Tại sao tiêm vaccine không bị sốt 2024

Xem Tại sao tiêm vaccine không bị sốt 2024

Hỏi

Chào bác sĩ,

Sáng hôm qua, tôi đi tiêm phòng Covid 19 vào lúc 10h15, đến 17h30 thì bắt đầu sốt. Lúc 18h45, tôi đo nhiệt độ là 38,6 độ nên có uống 1 viên hạ sốt nhưng nhiệt độ luôn khoảng 38 độ. Đến hơn 22h thì nhiệt độ lại lên trên 38,5 độ, tôi chờ đến gần 23h thì tiếp tục uống 1 viên hạ sốt. Đến sáng nay, vừa xong là lần thứ 3 tôi uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, lúc nào cơ thể tôi cũng ở xấp xỉ 38 độ. Xin hỏi bác sĩ, bị sốt sau khi tiêm vacxin Covid có nguy hiểm không thưa bác sĩ?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Mai – Bác sĩ Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng – Đơn nguyên Hô hấp – Dị ứng Miễn dịch lâm sàng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bị sốt sau khi tiêm vacxin Covid có nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Phản ứng sốt của cơ thể sau tiêm vacxin là phản ứng phụ hay gặp trong những ngày đầu và không phải triệu chứng nguy hiểm. Bạn có thể uống thuốc hạ sốt Paracetamol các lần cách nhau ít nhất 4 tiếng nếu có sốt từ trên 38,5 độ. Liều dùng cụ thể Paracetamol 500mg/lần ở người lớn và 10-15mg/kg trọng lượng cơ thể/lần ở trẻ em.

Nếu bạn còn thắc mắc về tiêm vacxin Covid, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

1. Chăm sóc trẻ sau tiêm như thế nào?

Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, một số trẻ có thể có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và sốt . Đây là phản ứng bình thường chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của trẻ với vaccine. Phụ huynh không nên quá lo lắng. Phần lớn các triệu chứng này sẽ giảm và tự khỏi sau một thời gian theo dõi.

Đối với trường hợp trẻ sốt nhẹ, theo dõi nhiệt độ của trẻ và dùng biện pháp hạ nhiệt không cần thuốc. Chỉ dùng thuốc paracetamol khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C với liều 10-15 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước điện giải oresol pha theo thể tích quy định. Có thể dùng thêm các vitamin 3B, C, kẽm… dạng bào chế thích hợp với trẻ tùy độ tuổi.

Đặc biệt, cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều bữa, ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Vệ sinh thân thể, răng, miệng, mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, ở phòng thoáng khí. Hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Không nên bắt trẻ đeo khẩu trang liên tục ngay cả trong nhà để tránh nguy cơ khó thở.

Không dùng thuốc hạ sốt của người lớn cho trẻ nhỏ.

Có khá nhiều dạng bào chế chứa paracetamol để chọn lựa phù hợp với trẻ em như sau:

– Thuốc dùng đường uống: Đối với trẻ lớn có thể dùng dạng viên uống. Nhưng đối với trẻ nhỏ hơn (khó nuốt) có thể chọn dùng dạng thuốc bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch. Dùng muỗng, thìa (dụng cụ đong) đi kèm sản phẩm để đong thuốc để đảm bảo dùng đúng liều khuyến cáo.

– Thuốc đặt hậu môn: Đối với những trẻ không uống được hoặc uống vao bị nôn có thể dùng dạng viên đặt hậu môn. Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc.

Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng, nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.

Nếu viên thuốc bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.

Chườm ấm giúp trẻ hạ sốt.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc

– Phụ huynh tuyệt đối không được dùng các loại thuốc khác như kháng sinh, kháng viêm… cho trẻ.

– Đối với thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol hiện có nhiều dạng bào chế, cần lựa chọn dạng thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không dùng quá liều chỉ định và tuyệt đối không dùng đồng thời paracetamol với các loại thuốc hạ sốt khác như ibuprofen, aspirin…

– Riêng acetaminophen là một tên khác của paracetamol nên chú ý chỉ dùng một trong hai loại và xem kỹ về liều lượng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống.

– Để phát hiện sớm, xử trí đúng phản vệ sau tiêm ngừa, đặc biệt ở trẻ có cơ địa dị ứng, cần phải ở lại điểm tiêm chủng đến mức lâu nhất có thể. Trong 72 giờ sau tiêm ngừa, lúc nào cũng phải có ít nhất một người thân ở bên cạnh để theo dõi giám sát.

– Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, trẻ vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B (HIB) đều là những bệnh truyền nhiễm phổ biến và có nguy cơ gây biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Cách tốt nhất để bảo vệ con yêu khỏi những căn bệnh trên chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin 5 trong 1 là giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả, tiện lợi và kinh tế, giúp bố mẹ bảo vệ bé cưng khỏi 5 căn bệnh nguy hiểm nêu trên. Tuy nhiên, mẹ đã biết vắc xin 5 trong 1 là gì, các phản ứng thường gặp sau tiêm mũi 5 trong 1 và trường hợp nào không tiêm được vắc xin 5 trong 1?

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 loại bệnh bao gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Tiêm vắc xin 5 trong 1 không chỉ giúp trẻ cùng lúc phòng được các bệnh nguy hiểm mà còn tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như giảm tải được số mũi tiêm cho bé cưng.

Hiện nay, vắc xin 5 trong 1 gồm có 2 loại là ComBE Five (Ấn Độ) và Pentaxim (Pháp):

  • Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five (Ấn Độ): Chương trình tiêm chủng mở rộng đã sử dụng 41 triệu liều vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc sản xuất) cho trẻ dưới 1 tuổi. Do nhà sản xuất tại Hàn Quốc đã ngừng sản xuất loại vắc xin này, nên từ tháng 6/2018, vắc xin ComBE Five sẽ thay thế Quinvaxem. Vắc xin ComBE Five có dạng trình bày tương tự vắc xin Quinvaxem, đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five có thể phòng được các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B (HIB). Trẻ được tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five cần uống và tiêm bổ sung vắc xin ngừa bại liệt.
  • Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được dùng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, có thể ngăn ngừa 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn HIB. Trẻ được tiêm vắc xin Pentaxim cần được tiêm bổ sung vắc xin viêm gan siêu vi B.

Xem thêm:

Tiêm vắc xin 5 trong 1 là cách hữu hiệu giúp trẻ phòng được 5 loại bệnh nguy hiểm

Rất nhiều bậc cha mẹ sau khi cho con tiêm ngừa về đều có chung một thắc mắc: Vì sao trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt?

Sốt là một phản ứng tự nhiên rất thường gặp sau khi tiêm phòng, tùy vào từng thể trạng khác nhau, mỗi bé sẽ có một biểu hiện sốt khác nhau. Thông thường, các bé sau khi tiêm mũi 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng về đều bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm quấy khóc, ăn uống kém. Theo các bác sĩ, đây là những triệu chứng rất bình thường và sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày.

Nguyên nhân gây sốt chủ yếu sau khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần ho gà trong vắc xin Quinvaxem và ComBE Five. Đây là thành phần ho gà loại toàn tế bào (nghĩa là vắc xin tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ), được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, vì thế bố mẹ không nên lo lắng quá.

Riêng vắc xin Pentaxim trong chương trình tiêm chủng dịch vụ chứa thành phần ho gà vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn) nên ít gây phản ứng phụ sau tiêm (như sốt, đau tại chỗ, quấy khóc) hơn và được phụ huynh lựa chọn cho con tiêm nhiều hơn.

Sốt là triệu chứng bình thường sau khi tiêm mũi 5 trong 1 và sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày

Như đã đề cập, sốt là phản ứng rất bình thường của cơ thể cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin. Khi đưa con đi chích ngừa, bố mẹ rất sợ con bị sốt. Lúc thấy con không sốt, thì bố mẹ lại băn khoăn liệu con không sốt thì vắc xin có hiệu quả hay không. Vậy biểu hiện trẻ sốt sau chích ngừa và hiệu quả vắc xin có liên quan đến nhau?

Không giống với vắc xin 5 trong 1 Pentaxim sử dụng thành phần ho gà vô bào, ít gây phản ứng sau tiêm; vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem và ComBE Five lại sử dụng thành phần ho gà toàn tế bào, được tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ, nên sẽ làm cơ thể bé phản ứng ở mức độ nhẹ.

Sốt sau chích ngừa là một triệu chứng có cũng được, không có lại càng hay vì bản thân triệu chứng này sẽ hết sau một vài giờ. Vì thế, bố mẹ không nên quá lo lắng vì việc con sốt hay hay không sốt sau chích ngừa không quyết định hiệu quả của vắc xin.

Các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin 5 trong 1 có thể xảy ra với bé bao gồm:

  • Sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm.
  • Sốt nhẹ dưới 38 độ.
  • Quấy khóc, khó chịu hơn bình thường.
  • Ăn, ngủ kém hơn.

Sau tiêm chủng, bố mẹ cần chú ý đến trẻ, đặc biệt là theo dõi các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin 5 trong 1. Nếu trẻ sốt, quấy khóc, bố mẹ cần đo nhiệt độ, lau mát người và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Sau khi tiêm mũi vắc xin 5 trong 1, trẻ có thể biếng ăn, quấy khóc

Sốc phản vệ là dấu hiệu bất thường sau khi tiêm mũi 5 trong 1. Đây là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất dị ứng có trong thành phần của vắc xin. Hiện tượng sốc phản vệ bao gồm nhiều triệu chứng:

  • Thở khò khè, ngắt quãng,
  • Phù nề mặt hoặc phù nề toàn thân,
  • Sốt cao trên 38.5 độ,
  • Khóc thét dai dẳng kèm la hét,
  • Co giật,
  • Chỗ tiêm sưng đỏ, có dịch.

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm mũi 5 trong 1, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ càng nhanh càng tốt. Nếu có thể, bố mẹ nên sơ cứu kịp thời và tuân thủ đúng trình tự sơ cứu.

Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ sau tiêm vắc xin, cần đưa trẻ đến bác sĩ càng nhanh càng tốt

Tiêm vắc xin 5 trong 1 là việc rất cần thiết để trẻ chống lại bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bé được bác sĩ quyết định tạm hoãn tiêm chủng hoặc không tiêm vắc xin 5 trong 1:

  • Trẻ đã từng sốt cao trên 40 độ, có biểu hiện co giật trong vòng 48h sau khi tiêm vắc xin
  • Trẻ đã từng khóc dai dẳng, la hét sau tiêm từ 3-48h
  • Trẻ đã từng bị sốc trong vòng 48h sau chủng ngừa
  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính
  • Trẻ dưới 6 tuần tuổi

Việc phát hiện trường hợp nào không tiêm được vắc xin 5 trong 1 có ý nghĩa rất quan trọng. Bố mẹ cần hợp tác với bác sĩ, thông báo những thông tin cần thiết để đảm bảo việc chủng ngừa cho trẻ diễn ra an toàn và hiệu quả.

Mũi tiêm 5 trong 1 là một trong những mũi tiêm quan trọng của bé yêu. Do đó, mẹ nên chuẩn bị thật tốt sức khỏe cho con trước khi tiêm. Theo các bác sĩ, sau khi tiêm xong, mẹ và bé nên ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng của bé với vắc xin. Nếu không phát hiện bất thường, bé sẽ được về nhà nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà từ 2 – 3 ngày.

Bố mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi 5 in 1

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1 tại nhà là rất quan trọng. Nhiều bố mẹ khi thấy con sốt đã lo lắng cho con uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, uống thuốc hạ sốt nhiều sẽ không tốt cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là thuốc không được bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp thấy con sốt nhẹ, bố mẹ nên:

  • Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.
  • Không nên ủ ấm quá mức, không đắp chăn, đội nón khi trẻ đang sốt.
  • Dùng khăn ấm lau người cho con, lau kỹ ở phần bẹn, nách, bàn tay, bàn chân. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh hay nước đá để lau, rửa cho trẻ.
  • Tăng cường cho con bú mẹ, bổ sung nước nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất.
  • Trẻ ăn dặm nên cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Với vết tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, bố mẹ nên chườm đá lạnh tại chỗ tiêm để con dễ chịu hơn.
  • Không nên kiêng tắm cho con. Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp con hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước không thấp hơn nhiệt độ cơ thể quá 2 độ.

Nên nhớ, sốt nhẹ là một trong các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 của trẻ. Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục trên 38.5 độ bố mẹ mới cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

THANH HẰNG

Bạn đang tìm hiểu bài viết Tại sao tiêm vaccine không bị sốt 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)