Sữa mẹ xuống quá nhiều phải làm sao webtretho 2024

Xem Sữa mẹ xuống quá nhiều phải làm sao webtretho 2024

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất dành cho các bé sau khi sinh. Do vậy, rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng thiếu sữa là vấn đề lớn nhất mà mẹ gặp phải khi nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, có một vấn đề không bé hơn một chút nào là việc mẹ có quá nhiều sữa. Vậy khi gặp phải vấn đề này, các mẹ nên làm gì? Hãy cùng xem những gợi ý từ Philips Avent nhé các mẹ!

1. NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN KHI MẸ CÓ QUÁ NHIỀU SỮA

BIỂU HIỆN Ở MẸ

– Biểu hiện 1: Ngực mẹ lúc nào cũng căng cứng, gây sưng và đau nhức

Lý do: Cơ thể mẹ sản xuất quá nhiều sữa mà bé không thể bú hết, sữa đổ về liên tục làm mô sữa bị ứ gây đau.

– Biểu hiện 2: Mẹ bị tắc tia sữa

Lý do 1: Mẹ không vệ sinh sạch đầu vú, các vẩy đóng kết ở đầu vú làm sữa không chảy ra được.

Lý do 2: Khi có nhiều sữa, mẹ không day đều bầu ngực làm sữa bị vón cục bên trong và làm tắc sữa bên trong vú.

– Biểu hiện 3: Sữa mẹ rỉ ra ngoài áo

Lý do: Mẹ có quá nhiều sữa nên khiến cho sữa chảy không kiểm soát được, điều này làm áo mẹ luôn dây sữa.

Ngoài ra, có trường hợp mẹ cho con bú ở ngực bên này, ngực bên kia cũng tiết ra rất nhiều sữa.

BIỂU HIỆN Ở BÉ

– Biểu hiện 1: Bé bị sặc sữa

Lý do: Tia sữa phun quá nhanh, mạnh và nhiều làm bé bị sặc khi mút tia sữa đầu tiên.

– Biểu hiện 2: Khi bú được từ 5 đến 10 phút, bé cắn vào ti mẹ hoặc bé ngừng bú nhanh

Lý do: Do lượng sữa quá nhiều nên bé chỉ bú khoảng 5-10 phút rồi cố ngừng tia sữa chảy ra bằng cách cắn vào ti

mẹ hoặc ngừng bú hẳn, bé vặn vẹo hoặc gồng mình không muốn bú nữa.

– Biểu hiện 3: Phân của bé có màu xanh và sủi bọt

Lý do: Lượng sữa nhiều làm bé no nhanh và không bú được phần sữa cuối có chất béo cao, lúc này trong bụng

bé có quá nhiều lactose làm bé đầy hơi, tiêu tiểu nhiều, phân thi thoảng có màu xanh và sủi bọt.

2. VẬY, MẸ NÊN LÀM GÌ KHI CÓ QUÁ NHIỀU SỮA?

– Cách 1: Sử dụng máy hút sữa

Trước khi cho bé bú, mẹ nên dùng máy hút sữa hoặc nặn bớt phần sữa nhạt ban đầu, giúp bé tận dụng được nguồn sữa cuối.

– Cách 2:

Điều chỉnh tư thế bú sữa của bé

Hãy áp dụng các tư thế giúp giảm trọng lực của tia sữa bắn vào miệng bé: tư thế mẹ nửa nằm nửa ngồi, đầu bé cao hơn thân bé hoặc tư thế mẹ nằm hoặc bé nằm lên trên mẹ.

Chỉ cho bé bú ở một bên vú để làm giảm sự tăng tiết sữa và làm giảm lượng sữa (mẹ có thể dùng máy hút bớt sữa ở bên ngực bên kia để làm giảm căng tức).

– Cách 3:

Điều chỉnh khi bé đang bú

Khi thấy bé nuốt sữa quá nhanh hoặc dòng sữa quá mạnh, mẹ hãy để bé tạm ngừng bú, vỗ nhẹ vào lưng bé giúp bé ợ hơi rồi cho bé bú tiếp.

Khi bé đang bú, nếu mẹ thấy có phản xạ xuống sữa (cảm giác rần rần ở 2 bên ngực hoặc sữa chảy ra ở đầu ti), lập tức đưa ngón út vào khóe miệng bé và rút ti ra. Mẹ đợi khoảng 30 giây đến 1 phút, khi phản xạ xuống sữa đã hết thì mẹ cho bé ngậm ti trở lại.

– Cách 4: Tác động vào bầu ngực

Mẹ đặt miếng gạc lạnh hoặc lá bắp cải lên ngực để giảm bớt sự khó chịu và làm giảm nguồn sữa.

– Cách 5: Tham khảo lời khuyên từ bác sĩ

Nếu mẹ đã thử mọi cách nhưng không hiệu quả, mẹ nên đến bác sĩ khám để nhận được lời khuyên và cách giải quyết tốt nhất.

3. MẸ KHÔNG NÊN LÀM GÌ NẾU CÓ QUÁ NHIỀU SỮA?

– Mẹ không nên lạm dụng máy hút sữa quá nhiều, làm cơ thể hiểu lầm và càng sản xuất nhiều sữa hơn.

– Mẹ không nên cho bé bú lúc bé quá đói hoặc lúc bé tỉnh ngủ, lúc này bé bú khá mạnh nên ngực mẹ sẽ càng được kích thích tiết ra nhiều sữa hơn.

Khi mẹ có nhiều sữa, mẹ hãy bơm và tặng sữa vào ngân hàng sữa, chia sẻ sữa với những bà mẹ có hoàn cảnh khó khăn và thiếu sữa cho con bú. Mẹ hãy kiên nhẫn và bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích trong thời gian cho bé bú nhé.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Sữa mẹ xuống quá nhiều phải làm sao webtretho 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)