Tại sao bà đẻ phải mang guốc 2024

Xem Tại sao bà đẻ phải mang guốc 2024

– Kiêng cữ sau sinh chưa bao giờ là “chuyện của ngày xưa” cả, nó vẫn luôn là điều quan trọng ở thời hiện đại giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài cho bà đẻ.

Có rất nhiều bà mẹ cho rằng chuyện kiêng cữ sau sinh là lạc hậu, là phản khoa học và… không cần thiết; thế nhưng thử đặt lại vấn đề mà xem: Chỉ cần bị ốm thôi chúng ta cũng phải kiêng khem nhiều điều, nào không ra gió, không tắm nước lạnh, không ăn đồ khó tiêu,… Vậy thì tại sao có thể sinh hoạt một cách “vô tội vạ” khi vừa sinh xong – lúc cơ thể quá yếu ớt do mất sức nhiều, mất máu, cơ thể chịu vô số những tổn thương mạnh? Hơn nữa, hậu quả của việc này đôi khi không xảy ra ngay, nhưng về lâu về dài, thậm chí đến tuổi trung niên chúng ta mới cảm nhận được…

Do vậy, để bảo vệ sức khỏe lâu dài, các mẹ sinh xong nên kiêng khem, chăm sóc cơ thể cẩn thận. Tất nhiên, mẹ không cần phải nằm than, kiêng tắm gội cả tháng trời; nhưng những điều dưới đây thì nhất thiết phải lưu ý:

Sau khi sinh, mẹ vẫn cần giữ cơ thể sạch sẽ để khi tiếp xúc với bé không gây ảnh hưởng đến con. (Ảnh minh họa)

Kiêng cữ sau sinh – chuyện tắm gội

Không cần phải nhịn tắm gội suốt cả tháng, mẹ vẫncó thể vệ sinh cơ thể ngay sau sinh đểtránh vi khuẩn sinh sôi gây ảnh hưởng đến bé cưng. Tuy nhiên khi tắm gội nhất thiết phải:

– Dùng nước ấm: Khi dốc sức trải qua cuộc vượt cạn gian nan, cơ thể mẹ giờ đây yếu ớt vô cùng; các lỗ chân lông giãn nở khiến mẹ dễ bị nhiễm lạnh hơn. Do đó, hãy tắm/gội thật nhanh với nước ấm và lau khô người, sấy khô tóc ngay sau đó. Không nên tắm, gội cùng lúc; nếu hôm nay tắm rồi thì mẹ nên để ngày hôm sau hãy gội đầu. Không kì cọ cơ thể hoặcchải đầu quá mạnh, không ngâm mình trong bồn nước. Đối với những mẹ sinh mổ, cố gắng tránh làm ướt vết mổ và nên nhờ người thân hỗ trợ để không làm ảnh hưởng tới vết thương.

– Nên tắm gội trong khoảng 2 – 4 giờ chiều vì đây là thời điểm nhiệt độ ổn định nhất, tránh tắm quá muộn hay tắm vào ban đêm; khi tắm gội không đứng lên/ngồi xuống đột ngột sẽ dễ bị choáng váng.

– Để cơ thể nhanh phục hồi,mau hết sản dịch cũng như đẩy bớt lượng nước dư thừa tích tụ trong thời gian bầu bí, mẹ có thể xông hơi bằng các loại thảo dược giúp da dẻ thơm tho, sạch sẽ, cơ thể săn chắc trở lại. Mẹ có thể mua lá xông ở các hiệu thuốc Đông y(hỏi mua gói xông sau sinh); sau đó nhờ người thân chuẩn bị nước xông bằng cách cho hết gói thuốcvào nồi (nồi đất thì càng tốt), đổ nước quá nửa rồi xếp các loạilá lên trên đến khi đầy tới miệng nồi. Các loại lá bao gồm: ngải cứu, lá chanh (bưởi), lá khế, lá sả, lá ổi, lá hương nhu tía (còn gọi là lá é tía),… Đun thật sôi nồi nước xông sau đó bê xuống, trùm khăn to/chăn kín người để xông trong khoảng 15 phút, vừa xông vừa dùng khăn lau bớt mồ hôi, sau đó pha nước xông với nước ấm để tắm. Làm cáchnày hàng ngày trong tháng đầu tiênrất có lợi cho cơ thể.

Xông hơi sau sinh mang đến nhiều lợi ích cho sản phụ. (Ảnh minh họa)

Kiêng cữ sau sinh – những lưu ý trong sinh hoạt

Không chỉ chuyện tắm gội, sau khi sinh mẹ cũng cần cẩn thận trong bất cứ hoạt động nào:

– Đánh răng, rửa mặt : Giống như tắm gội, mẹ cần dùng nước ấm để tránh ê buốt răng. Ngoài ra, sau khi đi vệ sinh nên lấy nước ấm rửa sạch, lau khô để tránh vết thương tầng sinh môn nhiễm trùng. Nếu vết thương sưng tấy gây đau đớn, có thể lấy viên đá lạnh chườm; nên dội qua nước ấm trước khi đi vệ sinh sẽ bớt đau hơn.

– Những ngày đầu sau sinh, tuyệt đối không nằm vắt chân để tránh sản dịch không thoát ra được. Tuy nhiên khi đã sạch sản dịch, mẹ nên cố gắng khép chân để “cửa mình” khép kín, tránh phát ra tiếng động khi quan hệ sau này. Ngoài ra, mẹ không nên ngồi xổm, tránh tư thế”nửa nằm nửa ngồi” để tử cung không sa xuống hoặc lâu hồi phục.

– Không gen bụng quá chặt, tránh các loại quần, đai gen bụng với chất liệu cứng, bí và thiết kế không phù hợp vì có thể ảnh hưởng đến vết thương mổ. Để không bị xổ bụng, mẹ có thể quấn muối ranghoặc đơn giản nhất là dùng vải mềm quấn quanh bụng.

– Hạn chế leo cầu thang, nên đi lại nhẹ nhàng và cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong tháng đầu tiên. Không cúi người, bê vác nặng vì sẽ dễ bị đau lưng.

– Không xem TV, dùng điện thoại quá nhiều để bảo vệ mắt, không nghe nhạc quá lớn; phòng ở phải kín gió nhưng thông thoáng và sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.

Việc kiêng cữ sau sinh giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài cho sản phụ, vì thế mẹ nhất định không nên bỏ qua. (Ảnh minh họa)

– Nên mặc đồ dài tay với chất liệu cotton vừa mềm vừa thấm mồ hôi tốt. Nên mang tất, giày đầy đủ, tuyệt đối không đi chân không xuống sàn nhà.

– Không quan hệ ngay sau sinh mà nên đợi ít nhất 6 tuần hoặc đến khi cảm thấy sẵn sàng. Nếu mẹ muốn tập luyện cũng hãy đợi thêm chừng đó thời gian (với mẹ sinh mổ thì cần thêm ít nhất 6 tháng).

Lưu ý trong ăn uống

Ngoài những vấn đề cần kiêng khem trong sinh hoạt như trên, một điều rất quan trọng nữa là chế độ ăn uống cho bà đẻ. Mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu sắt vì sau sinh cơ thể đã mất một lượng máu lớn. Ngoài ra, chế độ ăn giàu canxi, axit folic và các dưỡng chất khác cũng rất cần thiết để bé yêu phát triển.

– Về thực phẩm lợi sữa, mẹ có thể tham khảo những món từ rau củ thay vì ăn nhiều móng giò sẽ nhanh ngán và tăng cân nhiều.

– Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước đề phòng táo bón.

– Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

– Mẹ có thể tham khảo chế độ ăn chuẩn dành cho sản phụ theo từng giai đoạn sau sinh tại đây.

Trên đây là những vấn đề về kiêng cữ sau sinh rất nên được lưu ý, chúc các mẹ trải qua thời kì hậu sản suôn sẻ và khỏe mạnh!

Nguyệt Nga
(Theo Congluan)

Bạn đang tìm hiểu bài viết Tại sao bà đẻ phải mang guốc 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)