Sự kiện nào đã cứu nguy cho thủ đô Paris trước cuộc tấn công của quân Đức năm 1914 2024

Xem Sự kiện nào đã cứu nguy cho thủ đô Paris trước cuộc tấn công của quân Đức năm 1914 2024

    Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trận đánh sông Marne, diễn ra giữa đế quốc Đức và liên quân Anh – Pháp tại khu vực sông Marne, gần Paris được xem là một trong những chiến dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bắt đầu từ ngày 5/9 và kết thúc vào ngày 12/9/1914, dù không làm chấm dứt chiến tranh nhưng trận đánh này đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Đức tại mặt trận phía Tây.

    Binh sĩ Pháp trong trận chiến.

    Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với thế mạnh quân sự vượt trội, quân Đức đã nhanh chóng thôn tính nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Để thực hiện chiến thuật đánh nhanh, thắng nhanh, người Đức đã lên một kế hoạch hết sức táo bạo mang tên “Schlieffen”. Đó là sử dụng phần lớn lực lượng đánh mạnh vào sườn quân Pháp ở phía Tây, sau đó kết hợp với quân Áo tấn công nước Nga ở phía Đông. Người Đức tin tưởng rằng, họ sẽ nhanh chóng đánh bại quân Pháp và kết thúc chiến tranh chỉ sau 3 hoặc 4 tháng.
    Thực hiện kế hoạch này, ngày 2/8/1914, Bộ Tổng chỉ huy Đức ra lệnh cho Tập đoàn quân số 1, số 2 và số 3, bao gồm khoảng 680.000 lính, chia làm 5 mũi đồng loạt tấn công nước Pháp. Với lực lượng mạnh và thiện chiến nên chỉ sau một thời gian ngắn, quân Đức đã phá vỡ tuyến phòng thủ Verdun của quân Pháp, nhanh chóng áp sát Paris. Lúc này, sông Mác-nơ trở thành trở ngại duy nhất ngăn cản đường tiến của quân Đức.
    Trước sự đe dọa nghiêm trọng của quân Đức, chính phủ Pháp buộc phải sơ tán và rút về Bordeaux. Để bảo vệ Paris, người Pháp đã dựng lên một tuyến phòng thủ dài hơn 200km dọc theo sông Marne. Bên trong tuyến phòng thủ này, người Pháp bố trí 14 pháo đài chính, 25 pháo đài phụ cùng một hệ thống hàng rào kẽm gai và hầm ngầm, qua đó tạo thành một hệ thống phòng thủ khép kín và chặt chẽ.
    Để tăng cường lực lượng cho tuyến phòng thủ bên sông Marne, người Pháp đã đề nghị chính phủ Anh gửi quân giúp đỡ. Là đồng minh thân cận của Pháp nên lời đề nghị này ngay lập tức được Anh đáp ứng. Chỉ sau vài ngày, 70.000 lính Anh đã được huy động, nâng tổng số quân Anh – Pháp có mặt trên phòng tuyến này lên đến hơn 800.000, hình thành một thế trận phản công mạnh mẽ.
    Nhận định tình hình đang theo chiều hướng thuận lợi, ngày 5/9/1914, hơn 150.000 quân Pháp, thuộc Tập đoàn quân số 5 phối hợp với quân viễn chinh Anh được lệnh đồng loạt nổ súng, đánh mạnh vào sườn phải quân Đức. Hoàn toàn bị bất ngờ và trước sự tấn công mạnh của lực lượng liên quân, quân Đức đã chống trả yếu ớt và bị thiệt hại nặng nề.
    Đến ngày 6/9, sau khi được tăng cường lực lượng, quân Đức bắt đầu phản công. Lúc này, Tập đoàn quân số 6 của Pháp, phối hợp với 6.000 quân chi viện đã hình thành một thế trận phòng ngự mạnh, ngăn cản bước tiến của quân Đức. Cuộc chiến giữa hai bên liên tục giằng co trong 2 ngày sau đó.
    Ngày 8/9, Tập đoàn quân số 5 của Pháp tiếp tục mở cuộc tấn công thứ hai, khoét sâu vào lỗ hổng cánh phải của quân Đức. Một lực lượng tinh nhuệ quân Anh cũng được lệnh bí mật đánh thọc sâu vào khe hở giữa 2 Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Đức. Chỉ sau 1 ngày, 2 tập đoàn quân này của Đức đã bị cô lập hoàn toàn.
    Tình thế càng trở nên khó khăn hơn cho quân Đức khi một trong những viên tướng lúc bấy giờ là Molke đã liên tiếp đưa ra những quyết định sai lầm. Thay vì huy động lực lượng phản công, Molke lại ra lệnh cho quân Đức tiếp tục rút quân về sông Aisne, cách sông Marne khoảng 65 km.
    Chớp thời cơ, liên quân Anh – Pháp nhanh chóng huy động lực lượng, tiếp tục truy kích. Tuy nhiên, do tốc độ truy kích chậm nên quân Đức đã rút lui thành công. Đến ngày 12/9, quân Đức đã rút hoàn toàn khỏi phòng tuyến sông Marne, tập hợp tại khu vực sông Aisne và thiết lập một hệ thống chiến hào tại đây, nhằm ngăn chặn bước tiến của liên quân Anh – Pháp.
    Mặc dù nhanh chóng lui quân chỉ sau vài ngày giao chiến nhưng người Đức đã phải chịu những thiệt hại hết sức nặng nề. Trên 200.000 lính bị thương vong, hàng nghìn khẩu pháo bị phá hủy, một lượng lớn vũ khí và trang thiết bị chiến tranh rơi vào tay liên quân Anh – Pháp. Không chỉ có vậy, thất bại này còn làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Schlieffen của người Đức.
    Dù đã cứu vãn Paris thoát khỏi sự tấn công của quân Đức nhưng người Pháp cũng phải trả một cái giá khá đắt, khoảng 80.000 lính bị thiệt mạng, hàng trăm ngàn người bị thương. Phía Anh cũng phải chịu những tổn thất không nhỏ khi mất đi gần 2.000 lính và khoảng 10.000 người bị thương. Có thể nói đây là trận đánh có số thương vong lớn nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
    Thành công với thế trận phòng ngự, phản công, dù không toàn diện nhưng liên quân Anh – Pháp đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử của lực lượng đồng minh. Không chỉ đẩy lui một lực lượng quân sự được xếp hàng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, chiến thắng này còn làm tan vỡ hoàn toàn hy vọng của người Đức về một thắng lợi nhanh chóng ở mặt trận phía Tây.
    Giành chiến thắng trong trận chiến sông Marne, liên quân Anh – Pháp đã tạo nên một trong những thắng lợi quyết định nhất trong lịch sử, qua đó góp phần dẫn đến thất bại của quân Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

    Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

    100 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất

    Cách đây 100 năm, ngày 4/8/1914, Đức xâm lược Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

    Chia sẻ:

    Từ khóa:

    • Chiến tranh,
    • thế giới,
    • thứ nhất,
    • Marne,
    • Pháp,
    • Đức,
    • Anh,
    • liên quân,

    Lập niên biểu về những sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Chi tiết
    Chuyên mục: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

    Bảng niên biểu về các sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất

    Thời gianChiến sựKết quả
    1914

    Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

    Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

    Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

    Cứu nguy cho Pa-ri.

    1915Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga.Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
    1916Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
    2/1917Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
    2/4/1917Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
    Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.Hai bên ở vào thế cầm cự.
    11/1917Cách mạng tháng 10 Nga thành côngChính phủ Xô viết thành lập
    3/3/1918Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốpNga rút khỏi chiến tranh
    Đầu 1918Đức tiếp tục tấn công PhápMột lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
    7/1918Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh – Pháp phản công.Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo – Hung 2/11
    9/11/1918Cách mạng Đức bùng nổNền quân chủ bị lật đổ
    11/11/1918Chính phủ Đức đầu hàngChiến tranh kết thúc


    Xem tiếp…

    Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì?

    Chi tiết
    Chuyên mục: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

    – Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế.

    – Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.

    – Làm tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu.

    – Châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.

    – Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.


    Xem tiếp…

    Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh là gì? Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn?

    Chi tiết
    Chuyên mục: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

    – Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh:

    – Tháng 2-1917 Cách mạng Dân chủ tư sản Nga thành công buộc Mĩ tham gia chiến tranh(4-1917), tháng 7-1917, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu có lợi cho phe Hiệp ước

    – Tháng 11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tháng 3-1917 Nga rút khỏichiến tranh.

    – Tháng 7-1918 Anh, Pháp bắt đầu phản công đức thua trận liên tiếp,và rút khỏi Pháp,Bỉ…

    – 11-11-1918, Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.

    – Mĩ tham chiến muộn vì:

    – Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”, thực ra Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí kiếm lời.

    – Đến năm 1917 Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đích:

    + Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc

    + Ngăn chăn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng.


    Xem tiếp…

    Bạn đang tìm hiểu bài viết Sự kiện nào đã cứu nguy cho thủ đô Paris trước cuộc tấn công của quân Đức năm 1914 2024


    HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

    Điện thoại: 092.484.9483

    Zalo: 092.484.9483

    Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

    WebsiteTrumsiquangchau.com

    Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

    0/5 (0 Reviews)