Xem Tại sao Pháp chọn Điện Biên Phủ De xây dựng thành 1 tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 2024
Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2019)
Tại sao Điện Biên Phủ ?
Chiều 7-5-1954, lá cờ Quyết chiến – Quyết thắng của QĐND Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries đánh dấu chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Trong chiến tranh thường xảy ra những yếu tố bất ngờ. Ðiện Biên Phủ từ chỗ không có trong Kế hoạch Navarre của Bộ chỉ huy quân Pháp, cũng như không có trong Kế hoạch tác chiến Ðông – Xuân 1953 – 1954 của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam (QÐNDVN) lại trở thành điểm hẹn lịch sử cho một trận quyết chiến chiến lược. Tại sao cả đôi bên tham chiến bỗng dưng đưa những đơn vị tinh nhuệ nhất của mình đến một lòng chảo nằm heo hút giữa núi rừng Tây Bắc tiến hành trận quyết đấu mà trước đó họ chưa hề nghĩ tới?
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng họp bàn định về hoạt động quân sự đông – xuân 1953 – 1954. Mục đích của đợt hoạt động này là nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thất bại Kế hoạch Navarre của Pháp; tạo nên bước chuyển biến mới cho cuộc kháng chiến. Về nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, chỉ đạo tác chiến, Bộ Chính trị xác định: Chọn nơi địch sơ hở, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững quyền chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng.
Thấu triệt tinh thần trên, dưới sự chỉ đạo của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tham mưu QÐNDVN đã khẩn trương triển khai xây dựng đề án tác chiến trên các hướng: tây bắc và Thượng Lào; đồng bằng Bắc Bộ; Trung – Hạ Lào và phát triển sang Cam-pu-chia; bắc Tây Nguyên của Liên khu 5. Ðiều đáng lưu ý là trong Ðề án hoạt động quân sự đông – xuân 1953 – 1954 của ta không nhắc tới Ðiện Biên Phủ.
Về phía Pháp, đúng là trong kế hoạch tổng thể nhằm giải quyết cuộc chiến tranh Ðông Dương do Navarre soạn thảo cũng không đề cập đến cụm từ “Ðiện Biên Phủ”. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là các nhà quân sự Pháp không quan tâm đến Ðiện Biên Phủ. Trái lại, các đời Tổng chỉ huy tiền nhiệm cũng như bản thân Navarre đánh giá rất cao vị trí chiến lược của Ðiện Biên Phủ. Trước đó, tướng René Cogny đã có ý định “xây dựng một căn cứ bộ ở Ðiện Biên Phủ”. Trước khi về nước, người tiền nhiệm của Navarre là tướng Raoul Salan cũng đã chỉ rõ sự cần thiết phải thiết lập ngay một trung tâm đề kháng tại Ðiện Biên Phủ để bảo vệ cho Luang Prabang và Thượng Lào. Là người kế nhiệm Salan, khi xây dựng bản kế hoạch đầy tham vọng, về chủ quan, bản thân Navarre không phải không quan tâm đến Ðiện Biên Phủ mà cái chính là trong đông – xuân 1953 – 1954, ông ta tập trung ưu tiên “tiến công ở phía nam vĩ tuyến 18 và miền trung Ðông Dương; đặc biệt là tìm cách giải quyết Liên khu 5, giữ thái độ phòng ngự chiến lược ở phía bắc vĩ tuyến 18 và cố tránh tổng giao chiến ở đó”. Chính vì vậy mà trong bản Kế hoạch mang tên Navarre chưa đề cập đến Ðiện Biên Phủ.
Tuy nhiên, ngày 20-11-1953, phát hiện Ðại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc, Navarre lập tức cho quân mở cuộc hành quân Catsto nhảy dù xuống Ðiện Biên Phủ nhằm mục đích cứu nguy cho Lai Châu và bảo vệ Thượng Lào. Và rồi, trong quá trình diễn biến của tình hình chiến sự mùa đông năm 1953, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Ðiện Biên Phủ dần trở thành tâm điểm của Kế hoạch Navarre. Bộ chỉ huy (BCH) quân Pháp đã nhanh chóng biến địa bàn này thành một tập đoàn cứ điểm mạnh giữa vùng rừng núi Tây Bắc. Việc chiếm Ðiện Biên Phủ và chấp nhận một trận quyết chiến chiến lược với chủ lực của Việt Minh ở đây, như Navarre thừa nhận “là một lối thoát xấu nhưng có thể chấp nhận được. Dẫu sao nó cũng hơn Nà Sản, Lai Châu và Luang Prabang. Chính trị là biết để lựa chọn giữa những điều bất lợi. Trong chiến lược quân sự, thường cũng phải làm thế”. Qua đây có thể thấy rằng Tổng chỉ huy Navarre và BCH quân Pháp không hề chủ quan và cũng đã đoán định trước những bất lợi về mặt quân sự khi đem quân nhảy dù xuống lòng chảo Ðiện Biên. Tuy nhiên, cái mà Navarre và BCH quân Pháp tin tưởng đặt cược vào “canh bạc Ðiện Biên Phủ” chính là so với tập đoàn cứ điểm Nà Sản mà đối phương tiến công không thành công trước đó thì tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ mạnh hơn gấp nhiều lần cả về binh, hỏa lực lẫn hệ thống công sự. Theo họ, Việt Minh đã không thành công khi đánh Hòa Bình và Nà Sản thì không thể nào đánh được tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ. Ðiện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá được. Navarre tự tin tiếp nhận cuộc đụng đầu lịch sử với chủ lực của Việt Minh tại đây và tin rằng Quân đội Việt Nam sẽ phải hứng chịu những tổn thất nặng nề nếu mạo hiểm tiến công tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ.
Trong khi Navarre và BCH quân Pháp chọn Ðiện Biên Phủ làm điểm quyết chiến mang tính quyết định với chủ lực Việt Minh, thì Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và Tổng Quân ủy cũng quyết định chọn Ðiện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân Pháp. Như vậy, từ chỗ không được để ý tới, Ðiện Biên Phủ trở thành điểm hẹn lịch sử mang tính chất một mất, một còn đối với cả hai phía. Ðiều đáng nói là cả BCH quân Pháp cũng như BCH Chiến dịch của ta đều luôn sợ rằng bên này (hoặc bên kia) bỏ cuộc?
Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Ngày 14-1-1954, tại hang Thẩm Púa, BCH Mặt trận triệu tập Hội nghị cán bộ chiến dịch để phổ biến kế hoạch. Hội nghị nhất trí tiến công tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Tuy nhiên, trước ngày mở màn chiến dịch theo kế hoạch (26-1-1954), Tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ không còn ở trạng thái phòng ngự lâm thời nữa. Nếu đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thì khó mà bảo đảm “chắc thắng”. Chính vì vậy mà sau khi bàn bạc, trao đổi cùng Trưởng đoàn cố vấn Vi Quốc Thanh, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất Ðảng ủy, BCH chiến dịch hoãn nổ súng, thay đổi phương châm, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Hay nói đúng hơn là quay trở về phương châm đã được xác định trong Tờ trình của Tổng Quân ủy gửi lên Bộ Chính trị ngày 6-12-1953, trong đó dự kiến: “Thời gian tác chiến ở Ðiện Biên Phủ ước độ 45 ngày, không kể thời gian tập trung bộ đội và làm công tác chuẩn bị. Trận đánh có thể được bắt đầu vào trung tuần tháng 2-1954”. Ðề nghị của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận được sự đồng thuận của Ðoàn cố vấn, tập thể Ðảng ủy và BCH Mặt trận. Ðiều đáng nói là dù thấy trước những khó khăn mới từ việc thay đổi phương châm tác chiến nhưng để bảo đảm “chắc thắng” cần phải kiên quyết thay đổi. Và chính điều này đã tạo nên yếu tố quyết định đầu tiên cho sự toàn thắng của Chiến dịch lịch sử Ðiện Biên Phủ.
Lực lượng dân công bảo đảm hậu cần cho chiến dịch góp phần làm nên chiến thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Theo hồi ức của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp và một số nhân chứng lịch sử thì tại Hội nghị Thẩm Púa, bản thân ông và một số cán bộ đã hoài nghi kết quả của phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Song, do mọi công tác chuẩn bị đang vận hành suôn sẻ, bộ đội đang hừng hực khí thế, vả lại bản thân Chỉ huy trưởng lại là người lên sau, chưa nắm hết tình hình thực tế chiến trường nên không đủ can đảm nêu vấn đề đó ra giữa cuộc họp. Ba mươi năm sau, nguyên Tham mưu trưởng chiến dịch, Ðại tướng Hoàng Văn Thái cho biết “những băn khoăn trong Hội nghị Thẩm Púa đã được thực tế chứng minh là có cơ sở”. Chính vì chưa đánh giá chính xác tình hình địch cũng như công tác chuẩn bị chiến đấu của ta để kịp thời thay đổi phương châm tác chiến sớm hơn nên mãi đến ngày 26, tức là khi đã cận kề giờ nổ súng mới có quyết định ngừng tiến công, kéo pháo ra và chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc” – một quyết định đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Điện Biên Phủ, một địa danh không hề được nhắc tới trong Kế hoạch Navarre của BCH quân Pháp lại trở thành nơi kéo hồi chuông báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
Đại tá, PGS, TS Trần Ngọc Long
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Tại sao Pháp chọn Điện Biên Phủ De xây dựng thành 1 tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.