Thai 26 tuần bị tụt bụng 2024

Xem Thai 26 tuần bị tụt bụng 2024

Bụng bầu tụt khi mang thai là một biểu hiện có vai trò vô cùng quan trọng. Chị em cần phải có kiến thức về nó để có một quá trình vượt cạn thuận lợi.

Bà bầu bị tụt bụng là như thế nào

Đến những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã phát triển ở mức lớn. Thai nhi sẽ dần dần dịch chuyển sâu xuống bên dưới tử cung của bà bầu; cuối cùng dừng lại ở vùng khung xương chậu. Điều này làm cho bụng bầu tụt xuống thấp hơn so với trước đó.

Bà bầu bị tụt bụng là như thế nào

Có thể nói tụt bụng khi mang thai là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nhắc nhở các mẹ cần phải sẵn sàng tâm lý và chuẩn bị chu đáo nhất; trước khi bước vào ngày vượt cạn.

Dấu hiệu bụng tụt dễ nhận biết

Những dấu hiệu của bụng tụt đều rất dễ dàng quan sát. Nếu mẹ bầu nhận thấy bản thân có một trong những biểu hiện được nêu phía dưới; thì cũng đồng nghĩa là bụng mẹ đã tụt xuống vị trí thấp hơn. Và ngày lâm bồn cũng không còn xa nữa.

1. Bụng bầu tụt xuống thấp

Mẹ bầu có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường. Khi thấy bụng bầu tụt xuống thấp một cách rõ ràng như vậy thì bạn hãy chuẩn bị tâm lý nhé. Bởi rất có thể em bé nhà bạn sẽ chào đời chỉ sau đó 1-2 tuần nữa thôi đấy.

Chị em hãy để ý xem phần ngực còn chạm được vào vùng trên của bụng bầu nữa hay không để xác định điều này. Trong trường hợp ngực bạn không còn chạm vào được nữa; thì có thể khẳng định rằng bụng bầu đã tụt xâu xuống bên dưới rồi.

Có không ít bà bầu còn nhận thấy một cách chân thật; khi đầu của em bé trong bụng lọt tới khung xương chậu. Sau đó chỉ vài ngày là em bé đã cất tiếng khóc trào đời rồi.

2. Đi tiểu nhiều hơn

Việc mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn cũng là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đã di chuyển xâu xuống bên dưới. Bởi khi đó, em bé trong bụng sẽ chèn ép, tạo thành áp lực tác động vào bàng quang; khiến chị em có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.

Thế nhưng, dấu hiệu bụng tụt này đôi khi dễ nhầm lẫn với tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai (UTI). Do cả 2 trường hợp đều khiến các mẹ đi tiểu thường xuyên hơn.

3. Áp lực đè lên xương chậu tăng

Thai nhi khi đã di chuyển xuống xương chậu sẽ chèn ép; khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái ở vị trí này. Nhiều lúc có cảm giác như em bé trong bụng có thể chui ra bất cứ lúc nào.

Cảm giác khó chịu này sẽ tăng thêm bội phần khi đi lại, di chuyển; khiến chị em không thể đi với dáng đi như bình thường được nữa. Đến càng gần ngày sinh nở, dáng đi của các mẹ bầu càng trở nên khó khăn; nặng nề lạch bạch giống con vịt.

4. Giảm cảm giác ợ nóng

Ợ nóng là tình trạng quen thuộc thường xảy ra trong thời gian mang thai. Chị em sẽ bị những cơn ợ nóng này tấn công; khi mà dạ dày và tử cung chiến tranh nhằm giành giật không gian trong bụng.

Tuy nhiên, trong tháng cuối của thai kỳ, khi mà bụng bầu đã tụt xâu xuống phía bên dưới. Khoảng không gian dành cho dạ dày sẽ được mở rộng. Khi đó cuộc chiến giữa dạ dày và tử cung cũng khép lại. Nhờ vậy, thời gian này chị em sẽ thoát khỏi sự đeo bám của chứng ợ nóng khi mang thai; và đặc biệt là ăn nhiều hơn mà không cảm thấy no.

Dấu hiệu bụng tụt chị em nên chú ý

5. Dễ thở hơn

Cũng tương tự như với dạ dày, khi bụng bầu tụt xâu xuống dưới; phổi của các mẹ bầu cũng được giải phóng khỏi sự chèn ép.

Do đó, việc hít thở của chị em sẽ dễ dàng hơn. Không còn những ngày tháng thở khó nhọc hổn hển nữa rồi.

6. Táo bón hoặc trĩ

Có thể nói đây chính là điều đáng sợ nhất với các bà bầu sau khi tụt bụng. Hiện tượng bà bầu bị táo bón hoặc trĩ trong thời gian cuối của thai kỳ rất phổ biến và gây nhiều khó chịu. Để giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu này; chị em hãy cố gắng bổ sung nhiều chất xơ cũng như uống nhiều nước hơn nhé.

Bên cạnh đó, còn một dấu hiệu bụng bầu tụt khác cũng đáng chú ý, đó là hình dạng của bụng bầu. Ở trạng thái bình thường, bụng bầu của các mẹ sẽ có hình dạng tròn xoe; trong khi đó bụng bầu tụt xuống sẽ có hình dạng dài và xệ xuống.

Hình ảnh bụng bầu tụt

Một số hình ảnh bụng bầu tụt dưới đây sẽ giúp chị em có cái nhìn rõ ràng hơn về trạng thái bụng bầu này:

Hình ảnh bụng bầu tụt
Hình ảnh bụng tụt

Bụng bầu tụt từ tuần bao nhiêu ?

Nhiều chị em thắc mắc rằng bụng bầu tụt khi nào để chuẩn bị tốt hơn. Tuy nhiên, thời gian này thường có sự chênh lệnh và không thể nói chính xác được.

Có nhiều yếu tố để quyết định thời gian bụng tụt. Trong đó quan trọng nhất chính là việc chị em sinh nở lần đầu hay nhiều lần rồi.

Trong trường hợp các mẹ lần đầu mang thai; thường thì bụng bầu tụt ở tuần 36 hoặc trước thời gian dự sinh từ 2-4 tuần.

Với các mẹ bầu đã từng sinh nở trước đó rồi; vùng xương chậu đã giãn nở hơn. Chính vì thế, hầu hết khi mẹ bầu tụt bụng sẽ kèm theo cá triệu chứng chuẩn bị sinh như rỉ ối, đau đẻ

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh ?

Bà bầu bị tụt bụng chỉ là một trong số rất nhiều dấu hiệu sắp đến ngày lâm bồn. Các bác sĩ chuyên khoa sản phụ cho biết, các mẹ có thể dựa vào các yếu tố dưới đây để xác định bụng bầu tụt bao lâu thì sinh:

  • Dựa trên số lần mang thai của mẹ bầu.
  • Có một số trường hợp bụng bầu bị tụt rồi; tuy nhiên sau đó lại không tụt nữa vì đầu thai nhi chưa nằm ở vị trí cố định.
  • Bên cạnh đó, cũng có không ít chị em cho đến tận ngày sinh vẫn không nhận thấy biểu hiện này.

Chính vì thế, các mẹ không nên quá dựa dẫm vào dấu hiệu bụng tụt. Ngay khi bước vào tháng cuối thai kỳ, chị em hãy sẵn sàng tâm lý; cùng với các vật dụng cần thiết. Để sẵn sàng lâm bồn bất cứ khi nào.

Bụng bầu không tụt có đẻ thường được không

Với vấn đề mẹ bầu mang thai 39 tuần chưa tụt bụng có sinh thường được không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể tới như:

Bụng bầu không tụt có sinh thường được không
  • Khả năng giãn nở của tử cung có tốt không.
  • Thai nhi đã quay đầu hay chưa.
  • Tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng thế nào.
  • Sức khỏe của người mẹ có đảm bảo hay không.

Có thể nói, việc bụng bầu tụt chỉ là một trong những yếu tố đánh giá thai kỳ của người phụ nữ. Nó không quyết định việc bạn có thể sinh thường được hay không. Bởi vậy, nếu mang thai đến tuần 38, 39 mà chưa tụt bụng thì cũng đừng lo lắng nha các mẹ.

Nếu mang thai 33 tuần bụng tụt có phải sẽ sinh non ?

Trước tiên, bạn cần hiểu rằng bụng tụt mới chỉ khẳng định rằng đầu bé đã di chuyển xuống xương chậu; còn ở vị trí nào của xương chậu thì chưa rõ. Do kích thước xương chậu khá dài; bởi vậy trong y học người ta chia nó làm 3 cấp, bao gồm phần đầu, giữa và cuối.

Em bé chỉ thực sự sắp chui ra ngoài khi di chuyển tới phần cuối của xương chậu. Bởi vậy, việc bụng bầu tụt ở tuần 33 không đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ sinh non. Vì khả năng cao khi đó đầu em bé mới di chuyển đến phần đầu của xương chậu thôi.

Nếu gặp tình trạng mang thai 33, 34 tuần bụng tụt chị em cũng đừng quá căng thẳng. Hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái; kết hợp theo dõi thêm một số biểu hiện bất thường khác như: chảy máu âm đạo, đau bụng, cơn gò để từ đó kịp thời xử lý.

Khi nào dấu hiệu bụng tụt đồng nghĩa với mẹ sắp chuyển dạ ?

Để giải đáp cho các chị em lo lắng bụng bầu tụt xuống sớm có bị sinh non không. Tuti Health xin chia sẻ một số dấu hiệu bụng tụt đồng nghĩa với sắp chuyển dạ như sau:

Thai nhi ít ngọ nguậy hơn bình thường

Một dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần chú ý kỹ càng. Sau khi bị tụt bụng, chị em cần để ý đến các hoạt động của em bé trong bụng. Để đề phòng nguy cơ gặp các vấn đề như: suy thai, thiếu ối

Nếu cảm nhận thấy bé ít ngọ nguậy hơn; chị em hãy tới gặp bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra kỹ càng hơn. Hãy nhớ hỏi thêm bác sĩ về cách đếm cử động của thai nhi nhé.

Những cơn gò

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều đêm mất ngủ bởi cảm giác đau đớn mà các cơn gò gây ra. Có thể nói đây chính là thời điểm để các mẹ thể hiện những kỹ thuật thả lỏng đã được chỉ dẫn trong lớp tiền sản. Trước khi bước vào ngày chào đón đứa con thân yêu chào đời.

Càng về những ngày cuối của thai kỳ, cảm giác đau đớn do cơn gò gây ra ngày một nặng hơn. Đó có thể là chỉ cơn gò giả, nhưng không thể ngoại trừ khả năng các mẹ chuẩn bị sinh nở thật. Nếu không chắc chắn, tốt nhất bạn hay liên hệ ngay với bác sĩ; hoặc đến thẳng bệnh viện để sẵn sàng cho mọi trường hợp.

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Gần đến ngày lâm bồn, phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện dấu hiệu chuột rút. Kèm theo đó là cảm giác đau nhức ở cung quanh háng và vùng lưng.

Nhất là với các mẹ lần đầu mang thai thì dấu hiệu này sẽ mạnh hơn so với các mẹ đã sinh nở trước đó rồi. Bởi khi đó, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung người mẹ sẽ bị kéo căng ra; để sẵn sàng cho giây phút em bé cất tiếng khóc chào đời.

Tiêu chảy

Khi mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn, kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột. Khiến cho các mẹ cảm thấy đau nhói ở bụng; đi ngoài với mật độ nhiều hơn và ra phân lỏng.

Đây là hiện tượng cần thiết, để thải loại những chất thải cặn bẩn khỏi ruột. Tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi trong bụng phát triển.

Sự tăng mạnh của hormone này có thể gây cảm giác buồn nôn cho chị em. Vì thế, các mẹ hãy nhớ uống nhiều nước hơn; không nên ăn quá no và nên hạn chế những món khó tiêu nhé.

Bị sa bụng nên làm gì

Vỡ ối

Nếu hiện tượng này xuất hiện thì quá trình chuyển dạ đã sắp diễn ra rồi đấy. Từ lúc vỡ ối cho đến khi sinh chỉ cách nhau khoảng vài tiếng đồng hồ thôi.

Khi gặp hiện tượng này, bà bầu cần di chuyển tới bệnh viện nhanh nhất có thể. Bởi nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng cạn ối; gây nguy hiểm cho em bé trong bụng.

Ra máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo có thể bắt nguồn từ việc tử cung đang giãn mở ra. Điều này cũng nhắc nhở các mẹ rằng, quá trình chuyển dạ sắp sửa diễn ra rồi đấy.

Bà bầu bị tụt bụng nên làm gì

Nếu quan sát thấy hiện tượng bụng bầu bị tụt xuống; các bạn hãy báo ngay cho bác sĩ thăm khám cho mình. Để nhận được sự theo dõi sát sao nhất. Trong trường hợp, thai dưới 30 tuần, ví dụ như thai 26 tuần bị tụt bụng thì chị em nên đi khám ngay; để kiểm tra xem có bất thường gì không.

Việc bụng tụt sớm có thể là lời cảnh báo sinh non. Khi đó bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ một số cách giúp ngăn ngừa; có thể ví dụ như nằm yên một chỗ chẳng hạn.

Đối với các mẹ có bụng bầu tụt xuống thấp vào thời gian cuối thai kỳ. Hãy chuẩn bị tất cả hành trang; sẵn sàng vào viện bất cứ lúc nào. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn mình bị cuống lên trong tình huống này đúng không nào.

Để giữ được an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé, chị em hãy cố gắng theo dõi thật kỹ các dấu hiệu bụng bầu tụt xuống theo hướng dẫn từ bác sĩ. Để có được tâm lý cũng như sự chuẩn bị kỹ càng nhất trước khi nhập viện.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Thai 26 tuần bị tụt bụng 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)