Nội dung chính
Xem Sữa mẹ bao lâu thì hết 2024
Sau khi cai sữa bao lâu thì hết sữa và làm thế nào để con không nghiện vú mẹ? Điều này tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể mẹ, cách cai sữa và chính bản thân trẻ. Có mẹ chỉ mất khoảng 10 15 ngày, trong khi có mẹ phải mất hàng tháng để sữa hết hẳn.
Nguyên tắc chung khi cai sữa cho bé
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia thì bé nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kèm ăn thêm thức ăn khác cho đến khi 2 tuổi. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có thể cho con bú trong khoảng thời gian lý tưởng này. Vì vậy, nhiều mẹ phải cai sữa cho con sau khi con bắt đầu ăn dặm. Một số chậm hơn thì chọn cai sữa cho con khi bé được 1 tuổi. Để làm được việc này, mẹ chỉ cần nhớ nguyên tắc chung khi cai sữa cho con. Đó là giảm thời gian bú, cho bé bú thưa dần hoặc ăn no trước khi bú.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sau khi cai sữa bao lâu thì hết hẳn sữa?
Mẹ cai sữa sau bao lâu thì hết sữa? Quy trình cai sữa sẽ mất 1 khoảng thời gian khá dài vì còn phụ thuộc vào:
- Đặc điểm và cơ địa người mẹ
- Phương pháp cai sữa
- Tính cách mỗi bé
Cai sữa cho bé bao lâu thì mẹ hết sữa? Sau thời gian cai sữa, thỉnh thoảng bầu ngực mẹ vẫn có khả năng tiết ra một ít sữa bởi vì sữa vẫn chưa thực sự hết hẳn. Lúc sữa còn trong bầu ngực, mẹ có thể cảm thấy bầu ngực vẫn bị đau, tức ngực, căng cứng. Nếu như ngừng hẳn việc cho con bú cùng với vắt hết sữa, thông thường mất khoảng hơn một tuần để hết sữa, có trường hợp kéo dài hơn 1 tháng.
Khi cai sữa nên bắt đầu từ từ thay vì đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú. Mẹ hãy chủ động rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú. Điều này giúp tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này. Nó cũng để phòng tránh những vấn đề tâm lý cho chính bản thân mẹ. Ví dụ trước đây bạn cho bé bú khoảng từ 7 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút. Bây giờ hãy rút xuống còn 3 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút rồi từ từ cắt hẳn.
Thường mất vài tuần đến một tháng ngực của mẹ mới có thể ngưng tiết sữa.
Sau giai đoạn này, thỉnh thoảng bầu ngực vẫn tiết sữa ra vì sữa vẫn chưa hết hoàn toàn. Nếu mẹ cảm thấy bầu ngực vẫn đau, tức ngực, căng cứng thì chứng tỏ vẫn còn sữa. Sau khi ngừng hẳn cho con bú và vắt hết sữa, thường sẽ mất vài tuần cho đến một tháng mẹ mới thực sự hết sữa.
Cách cai sữa cho con và giúp mẹ hết sữa
Ngoài thắc mắc về vấn đề cai sữa cho bé bao lâu thì mẹ hết sữa, mẹ có thể tham khảo những cách sau đây để cai sữa cho con. Khi con không ti sữa, thì tuyến sữa của mẹ cũng sẽ dần dần ngưng tiết sữa đấy!
Bôi dầu gió
Bôi dầu gió xung quanh bầu ngực là cách cai sữa cho con được nhiều mẹ áp dụng. Khi con bú, bé ngửi thấy mùi hắc và vị đắng của dầu gió sẽ không dám ti nữa. Ngoài ra, mẹ có thể bôi thêm các loại thuốc khác như thuốc xanh, thuốc đỏ
Sử dụng thuốc mắc cỡ
Thuốc mắc cỡ là thuốc có màu đen, vị đắng được bán ở tiệm thuốc tây. Khi sử dụng, mẹ chỉ cần nghiền một chút với nước để cho ra hỗn hợp sệt. Sau đó mẹ nhẹ nhàng thoa hỗn hợp trên xung quanh bầu ngực. Lúc bé đòi bú, mẹ giở ti lên bé sẽ không bú bởi màu sắc và mùi vị khó chịu.
Mẹ có thể sử dụng một số cách dân gian như bôi dầu gió, bôi màu lên vú để con sợ và thôi bú mẹ.
Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày
Mẹ có thể áp dụng những cách trên để cai sữa với bé có thói quen thèm ti khi no. Tuy nhiên, với những bé không đòi ti mẹ nữa khi no bụng cần có cách khác. Khi đó bố nên giúp mẹ cho bé ăn thêm bữa trong ngày để bé không có cảm giác đói. Có rất nhiều thực đơn giúp bé cai sữa hiệu quả hơn mà bố mẹ nên tham khảo.
Hóa trang bầu ngực để cai sữa
Mẹ có thể tô son, vẽ hình lên bầu ngực thành những hình đáng sợ. Bé nhìn thấy sẽ không dám đòi ti mẹ nữa. Cách này khá phổ biến và được rất nhiều mẹ áp dụng thành công.
Sau khi cai sữa, hãy làm mất sữa bằng một số thực phẩm
Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn cai sữa bao lâu thì hết hẳn sữa, có rất nhiều cách để mẹ làm nhanh mất sữa như uống thuốc hoặc ăn một số thực phẩm như lá lốt, lá dâu Khi trẻ bú, thấy bầu vú mẹ không có sữa, trẻ sẽ không bú nữa. Với cách này, thời gian đầu mẹ sẽ cảm thấy hơi đau rát đầu ti vì bé cắn. Tuy nhiên dần bé sẽ thôi không bú nữa vì không thấy sữa.
Uống thuốc tiêu sữa
Uống thuốc tiêu sữa cũng làm tiêu sữa nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Điển hình như: đau ngực, tụt huyết áp hoặc buồn nôn. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Lưu ý khi cai sữa cho bé
- Thời gian cai sữa tương đối phù hợp là khi bé được 1 tuổi trở lên và không nên quá 2 tuổi. Dứt sữa mẹ quá sớm không bổ sung đủ protein và dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, làm trẻ thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh còn cai sữa quá muộn thì sữa mẹ có thể không còn đủ cung cấp cho trẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau
- Cho bé thời gian thích ứng: Không nên ngay lập tức cai sữa hoàn toàn hoặc quá nhiều cho trẻ. Bước đầu, mỗi ngày mẹ chỉ nên giảm một lần bú mẹ so với trước đây, đồng thời có thể thay thế bằng sữa ngoài hay thức ăn dặm, sau đó cứ cách vài ngày lại giảm thêm số lần bé bú sữa mẹ, tăng lượng thức ăn lên. Mẹ cũng đừng quên dùng ngôn ngữ dịu dàng để dẫn dắt, khích lệ trẻ trong suốt quá trình dần dần rời xa vú mẹ
- Dạy bé cách dùng ly cốc để bổ sung sữa ngoài.
Lời kết
Vì một số lý do hoàn cảnh, mẹ không thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Nhưng cho con ngưng sữa thì không có nghĩa là ngực mẹ sẽ ngưng tiết sữa ngay lập tức. Vì vậy nhiều mẹ thắc mắc cai sữa sau bao lâu thì hết sữa và những cách nào cai sữa cho con hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ và cai sữa thành công!
Xem thêm
- Khi nào nên cai sữa cho bé và tại sao bé lại cần phải cai sữa?
- Cai sữa cho bé Cách nào hiệu quả để mẹ khoẻ con khoẻ?
- Cai sữa cho bé theo khoa học: Một số lưu ý cho mẹ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Sữa mẹ bao lâu thì hết 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.