén đĩa, mặt bàn sạch sẽ sau khi sử dụng

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm:

  • Rửa tay trước và sau khi xử lý thịt sống, trứng, thịt gia cầm hoặc cá
  • Rửa sạch dụng cụ, thớt và khăn mang theo trên người khi đi đường
  • Rửa nắp lon trước khi mở chúng để bụi bẩn và vi khuẩn không thể xâm nhập vào
  • Rửa trái cây và rau thật kỹ trước khi ăn, ngay cả những quả định gọt vỏ

3.5 Theo dõi chuyển động của thai nhi

Mỗi em bé phản ứng khác nhau với thói quen hoạt động khác nhau hàng ngày của mẹ. Một số người có thể bị ru ngủ bởi chuyển động, trong khi những người khác dường như rất đau khi bị bé đạp.

Mẹ bầu tuyệt đối không ăn trứng sống trong các món ăn

4. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 26

Thai nhi tuần 26 đã nặng 2 pounds tương đương với lượng sữa uống hàng ngày để nhận được 1.200 mg canxi khuyến nghị và chiều dài 9 inch.

Nhìn chung, trong tuần 26 thai nhi đã có nhiều sự thay đổi đáng ghi nhận sau:

  • Mắt đã mở ra, để lộ đôi mắt màu hơi xanh, màu sắc sẽ thay đổi trong vài tháng đầu đời. Bé phản ứng nhạy hơn bằng việc phản ứng lại (đạp mẹ) khi chiếu ánh sáng qua siêu âm.
  • Thính giác: Thính giác của bé đã phát triển hoàn chỉnh. Khi bé phản ứng với âm thanh, mạch sẽ tăng lên. Bé thậm chí có thể di chuyển theo nhịp điệu theo âm nhạc.
  • Phổi: Phổi của bé vẫn đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Nếu được sinh non trong tuần 26, bé vẫn cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị hỗ trợ hô hấp.
  • Mô hình sóng não: Mô hình sóng não hoàn thiện như một đứa trẻ sơ sinh đủ tháng.
  • Cảm giác ở miệng: Các dây thần kinh xung quanh cái miệng và đôi môi ngày càng nhạy cảm hơn, chuẩn bị nhiệm vụ hết sức quan trọng là bú mẹ sau khi được sinh ra. Để làm được vậy, bé tập bú ngay trong bào thai bằng cách ngậm bất cứ thứ gì gần đôi môi của mình, kể cả dây rốn.
  • Các hoạt động: Bé gần như có thể thực hiện mọi hoạt động như nắm tay, mút ngón tay cái, chắp hai bàn tay lại và thậm chí chơi với ngón chân và đạp vào bụng mẹ.

Để yên tâm nhất với sức khỏe thai kỳ, bà bầu tuần 26 có thể đăng ký tham gia Chương trình Chăm sóc Thai sản do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai với mục đích hỗ trợ, sát cánh cùng mẹ bầu cho đến ngày Mẹ tròn con vuông. Chương trình gồm các gói dịch vụ sau:

  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019  12 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019  27 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019  36 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai Sản 2019  Chuyển Dạ

Đội ngũ y bác sĩ tại Vinmec đều là những người có chuyên môn, uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản khoa; hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hỗ trợ tối ưu cho các kỹ thuật thăm khám, sàng lọc; không gian khám bệnh văn minh, sang trọng và dịch vụ chuyên nghiệp – tất cả những ưu thế này đã giúp Vinmec trở thành bệnh viện được giới chuyên môn đánh giá rất cao về chăm sóc thai sản, là lựa chọn hàng đầu của phụ nữ mang thai.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Whattoexpect.com; Parent.com

Bạn đang tìm hiểu bài viết Thai 26 tuần đau bụng lâm râm 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)