Nội dung chính
Xem Tại sao không được nặn máu khi thực hiện xét nghiệm thời gian máu chảy 2024
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm thường quy tại các phòng xét nghiệm. Gần như tất cả các phòng xét nghiệm đều thực hiện được xét nghiệm này. Xét nghiệm có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy. Tuy nhiên dù làm bằng tay hay bằng máy thì việc lấy máu đều được thực hiện thủ công. Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét nghiệm. Dù hệ thống máy của bạn có hiện đại đến đâu nhưng lấy bệnh phẩm không tốt thì kết quả cũng sẽ không chính xác. Vậy làm sao để lấy và bảo quản bệnh phẩm cho đúng. Trong bài viết này mình sẽ đi sâu vào 8 điểm cần lưu ý khi lấy máu để xét nghiệm công thức máu. Rất mong bạn đọc quan tâm và lưu ý những chia sẻ của mình để lấy và bảo quản đúng giúp kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.
1. Dụng cụ lấy máu phải sạch.
Phải dùng ống xét nghiệm sạch vì nếu có lẫn bẩn trong ống máu sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Hiện nay gần như hoàn toàn chúng ta dùng bơm kim tiêm 1 lần và ống nghiệm chuyên dụng 1 lần bằng nhựa nên vấn đề này không đáng ngại. Nếu nơi nào đó còn dùng ống nghiệm thủy tinh tái sử dụng thì cần lưu ý chọn các ống nghiệm sạch.
2. Lấy máu từ mao mạch hoặc tĩnh mạch
Đây là nơi máu ngoại vi lưu hành. Có thể dùng máu động mạch nhưng hạn chế vì khó lấy. Máu mao mạch chỉ lấy khi làm ít xét nghiệm hoặc không lấy được máu tĩnh mạch (như trẻ nhỏ chẳng hạn). Chủ yếu nhất là dùng máu tĩnh mạch. Dễ lấy, dễ cầm máu sau lấy. Không lấy máu chảy ra từ vết thương để làm xét nghiệm.
3. Sử dụng đúng chất chống đông.
Với các xét nghiệm công thức máu chúng ta thường sử dụng chất chống đông là EDTA (Etylen diamin tetra acetic acid). EDTA ngoài tác dụng chống đông máu bằng việc tạo phức với ion Canxi trong máu còn có tác dụng giữ nguyên được hình dạng tế bào máu. Các ống chống đông EDTA thường có 3 dạng là dạng nước, dạng phun sương, dạng đông khô. Nên sử dụng loại phun sương vì dễ chống đông, gần như không làm thay đổi thể tích. Loại EDTA nước thì dễ chống đông nhưng lại làm thay đổi thể tích dẫn đến máu bị pha loãng. Loại EDTA đông khô thì không làm thay đổi thể tích nhưng khó chống đông (phải lắc kỹ sau khi bơm máu vào). Mình đã gặp trường hợp là khi đi lấy máu khám sức khỏe, do phải lấy nhiều và nhanh nên không kịp lắc kỹ, sau khi lấy xong về chạy máy thì bị đông rất nhiều mẫu. Do vậy cũng không nên dùng loại này. Không sử dụng chống đông Natri citrat vì loại này lượng dung dịch chống đông rất nhiều nên sẽ làm sai kết quả. Chống đông heparin thì tuyệt đối không dùng vì nó sẽ làm vón tiểu cầu nên khi xét nghiệm tiểu cầu bị giảm rất nhiều.
4. Lấy đủ lượng máu
Như mình đã nói ở trên nếu bạn lấy không đủ máu thì máu sẽ bị pha loãng và kế quả các tế bào máu sẽ bị giảm. Do vậy bạn phải lấy đủ lượng máu. Theo quy định là 2 ml. Nhưng nếu bạn không lấy được đủ thì tối thiểu cũng phải được 1ml. Còn trong trường hợp lấy được quá ít thì hoặc bạn phải dùng chống đông EDTA khô hoặc phải đổ bớt chống đông ướt đi nhưng lượng máu cũng phải được ít nhất 0,5ml. Tuyệt đối không lấy quá lượng máu theo quy định vì như vậy lượng chống đông không đủ nên máu sẽ bị đông dây hoặc đông hoàn toàn.
5. Máu không bị vỡ hồng cầu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vỡ hồng cầu đầu tiên là do áp lực dòng máu lớn có thể do lấy máu quá nhanh bằng kim nhỏ hoặc một số nơi không tháo kim trước khi bơm máu vào ống nghiệm cũng làm vỡ hồng cầu. Nguyên nhân thứ 2 là có thể do chính hồng cầu của bệnh nhân có màng kém bền vững dẫn đến vỡ hồng cầu. Khi vỡ hồng cầu như vậy sẽ làm giảm số lượng hồng cầu và tăng số lượng tiểu cầu (mảnh vỡ hồng cầu máy sẽ đếm nhầm thành tiểu cầu). Do vậy kinh nghiệm của mình là dùng đầu kim to (23G) và rút máu chậm, tháo đốc kim khi bơm máu vào ống nghiệm và bơm máu nhẹ nhàng vào thành ống nghiệm để giảm tối đa nguy cơ bị vỡ hồng cầu.
6. Máu không bị đông dây.
Đây là lỗi hay gặp nhất. Nguyên nhân làm đông dây có thể do lấy máu quá chậm, chọc ven quá lâu mà không lấy được máu. Ngoài ra nguyên nhân lớn nữa là do không lắc kỹ chống đông, hoặc lượng máu nhiều hơn so với quy định. Khi máu bị đông dây thì các chỉ số tế bào máu đều giảm đặc biệt là tiểu cầu. Vì vậy khi lấy máu cần nhanh và chính xác, lấy đủ và lắc kỹ ống máu.
7. Máu không bị pha loãng.
Như đã nói ở phần trên. Nếu bạn lấy lượng máu quá ít trong khi lượng chống đông nhiều sẽ làm pha loãng máu. Kết quả là số lượng cả 3 dòng tế bào máu đều giảm. Mình nhắc lại là với chống đông EDTA tối thiểu tránh sai số bạn phải lấy được 1ml máu, được 2ml là tốt nhất.
Một lưu ý nữa là không được lấy máu qua kim truyền dịch, máu tự do trong ổ bụng do vỡ tạng. Không bóp nặn để cố lấy máu mao mạch. Không dồn máu từ các ống chống đông lại cho đủ. Tất cả những trường hợp trên đều làm pha loãng máu.
Xét nghiệm thời gian chảy máu trong huyết học giúp đánh giá một phần khả năng cầm máu của cơ thể.
Phương pháp Duke
Nguyên lý xét nghiệm
Đo thời gian từ lúc tạo ra vết thương mạch máu ở vùng chính giữa dái tai bằng kim chích (blood lancet) cho đến khi vết thương đó cầm được máu.
Phương tiện, hóa chất
- Kim chích (Blood lancet)
- Đồng hồ bấm giây
- Giấy thấm
- Bông thấm
- Dung dịch sát trùng (Ete, cồn 70o)
Tiến hành kỹ thuật
- Dùng cồn sát trùng nhẹ nhàng vùng dái tai, sau đó chờ 1-2 phút cho cồn bay hơi.
- Dùng kim chích chọc dứt khoát vào vùng chính giữa dái tai để tạo ra vết thương dài 2mm sâu 2,5mm. Khởi động đồng hồ bấm giây.
- Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm giọt máu chảy ra từ vết chích cho đến khi máu ngừng chảy. Bấm đồng hồ dừng lại.
Đọc kết quả
- Thời gian máu chảy bình thường dưới 5 phút. Trị số này thay đổi ở mỗi phòng xét nghiệm.
- Khi tạo vết chích, sau 2 phút không thấy máu chảy thì tiến hành lại ở tai đối diện. Nếu cả 2 tai đều không chảy thì kết luận thời gian máu chảy bình thường. Nếu kiểm tra lại ở tai đối diện máu chảy kéo dài thì kiểm tra lại bằng phương pháp Ivy.
- Nếu thời gian máu chảy kéo dài trên 10 phút thì kiểm tra lại ở tai đối diện hoặc thực hiện bằng phương pháp Ivy.
Nguyên nhân sai lầm
- Kích thước vết chích không đạt tiêu chuẩn: quá nông hoặc quá sâu.
- Động tác thấm máu từ vết chích quá mạnh làm bong nút tiểu cầu mới hình thành.
- Có bất thường mạch máu vùng dái tai.
Ý nghĩa lâm sàng
Thời gian máu chảy kéo dài thể hiện trong các bệnh lý của thành mạch (thiếu vitamin C, viêm mao mạch dị ứng…) và nhất là các thiếu hụt về số lượng và chất lượng tiểu cầu (bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh suy nhược tiểu cầu Glanzmann…).
Phương pháp Ivy
Nguyên lý
Dưới áp lực dương, máu tự chảy qua vết thương thành mạch cho đến khi tạo thành nút cầm máu.
Phương tiện thực hiện
- Máy đo huyết áp.
- Kim chích, bông cồn hoặc ether.
- Đồng hồ bấm giây (3 chiếc).
Tiến hành kỹ thuật
- Dùng máy đo huyết áp bơm ở áp lực 40mmHg và giữ ổn định.
- Chọn 1 vùng ở mặt trước cẳng tay không có lông, không nhìn thấy mạch máu, sát trùng bằng ete.
- Đợi 1-2 phút cho ethen bay hơi, tạo 3 vết chích có kích thước như nhau cách nhau khoảng 2cm và có độ sâu khoảng 3mm. Khởi động đồng hồ ngay khi tạo các vết thương. Mỗi 30 giây một lần, dùng giấy thấm, thấm nhẹ nhàng máu rỉ ra từ các vết thương tương tự như phương pháp Duke. Ghi thời gian máu chảy của từng vết thương.
Đọc kết quả
Thời gian máu chảy trong trường hợp này là thời gian trung bình của cả 3 vết thương. Tuy nhiên cũng có phòng xét nghiệm ghi riêng rẽ thời gian máu chảy của từng vết thương. Thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy thường dưới 5 phút.
Nguyên nhân sai lầm
Nguyên nhân gây sai lầm cũng tương tự trong phương pháp Duke. Ngoài ra còn do chọc vào mạch máu nằm sâu sẽ làm cho thời gian máu chảy kéo dài. Trường hợp này được phát hiện nếu thời gian máu chảy của 2 vết còn lại trong giới hạn bình thường.
THỜI GIAN MÁU CHẢY (Bleeding Time)
(Phương pháp Ivy)
NGUYÊN LÝ
Là thời gian từ lúc tạo vết thương chuẩn ở vùng mặt trước cẳng tay đến khi máu ngừng chảy dưới áp suất 40mmHg trong suốt quá trình làm xét nghiệm; Đây là xét nghiệm được sử dụng để đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu.
CHỈ ĐỊNH
Tất cả những trường hợp nghi ngờ có bất thường giai đoạn cầm máu ban đầu: các bệnh lý về thành mạch (thiếu vitamin C…) bệnh lý về số lượng, chất lượng tiểu cầu (xuất huyết giảm tiểu cầu, von Willebrand, Glanzmann…).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
1 kỹ thuật viên xét nghiệm.
Phương tiện, hóa chất
Máy đo huyết áp;
Kim chích chuyên dụng;
Đồng hồ bấm giây;
Giấy thấm;
Bông thấm, dung dịch sát trùng (ether, cồn).
Người bệnh
Không cần chuẩn bị gì đặc biệt.
Hồ sơ bệnh án
Chỉ định xét nghiệm được ghi rõ trong bệnh án; Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Người bệnh ở tư thế nằm hoặc ngồi, thoải mái;
Dùng máy đo huyết áp bơm và giữ ổn định áp lực ở mức 40mmHg;
Chọn ở mặt trước trong cẳng tay vùng không có lông, không có mạch máu, tiến hành sát trùng nhẹ nhàng bằng cồn hoặc ether;
Đợi 1 – 2 phút cho dung dịch sát trùng bay hơi hết, sử dụng kim đặc chủng tạo 3 vết cắt cách nhau 2cm, có kích thước tương tự, có độ sâu khoảng 3mm. Khởi động đồng hồ bấm giây ngay khi mỗi vết thương được tạo thành;
Cứ 30 giây 1 lần, dùng giấy thấm, thấm máu chảy ra từ vết cắt cho đến khi máu ngừng chảy; Bấm đồng hồ dừng lại, ghi thời gian máu chảy của từng vết thương.
NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Ghi kết quả vào giấy xét nghiệm;
Điền đầy đủ ngày, tháng năm và kỹ thuật viên tiến hành xét nghiệm ký tên.
NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ
Kích thước vết chích không đạt tiểu chuẩn: quá nông hoặc quá sâu;
Động tác thấm máu từ vết chích quá mạnh gây bong nút tiểu cầu vừa mới hình thành.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Tại sao không được nặn máu khi thực hiện xét nghiệm thời gian máu chảy 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.