Nội dung chính
Xem Sữa tươi để tủ lạnh bỏ ra ngoài được bảo lâu 2024
Cách bảo quản sữa tươi không đường có thể nói là một trong những kiến thức cơ bản mà ai cũng nên biết. Việc bảo quản tốt sữa tươi không đường sẽ giúp bạn có thể dùng đúng cách và tiết kiệm cho gia đình rất nhiều chi phí lẫn nâng cao hiệu quả sử dụng.
Hãy cùng tham khảo những cách bảo quản sữa tươi sau đây. Từ đó bạn có thể bỏ túi thêm cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích cùng với Elipsport nhé!
1. Những điều cần biết khi muốn bảo quản sữa tươi không đường
Dưới đây là những điều bạn cần biết khi bảo quản sữa tươi không đường:
- Con số về hạn sử dụng mà bạn thấy được in trên các nhãn sữa thực chất ra không hẳn là hạn sử dụng mà lại là “hạn bán”. Hầu như đa số các loại sữa – nếu được cất giữ tốt thì có thể giữ được chất lượng của chúng sau hạn này khoảng 1 tuần.
- Bảo quản sữa tươi không đường trong ngăn mát tủ lạnh và ở chỗ tối nhất có thể. Bởi lẽ hương vị của sữa có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trực tiếp từ đèn của tủ lạnh.
- Bạn phải đậy thật chặt nắp lọ sữa mỗi khi dùng xong bởi vì sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn.
- Việc bảo quản sữa tươi không đường bằng cách cấp đông không làm giảm chất lượng của sữa nhưng việc này sẽ ảnh hưởng đến độ sánh của sữa. Bạn nên biết rằng sữa tươi sau khi cấp đông sẽ loãng hơn sữa thường.
- Các loại sữa tươi đã bắt đầu bị chua sẽ không tốt cho bạn khi uống liền, tuy nhiên nó vẫn có thể được sử dụng trong các công thức làm bánh.
- Sữa sẽ nhanh chóng bị vón cục nếu bạn cho chúng vào các đồ ăn có nhiều acid như cà chua, các loại quả họ cam quýt hoặc rượu vang.
Đó chính là những cách giúp bảo quản sữa tươi không đường mà ai cũng nên biết. Sữa tươi không đường nếu không bảo quản đúng cách thì có thể sẽ rất dễ hỏng.
Những lưu ý nào cần biết khi bạn muốn bảo quản sữa tươi không đường sao cho thật hiệu quả và tiết kiệm?
2. Làm thế nào để bảo quản sữa tươi đúng cách
Dưới đây là một số bí quyết bạn nên biết để bảo quản sữa tươi không đường đúng cách.
2.1. Cần phải biết cách chọn mua sữa
Khi bạn mua các loại sữa đóng hộp hoặc đóng gói, nên chú ý đến thời gian sản xuất hoặc hạn sử dụng. Tốt hơn hết, hãy chọn mua sữa có hạn càng lâu càng tốt. Bên cạnh đó, cần phải xem kỹ hộp sữa, đảm bảo hộp còn nguyên vẹn, không bị méo, không phồng, lõm,… Ngoài ra, nên chọn mua ở những cửa hàng bán sữa nơi thoáng mát, không bày bán trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi bạn mua về mở hộp ra hoặc sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên dùng nữa.
2.2. Cách bảo quản sữa
Cách bảo quản sữa như thế nào là đúng chuẩn và tốt nhất cho gia đình bạn?
Sữa tươi, đặc biệt là sữa tươi không đường là một sản phẩm giàu dinh dưỡng. Đối với sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37 độ C sẽ phải tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa. Dù vậy, có một điều khó tránh khỏi là trong sữa vẫn luôn có một lượng vi khuẩn nhất định. Các loại vi khuẩn này sẽ phát triển và nhân lên nhanh chóng, chúng làm cho sữa bị chua và hỏng. Do đó, trong vòng 1 giờ sau khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 5 độ C để có thể giữ sữa tươi được 1 – 2 ngày.
Ở trên thị trường sữa tươi không đường hiện nay có 2 loại chính. Đó là sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng. Sữa tươi thanh trùng thường hay được đóng trong chai nhựa hoặc bên trong túi nilông. Loại này có thời gian sử dụng ngắn, thường chỉ trong vòng 3 – 7 ngày với điều kiện luôn luôn được bảo quản lạnh thì sữa mới không bị hỏng, chua. Mặt khác, sữa tươi tiệt trùng theo phương pháp hiện đại chứa trong hộp giấy thì có thể không cần giữ lạnh trước khi mở hộp. Tuy nhiên, sau khi mở hộp thì bạn phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Giả sử sữa vắt ra chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công tại hộ gia đình và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì bạn nên trữ lạnh, bảo quản sữa tươi không đường và dùng hết trong vòng 24 giờ.
Tìm hiểu xem sữa tươi để ngoài được bao lâu: Sữa tươi là thực phẩm thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ giải quyết vấn đề năng lượng mà nó còn cải thiện tình trang sức khỏe. Benconmoingay.net khuyên bạn nên có kiến thức căn bản về sữa tươi để dùng sữa có lợi nhất cho mình.
Sữa tươi không đường mở ra để được bao lâu?
Sữa có giá trị dinh dưỡng cao và quen thuộc với mọi gia đình, mọi lứa tuổi nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng và bảo quản sữa để giữ sữa luôn đạt chất lượng tốt nhất về dinh dưỡng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.Sữa chứa trong bịch giấy thì càng dễ hỏng hơn nữa.
Vì vậy nếu đại lý bán bảo quản không tốt như đặt sữa bên ngoài hay trong nhà nhưng bị nắng trực tiếp chiếu vào; đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau hay nhiều thùng sản phẩm khác chồng lên thùng sữa; vỏ hộp, vỏ thùng sữa có dấu vết xây xát, móp méo… thì không nên mua.
Ngoài ra, cũng không nên mua sữa chua nếu nó không được bảo quản trong tủ lạnh. Bởi loại sữa này cần được bảo quản liên tục ở nhiệt độ 4 – 6oC mới đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm. Khi mua về mở hộp ra hoặc sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên dùng.
Sử dụng và bảo quản: Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau:
Như chúng ta đã biết sữa tươi là một sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37oC và dù có tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn có một lượng vi khuẩn nhất định. Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị chua và hỏng. Chính vì vậy, trong vòng 1 giờ sau khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 5oC (có thể giữ sữa tươi được 1 – 2 ngày).
Sữa tươi mở hộp để được bao lâu còn dùng được: Theo ý kiến chuyên gia, sản phẩm trong hộp sau khi mở nắp hộp, bạn cần bảo quản lạnh (8-10 độ C) và sử dụng hết trong vòng 3 ngày.
Xem thêm: Giá sữa VINAMLIK mới nhất
Mẹ có nên nấu sữa tươi trước khi cho bé uống không?
Quá trình gia nhiệt sẽ làm ảnh hưởng đến các loại đạm trong sữa (casein và whey). Hãy nhớ rằng đạm whey sẽ bị biến tính bởi nhiệt, tạo thành những chất rắn kết tủa trong dung dịch sữa. Đạm whey này thường sẽ nằm ở đáy nồi và rất dễ cháy khi sữa được đun ở nhiệt độ quá cao. Vì vậy chỉ nên đun sữa ở nhiệt độ thấp hoặc đun cách thủy sao cho nhiệt độ luôn dưới điểm sôi của nước.
Một vấn đề khác khi nấu sữa là sẽ hình thành 1 lớp màng ở trên mặt sữa. Đây chính là sự liên kết của đạm casein và whey do bị đun nóng. Khi kéo lớp màng này khỏi bề mặt sữa tức là đang lấy đi các dưỡng chất có trong sữa. Lớp màng này có thể giữ nước và làm sữa nóng lên quá mức trong khi đun. Còn bọt sữa xuất hiện trong khi đun lại giúp giảm sự hình thành lớp màng có thể gây tăng nhiệt quá mức này. Thêm chất béo cũng giúp làm giảm sự hình thành màng sữa và nhờ sự bao phủ bề mặt nồi sữa sẽ giúp tránh mất nước trong sữa.
Vấn đề thứ 3 khi đun sữa là nhiệt có thể làm đông sữa (đạm casein bị đông lại). Độ kiềm thấp cũng làm sữa nhanh đông. Điều này xảy ra khi ion can-xi và ma-giê làm cho các mixen casein trong sữa ổn định hơn và sẽ bị tách khỏi mixen casein khi cho thêm axit vào sữa. Khi thêm muối vào sữa nóng, hiện tượng đông sữa cũng sẽ tăng lên.
Vì sao nấu sữa tươi bị vón cục?
Sữa ấm đước sử dụng trong rất nhiều trường hợp, để “ru” ngủ cũng như là thực phẩm không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh nhưng đừng nóng vội mà làm tiêu tan cả nồi sữa đấy!
- Lửa nhỏ: Dù làm nóng sữa để nấu ăn hay cho trẻ nhỏ, người lớn, cũng chỉ nên dùng chế độ lửa bếp thật nhỏ. Tốt nhất là nên đun sữa trong 1 nồi saucepans
- Luôn quan sát: Sữa sôi rất nhanh và nó sẽ trào ra trước khi bạn kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Vì vậy hãy luôn để mắt đến nó dù đã vặn lửa rất nhỏ.
- Kiên nhẫn: Muốn đun sữa thật nhanh bằng cách tăng nhiệt là một sai lầm lớn. Hãy khuấy nó liên tục để các đạm sữa không bị lắng và dính lại ở đáy nồi. Trong quá trình làm nguội sữa sẽ xuất hiện 1 lớp màng trên bề mặt, hãy hớt lớp màng này và bỏ đi.
- Kiểm tra nhiệt độ: Hãy đảm bảo rằng sữa nóng nhưng không đến mức làm bỏng môi bạn. Dùng thìa để lấy sữa từ nồi và dùng cổ tay để kiểm tra nhiệt độ. Ngoài ra, sữa ở nhiệt độ này mới giữa được hương vị vốn có của sữa.
- Đun cách thủy nếu sữa là để cho trẻ sơ sinh: làm ấm sữa bằng nước nóng, lò vi sóng hay 1 dụng cụ nóng sẵn.
Mẹ có thể làm gì với sữa tươi đã hết hạn?
Để làm kem, phô-mai, bánh bông lan, sữa chua, sinh tố. Ngay cả khi không muốn uống sữa này, bạn cũng đừng vứt sữa tươi vào thùng rác. Có nhiều cách giúp bạn tận dụng những lợi ích từ chúng, chẳng hạn như:
- Làm sạch vết bẩn trên quần áo: Để làm sạch các vết bẩn trên quần áo, đặc biệt là vết mực khó tẩy rửa, bạn hãy ngâm chỗ quần áo bẩn vào sữa, để qua đêm và giặt lại vào hôm sau.
- Khử mùi tanh của cá, đặc biệt là cá hồi: Bạn rửa sạch cá, ngâm trong bát sữa 10–20 phút. Chất casein trong sữa chống lại trimethylamine – chất gây mùi tanh trong cá.
- Dưỡng ẩm toàn thân: Nhờ vitamin A, D và a-xít lactic, sữa giúp làm mềm da, dưỡng ẩm da hiệu quả. Bạn hòa 1/2 chén mật ong, 2 ly sữa vào nước ấm để ngâm mình 10–15 phút trước khi tắm.
Xem thêm: hướng dẫn cách vệ sinh bình sữa mới mua & tiệt trùng an toàn
Hẳn mẹ đã biết được sữa tươi không đường mở ra để được bao lâu, sữa tươi mở nắp để được bao lâu và sẽ lưu ý kỹ hơn đến thừoi gian dùng sữa cho bé hợp lý nhất.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Sữa tươi để tủ lạnh bỏ ra ngoài được bảo lâu 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.