Xem Sáng kiến kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư 2024
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn thạc sĩ: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư
Be the first to like this
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- 1. LUẬN VĂN: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư
- 2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay. Vũ Thư là một trong tám huyện thuộc tỉnh Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, có truyền thống cách mạng. Đóng góp vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế Thái Bình nói chung và thay đổi bộ mặt của Vũ Thư nói riêng phải kể đến vai trò của các công tụ tài chính trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực và vai trò của các giải pháp kinh tế tài chính, góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, khối lượng vốn đầu tư được huy động rất hạn hẹp so với nhu cầu vốn đầu tư. Mặt khác, tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB còn diễn ra khá phổ biến trên phạm vi cả nước, làm cho vốn đầu tư sử dụng đạt hiệu quả thấp. Đây là một vấn đề ngày càng trở nên bức xúc và là điều đáng lo ngại cần được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nói chung và các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng. Để khắc phục tình trạng trên, em xin chọn đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. – Khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung nhất thuộc lĩnh vực hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư.
- 3. – Đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2004 2007 trên địa bàn huyện Vũ Thư. – Đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư trong giai đoạn 2008 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước. Phạm vi nghiên cứu: là địa bàn huyện Vũ Thư. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài đã sử sụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và thống kê, phân tích. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương: – Chương I: Một số vấn đề chung về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. – Chương II: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2004 2007. – Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2008 2010. 6. Lời cảm ơn. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị tại phòng Tài chính Kế hoạch huyện Vũ Thư, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Đàm Văn Nhuệ trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
- 4. CHƯƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 1.1. Khái niệm đầu tư và đặc điểm của hoạt động đầu tư. 1.1.1. Khái niệm đầu tư. Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lợi. Vốn đầu tư bao gồm các dạng sau: – Tiền tệ các loại. – Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, tài nguyên. – Hàng hóa vô hình: sức lao động, công nghệ, thông tin, nhãn hiệu, bằng phát minh, biểu tượng uy tín hàng hóa… – Các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc, đá quý… Hai đặc trưng cơ bản của đầu tư là tính sinh lợi và thời gian kéo dài. Tính sinh lợi là đặc trưng hàng đầu của đầu tư. Không thể coi là đầu tư, nếu việc sử dụng tiền vốn không nhằm mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn khoản tiền đã bỏ ra ban đầu. Như vậy đầu tư khác với: + Việc mua sắm, cất trữ, để dành. + Việc mua sắm nhằm mục đích tiêu dùng, dẫu hàng ngày ta thường nói tôi sẽ đầu tư một chiếc tủ lạnh cá nhân hoặc đầu tư một chiếc ô tô cho gia đình nhưng đó chỉ là một cách nói bởi trong việc này tiền của không sinh lời mf ngược lại. + Việc chi tiêu vì những lý do nhân đạo hoặc tình cảm.
- 5. … Đặc trưng thứ hai của đầu tư là kéo dài thời gian, thường từ 2 năm tới 70 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. Những hoạt động kinh tế ngắn hạn thường trong vòng một năm không gọi là đầu tư. Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh. Kinh doanh thường được coi là một giai đoạn của đầu tư. Như vậy đầu tư và kinh doanh thống nhất ở tính sinh lời nhưng khác nhau ở thời gian thực hiện; kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư. 1.1.2. Phân loại đầu tư Để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tư cần phải tiến hành phân loại các hoạt động cũng như hình thức đầu tư. Để phân loại các hoạt động đầu tư người ta căn cứ vào một số tiêu thức : * Phân loại theo lĩnh vực đầu tư. Phân làm 2 loại : – Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất : Đó là hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp bao gồm đầu tư xây dựng mới, cải tiến công nghệ, đầu tư mở rộng. – Đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất: Lĩnh vực không sản xuất ra sản phẩm hàng hoá trực tiếp: văn hoá, giáo dục, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, cơ sở hạ tầng. * Phân loại theo thời gian thực hiện đầu tư. Người ta chia thành 3 loại : – Đầu tư ngắn hạn: Là đầu tư có thời gian tích luỹ dưới 1 năm – Đầu tư trung hạn: Là đầu tư có thời gian từ 1-5 năm – Đầu tư dài hạn: Là đầu tư có thời gian trên 5 năm * Phân loại theo quan hệ sở hữu của Chủ đầu tư với hoạt động đầu tư : Phân làm 2 loại : Đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp.
- 6. – Đầu tư gián tiếp: Đây là hình thức đầu tư bằng cách mua các chứng chỉ có giá như : Cổ phiếu, trái phiếu với số lượng giới hạn. Với hình thức đầu tư này người bỏ vốn không trực tiếp tham gia công việc quản trị kinh doanh. – Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đồng thời là người trực tiếp tham gia quản lý giá trị kinh doanh (Giá trị trực tiếp hoặc có quyền lựa chọn những giá trị trực tiếp). Đầu tư trực tiếp được phân ra làm 2 loại: Đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển. + Đầu tư chuyển dịch : Về hình thức đầu tư chuyển dịch cơ bản giống như đầu tư gián tiếp hay đầu tư tài chính tức là cũng thông qua việc mua các cổ phiếu nhưng ở đây là mua lại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chứ không phải mua lần đầu và để có thể thực hiện được hình thức này Nhà đầu tư phải mua lại hay nắm giữ một khối lượng cổ phiếu đủ lớn để có thể tham gia được (Có chân) trong Hội đồng quản trị. Trong hình thức đầu tư này Tổng tài sản của doanh nghiệp là không tăng mà chỉ có sự thay đổi về quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp từ tay người này sang tay người khác. + Đầu tư phát triển: Là hình thức đầu tư mà thông qua việc xây dựng mới , mở rộng quy mô công suất, đổi mới ứng dụng công nghệ kỹ thuật để thay đổi về mặt chất hoặc mặt lượng các tài sản cố định và năng lực sản xuất nói chung. Từ đó mà tiến hành ổn định phát triển kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận hoặc nhằm đạt được lợi ích kinh tế xã hội. Chỉ có đầu tư phát triển mới là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra các năng lực sản xuất mới, tạo ra nhiều việc làm và là nguồn động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. * Phân loại theo tính chất bao gồm : – Các hoạt động đầu tư hữu hình vào tài sản có hình thái vật chất cụ thể ( máy móc, nhà xưởng, dụng cụ, nhà cửa vv …) – Các hoạt động đầu tư vô hình (bằng phát minh sáng chế, Chi tiêu về nghiên cứu phát triển, về đào tạo …) – Các hoạt động đầu tư về tài chính ( Tham gia góp vốn ) * Phân loại theo mục đích đầu tư bao gồm :
- 7. – Đầu tư mới: là hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư xây dựng một công trình mới hoàn toàn. – Đầu tư mở rộng: là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ hoặc tăng thêm mặt hàng, tăng khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm vụ ban đầu. – Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: đầu tư này gắn liền với việc trang bị lại và tổ chức lại toàn bộ hay một bộ phận doanh nghiệp đang hoạt động, được thực hiện theo một thiết kế duy nhất, không bao gồm việc xây dựng mới hay mở rộng các bộ phận sản xuất chính đang hoạt động hoặc có thể xây dựng mới hoặc mở rộng các công trình phục vụ hay phụ trợ. – Đầu tư hiện đại hóa công trìng đang sử dụng: gồm các đầu tư nhằm thay đổi, cải tiến các thiết bị công nghệ và các thiết bị khác đã bị hao mòn (hữu hình và vô hình) trên cơ sơ kỹ thuật mới và nhằm nâng cao các thông số kỹ thuật của các thiết bị đó. Thông thường hiện đại hóa và cải tạo tiến hành đồng thời vì vậy tính toán đầu tư chỉ xem trọng 3 trường hợp: đầu tư mới, đầu tư mở rộng và đầu tư cải tạo, hiện đại hóa. 1.1.3. Đặc điểm hoạt động đầu tư. Thứ nhất: Đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản cho sự phát triển và sinh lợi. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lợi, trong đó có yếu tố đầu tư. Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng, trước hết phải có vốn đầu tư. Nhờ sự chuyển hoá vốn đầu tư thành vốn kinh doanh kết hợp các yếu tố khác, các tổ chức kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tạo ra tăng trưởng và sinh lợi, vốn đầu tư được coi là một trong những yếu tố cơ bản nhất. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Thứ hai: Đầu tư đòi hỏi một khối lượng vốn lớn. Khối lượng vốn đầu tư lớn là yếu tố khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất và kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho yếu tố tăng trưởng và phát triển như: Xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT), xây dựng các cơ sở khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp, chế biến… Đầu tư cho
- 8. các lĩnh vực đó đòi hỏi lượng vốn đầu tư bỏ rất lớn, vì vậy nếu không sử dụng vốn có hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Thứ ba: Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản phải được trải qua một thời gian lao động rất dài mới có thể đưa vào khai thác, sử dụng được, do thời gian hoàn vốn kéo dài vì sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản xuất không theo một dây chuyền hàng loạt, mà mỗi công trình, mỗi dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau cụ thể như sau: – Sản phẩm của xây dựng thường cố định, đó là công trình gắn liền với đất. – Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp có tính chất tổng hợp về kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật… Thời gian để hoàn thành một quá trình xây dựng thường dài, phụ thuộc vào quy mô, tính chất của sản phẩm. – Quá trình thi công xây dựng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tự nhiên: Nắng, mưa, bão, gió… Vì vậy điều kiện sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luôn biến động và thường bị gián đoạn. Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình tổ chức thi công xây dựng phải có kế hoạch tổ chức, phân công hợp lý nhằm tận dụng triệt để máy móc thiết bị, vật tư lao động… hạn chế tối đa những thay đổi không hợp lý, có biện pháp tổ chức lao động một cách khoa học. – Sản phẩm xây dựng được tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thể: Để xây dựng được một công trình phải dựa vào các hợp đồng kinh tế đã ký giữa các bên liên quan. – Cơ cấu quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp. Trong quá trình thi công xây dựng thường có nhiều đơn vị tham gia xây dựng, mặt bằng thi công chật hẹp, yêu cầu thi công đòi hỏi rất nghiêm ngặt về trình độ kỹ thuật. Quá trình đầu tư thường bao gồm 3 giai đoạn: Xây dựng dự án, thực hiện dự án, và khai thác dự án. Giai đoạn xây dựng dự án và giai đoạn thực hiện dự án là hai giai đoạn tất yếu của quá trình đầu tư, thời gian kéo dài mà không tạo ra sản phẩm. Vì vậy, một số nhà kinh tế cho rằng đầu tư là quá trình làm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong nhiều thời kỳ nối tiếp sau này, cho nên muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần chú ý các điều kiện đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh dự án vào khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư bỏ ra.
- 9. Khi xét hiệu quả đầu tư cần quan tâm xem xét toàn bộ ba giai đoạn của quá trình đầu tư, tránh tình trạng thiên lệch chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án mà không chú ý vào thời gian khai thác dự án. Do chu kỳ sản xuất xây dựng kéo dài nên việc hoàn vốn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, đó là phải lựa chọn trình tự bỏ vốn thích hợp để giảm đến mức tối đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang. Việc coi trọng hiệu quả kinh tế do đầu tư mang lại là rất cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tối ưu, đảm bảo trình tự xây dựng cơ bản. Thời gian hoàn vốn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đo lường, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Thứ tư: Đầu tư là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu là do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên biến động sẽ gây nên những thất thoát lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường được hết khi lập dự án. Các yếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh… có thể tàn phá các công trình được đầu tư. Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước như: Thay đổi chính sách thuế, thay đổi mức lãi suất, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cũng có thể gây nên thiệt hại cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, những nhà đầu tư dám mạnh dạn đầu tư thì họ cũng phải lựa chọn những biện pháp nhằm tránh hoặc hạn chế được rủi ro, khi đó họ sẽ thu được những món lời lớn, và đây là niềm hi vọng kích thích các nhà đầu tư. Những đặc điểm của hoạt động đầu tư trên đây sẽ là cơ sở khoa học giúp cho việc đề xuất những biện pháp quản lý vốn đầu tư thích hợp, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. 1.1.4. Vị trí, vai trò của đầu tư đối với sự phát triển nền kinh tế. – Đầu tư cơ bản là yếu tố quyết định đến trình độ kinh tế của mỗi nước: Đầu tư tạo ra tài sản cố định, đầu tư khoa học công nghệ để có sự thay đổi về chủng loại và chất lượng sản phẩm.
- 10. Trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước chủ yếu được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu: Thu nhập bình quân đầu người và mức độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Để đạt được 2 yếu tố này không còn con đường nào khác là phải tiến hành đầu tư vào các tài sản cố định, đầu tư vào nghiên cứu khoa học, kỹ thuật công nghệ để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất xã hội, từ đó tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh hơn. Có thể nói Đầu tư cho hiện tại quyết định thành công về phát triển kinh tế trong tương lai Đầu tư phát triển là động lực phát triển của nền kinh tế, hiệu qủa đầu tư quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. – Đầu tư cơ bản cải biến cơ cấu nền kinh tế và góp phần tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý: * Cơ cấu kinh tế: là sự phân chia các ngành nghề, các lĩnh vực trong nền kinh tế về mặt tỷ trọng. Trong từng thời kỳ: căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào khả năng tích luỹ vốn cho đầu tư nhà nước sẽ đặt ra chiến lược đầu tư cụ thể cho các ngành, các địa phương các lĩnh vực cụ thể là ngành nào, lĩnh vực nào, địa phương nào sẽ được đầu tư bao nhiêu, sẽ ưu tiên cho dự án nào, cắt giảm dự án nào. Việc làm này sẽ làm cho số lượng, chất lượng tài sản cố định của ngành đó ưu tiên tăng lên trong khi đó ngành khác bị cắt giảm thì xu hướng sản xuất sẽ giảm đi. Thông qua công cụ đầu tư làm thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Như vậy đầu tư đã trực tiếp điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên bình diện quốc gia và ở từng địa phương. * Cơ cấu kinh tế hợp lý: là cơ cấu được bảo đảm sự phân chia trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế sao cho phát huy tốt nhất, khai thác triệt để nhất mọi tiềm năng về tài nguyên, về vốn, về lao động cũng như các thế mạnh của các ngành. Cơ cấu kinh tế hợp lý còn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Thông qua nhiều công cụ khác như công cụ về tài chính (thuế suất) tiền tệ (lãi suất) và công cụ về đầu tư nhà nước trong từng thời kỳ có thể ưu tiên dành vốn đầu tư cho những ngành quan trọng, những ngành mà nhà nước có thế mạnh có khả năng đóng góp
- 11. lớn vào nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, từ đó từng bước tạo ra được cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng thời kỳ. – Đầu tư cơ bản tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Ở các nước khác nhau có tài nguyên có tiềm lực về lao động phong phú, nhưng không tự khai thác được do thiếu vốn. Ngược lại có những nướckhông có tài nguyên nhưng có vốn lớn, có tiềm năng về khoa học kỹ thuật, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến tìm miền đất mới để đầu tư, nhằm tìm kiếm lợi nhuận, hai bên cùng hợp tác và cùng có lợi. Đầu tư là nhịp cầu nối liền giữa các quốc gia trên thế giới về các lĩnh vực tài nguyên, lao động, khoa học công nghê, hợp tác liên danh với nhau để cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế mỗi nước phát triển mở rộng sự hợp tác đầu tư quốc tế. Xu hướng kết hợp hợp tác đầu tư quốc tế có tính chất toàn cầu. Tóm lại, mỗi một quốc gia mỗi một khu vực trên thế giới có sức mạnh riêng về tài nguyên, vốn , kỹ thuật, công nghệ, lao động vv Sự phân bổ các tài nguyên này thường là không đều các nước có vốn có kỹ thuật công nghệ lại có thể thiếu lao động (hoặc chi phí lao động cao) thiếu nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ bão hoà, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó ở một số nước khác có tình trạng ngược lại, vì vậy để khai thác được thế mạnh mỗi bên tất yếu các nước phải phối hợp với nhau trong hoạt động đầu tư quốc tế. Kết quả là những công trình, dự án có tham gia của một hay nhiều bên thông qua hợp đồng đầu tư này các nước phát triển có được nguồn nguyên vật liệu mới, có nơi sử dụng đồng vốn đầu tư có khả năng sinh lợi cao, có được thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, cón có thế bán được công nghệ kỹ thuật bát đầu lỗi thời. Ngược lại các nước chậm phát triển sẽ khai thác được tài nguyện của mình góp phần phát triển nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm thông qua đó còn học tập được các công nghệ kỹ thuật mới và các kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong các doanh nghiệp. Việt Nam là một trong các nước chậm phát triển, đòi hỏi sự phát triển nhanh và mạnh trong thời gian ngắn thì mới có thể đuổi kịp được các quốc gia lân cận. Tích luỹ vốn của nước ta còn rất hạn chế vì vậy Việt Nam cần mở rộng việc gọi vốn và hợp tác đầu tư quốc tế đây là một nguồn lực quan trọng
- 12. để phát triển nền kinh tế nước ta trong thời gian hiện tại và một số năm tới. Việt Nam có một số thế mạnh để gọi vốn nước ngoài đó là: – Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi nằm ở trung tâm phát triển kinh tế thế giới (Đông nam á, các nước Asian) có bờ biển dài thuận lợi cho việc giao thương hàng hải, là cửa ngõ của các quốc gia nằm trong lục địa. – Việt nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản tương đối phong phú. – Có lực lượng lao động dồi dào (chi phí thấp) rất thuận lợi cho các ngành sử dụng nhiều lao động sống. – Việt nam có một chế độ chính trị xã hội ổn định, an ninh tốt. Những yếu tố trên là tiền đề kêu gọi vốn hợp tác đầu tư quốc tế. Thực tế các năm qua lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày càng nhiều, riêng năm 2006 đã đạt trên 9 tỷ đô la đã chứng tỏ điều đó. 1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 1.2.1. Khái niệm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. – Vốn đầu tư: Là số vốn được sử dụng để thực hiện mục đích đầu tư đã dự định, là yếu tố tiền đề của mọi quá trình đầu tư. – Vốn đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau: Một là: Vốn được biếu hiện bằng giá trị của nguồn tài sản. Có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Hai là: Vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Do vậy, nếu ở đâu không xác định được đúng chủ sở hữu vốn, thì ở đó việc sử dụng vốn sẽ lãng phí kém hiệu quả. Ba là: Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là hàng hoá đặc biệt. Vốn là hàng hoá vì: cũng giống như các hàng hoá khác, nó có giá trị và giá trị sử dụng. Có chủ sở hữu và là một giá trị đầu vào của quả trình sản xuất. Nó là hàng hoá đặc biệt vì : Thứ nhất, nó
- 13. có thể tách rời quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Thứ hai, vốn là yếu tố đầu vào phải tính chi phí như các hàng hoá khác; nhưng bản thân nó lại được cấu thành trong đầu ra của nền kinh tế. Thứ ba, chí phí vốn phải được quan niệm như chi phí khác (vật liệu, nhân công, máy …) kể cả trong trường hợp vốn tự có bỏ ra. Bốn là: Vốn có giá trị về mặt thời gian. Ở tại các thời điểm khác nhau thì giá trị của đồng vốn cũng khác nhau. Đồng tiền càng dàn trải theo thời gian, thì nó càng bị mất giá, độ rủi ro càng lớn. Bởi vậy khi thẩm định (hay xác định) hiệu quả của một dự án đầu tư người ta phải đưa các khoản thu và chi về cùng một thời điểm để đánh giá và so sánh. Năm là: Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh. Sáu là: Vốn phải vận động trong đầu tư kinh doanh và sinh lãi. Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưng chưa hẳn tiền là vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để tiền trở thành vốn, thì đồng tiền đó phải vận động trong môi trường của hoạt động đầu tư, kinh doanh và sinh lãi. Từ những phân tích trên đây ta có thể khái niệm về vốn đầu tư như sau: Vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội (bao gồm tài sản tài chính, tài sản hữu hình, tài sản vô hình) được bỏ vào đầu tư nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai. – Nguồn vốn đầu tư: Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển là tăng trưởng kinh tế. Là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Vốn đầu tư phát triển kinh tế được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài. Ngày nay, trong điều kiện quốc tế hoá đời sống KT XH, mở cửa và hội nhập, hầu hết các quốc gia đều kết hợp huy động cả hai nguồn vốn trên. Đối với nước ta và các nước đang phát triển khac có tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn vốn tiết kiệm so với GDP còn hạn hẹp, thì việc kết hợp huy động vốn nước ngoài với vốn trong nước là rất cần thiết, trong đó vốn trong nước giữu vai trò chủ
- 14. đạo. Điều đó không những khắc phục được tình trạng thiếu vốn mà còn có điều kiện tiếp thu được công nghệ hiện đại của nước ngoài; nâng cao trình độ quản lý và tăng thêm việc làm. + Nguồn vốn nước ngoài huy động cho đầu tư XDCB thông qua: vay nợ, nhận viện trợ, hoặc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) … + Nguồn vốn trong nước là toàn bộ nguồn lực của một quốc gia có thể huy động vào đầu tư, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn tiết kiệm, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn vô hình. 1.2.2. Vị trí vai trò của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản. Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế và một phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ trong phương thức sản xuất của các cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ là tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách Nhà nước. Nói đến nguồn vốn là nói đến nguồn gốc xuất xứ để có được vốn đó. Đứng trên giác độ một chủ dự án, để hình thành một dự án đầu tư xây dựng có thể sử dụng các nguồn vốn sau đây: – Nguồn vốn ngân sách Nhà nước. – Nguồn vốn vay. – Nguồn vốn tự bổ sung. – Nguồn động viên trong quá trình xây dựng công trình. Nguồn vốn của ngân sách Nhà nước là một bộ phận vốn đầu tư xây dựng cơ bản được nhà nước tập trung vào ngân sách Nhà nước dùng để đầu tư xây dựng công trình theo mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Trong mỗi thời kỳ,
- 15. tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản với tỷ lệ khác nhau. Hiện nay nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước được bố trí trực tiếp cho các công trình văn hoá, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, cơ sở hạ tầng và những công trình trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước, của vùng lãnh thổ và địa phương. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung được dưới hình thức: Thuế, phí, lệ phí… để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Các khoản chi này có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Với ý nghĩa đó người ta coi khoản chi này là chi cho tích luỹ. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi được ưu tiên hàng đầu trong tổng chi ngân sách Nhà nước. Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được thực hiện hàng năm nhằm mục đích để đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, các công trình không có khả năng thu hồi vốn. Để quản lý có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước chúng ta cần tiến hành phân loại khoản chi này. Phân loại các khoản chi là việc sắp xếp các khoản chi có cùng mục đích, cùng tính chất thành loại chi. Chúng ta có thể phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước theo các tiêu thức sau: + Xét theo hình thức tài sản cố định, chi đầu tư xây dựng cơ bản gồm: – Chi xây dựng mới: Đó là các khoản chi để xây dựng mới các công trình, dự án mà kết quả là làm tăng thêm tài sản cố định, tăng thêm năng lực sản xuất mới của nền kinh tế quốc dân. Đây là khoản chi có tỷ trọng lớn.
- 16. – Chi cải tạo sửa chữa: Đó là khoản chi nhằm phục hồi hoặc nâng cao năng lực của những công trình dự án đã có sẵn. + Xét theo cơ cấu công nghệ vốn đầu tư, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: – Chi xây lắp: đó là các khoản chi để xây dựng lắp gép các kết cấu kiến trúc và lắp đặt thiết bị vào đúng vị trí và theo đúng thiết kế đã được duyệt. – Chi thiết bị: đó là các khoản chi cho mua sắm máy móc thiết bị bao gồm cả chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo dưỡng tại kho, bãi ở hiện trường cũng như các chi phí liên quan về thuế và bảo hiểm thiết bị. – Chi kiến thiết cơ bản khác: đây là khoản chi đảm bảo điều kiện cho quá trình xây dựng, lắp đặt và đưa dự án đi vào sử dụng. Nó bao gồm các khoản chi như: chi chuẩn bị đầu tư, chi khảo sát thiết kế, chi quản lý dự án … + Xét theo giai đoạn đầu tư, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: – Chi cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư: là những khoản chi để xác định sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, điều tra khảo sát thăm dò và lực chọn địa điểm xây dựng, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và quyết đinh đầu tư. – Chi phí cho giai đoạn thực hiện và kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng. Đây là khoản chi liên quan đến quá trình xây dựng từ khi khởi công đến khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. 1.2.3. Đặc điểm chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước có đặc điểm sau: Một là: Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi lớn của ngân sách Nhà nước nhưng không mang tính ổn định. Hai là: Chi đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với đặc điểm xây dựng cơ bản và công tác xây dựng cơ bản. 1.3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. 1.3.1. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- 17. 1.3.1.1. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. * Chủ thể quản lý: là tổng thể các cơ quan quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước với cơ cấu tổ chức nhất định. * Đối tượng quản lý: chính là vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước (xét về mặt hiện vật); là các cơ quan quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cấp dưới (xét về cấp quản lý). 1.3.1.2. Quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước. Theo nguyên tắc, nguồn vốn ngân sách nhà nước phải được nhà nước quản lý chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi đầu tư. Do vậy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cung được quản lý chặt chẽ. * Công tác lập kế hoạch đầu tư: bộ kế hoạch đầu tư tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế để dự báo, hướng dẫn các ngành, lĩnh vực cần tập trung đầu tư; những cơ chế áp dụng trong kỳ kế hoạch. Sở kế hoạch đầu tư phải xác định cụ thể danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư của các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành vùng. Với các công trình, dự án quan trọng quốc gia trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ phát triển thi do Quốc hội quyết định: Thủ tướng Chính phủ duyệt mục tiêu,tổng mức vốn đầu tư để bố trí kế hoạch cho các bộ, địa phương thực hiện. * Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư. * Giai đoạn thực hiện đầu tư: được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc phê duyệt quyết định đấu thầu, kết quả đấu thầu, giám sát quá trình thực hiện đầu tư, phê duyệt quyết toán đầu tư.
- 18. * Giai đoạn kết thúc đầu tư: nhà nước quản lý thông qua việc nghiệm thu bàn giao công trình (công trình hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng). Nhà nước quản lý chặt chẽ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên cơ sở tính toán tổng mức thu, mức chi ngân sách xác định chi vào mục đích đầu tư xây dựng cơ bản. Khối lượng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước gồm: vốn trong nướ, vốn nước ngoài, được phân bổ cho các bộ, ngành và các địa phương theo mục tiêu cụ thể. Nguồn vốn này thuộc nguồn vốn nhà nước được nhà nước trực tiếp chi phối theo kế hoạch vì vậy có khả năng theo dõi, nắm bắt được từ khâu giao kế hoạch cho đến khi thực hiện qua các bộ, ngành, địa phương, qua hệ thống ngành dọc thống kê, qua hệ thống cấp phát tài chính. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Có hàng loạt các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Các nhân tố này tác động đến cả hai thành phần của quản lý vốn đầu tư : Lợi ích, công dụng của đối tượng do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi chưa được đưa vào sử dụng và vốn đầu tư chi ra nhằm tạo nên kết quả ấy. Do đó, các nhân tố này tồn tại theo suốt thời gian của quá trình đầu tư từ khi có chủ trương đầu tư, ngay trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng và đặc biệt là trong cả quá trình khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, đó là: Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ xây dựng nền sản xuất lớn hiện đại. Vì vậy, chiến lược công nghiệp hoá ảnh hưởng đến chiến lược và chính sách kinh tế khác. Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá đúng sẽ tạo cho việc lựa chọn các chiến lược chính sách khác đúng đắn. Đó là điều kiện cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững, tạo nhiều việc làm, bảo đảm nâng cao mức sống của dân cư và thiết lập một xã hội, cộng đồng văn minh.
- 19. Chiến lược đầu tư và quy hoạch đầu tư đến năm 2010 được coi là một bước đột phá lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước nói chung, của Thái Bình nói riêng, cụ thể là phải phát triển ngành xây dựng đạt được đến trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng ở trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch, năng lực thiết kế xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt động tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực: thuỷ lợi, giao thông, cầu đường… Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà Đại hội Đảng đã thông qua. Để đạt được mục tiêu của đại hội Đảng đã đề ra, yêu cầu đặt ra là nguồn vốn đầu tư thực hiện lấy từ đâu? Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước được lấy từ nguồn thu tập trung vào ngân sách Nhà nước. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá ổn định. Trong những năm tới vốn đầu tư sẽ được định hướng đầu tư vào một số lĩnh vực chủ yếu then chốt như sau: – Tiếp tục tập trung đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp. – Đầu tư các ngành công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn như công nghiệp chế biến… – Đầu tư các ngành khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo. – Đầu tư các ngành khác như : công cộng, cấp thoát nước… * Về công tác lập các dự án đầu tư: Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước được lập hàng năm phải đảm bảo đúng đối tượng đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư được lập với chất lượng cao sẽ góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư : đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư, theo đúng quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ. Làm tốt công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư, không những đem lại nguồn lợi lớn cho xã
- 20. hội mà còn giúp cho công tác quy hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư ngày càng được nâng cao về chất lượng. * Về quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư: Quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư là công cụ quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nó là một bộ phận quan trọng trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép thanh toán cho dự án trong niên độ năm kế hoạch. Vì vậy quyết định đầu tư chuẩn xác và thực hiện tốt công tác xây dựng thông báo kế hoạch vốn đầu tư điều đó đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau: – Bố trí tập trung danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm, luôn đảm bảo sát tiến độ thi công của dự án được phê duyệt. – Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện đầu tư hay chưa đủ điều kiện thanh toán. – Kế hoạch luôn theo sát mục tiêu định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. * Về công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình: Trong thực tế thời gian qua đã áp dụng hai hình thức chọn thầu là chỉ định thầu và đấu thầu xây dựng. Hình thức chỉ định thầu áp dụng rất hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh, nên chỉ áp dụng cho các gói thầu có giá trị nhỏ, dưới 1,0 tỷ đồng… Còn hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ trong lựa chọn nhà thầu. Trong thực tế đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gây thất thoát lãng phí. Vì vậy thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu sẽ làm giảm bớt thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản, góp phần nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư.
- 21. Nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong khối lượng công trình khuất, những kết cấu chịu lực những bộ phận hay hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình. Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tổ chức tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị và cơ quan giám định chất lượng theo phân cấp. Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý và nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ xây dựng. Công tác nghiệm thu được coi trọng đúng mức và thực hiện đúng quy trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo cho đồng vốn đầu tư bỏ ra mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian sử dụng. * Về công tác thanh toán vốn đầu tư. Căn cứ vào quy định của Chính Phủ, của Bộ Tài chính, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cụ thể, quy định về đối tượng được tạm ứng, điều kiện được tạm ứng, mức vốn tạm ứng, quy trình kiểm soát tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng xây lắp, thiết bị, chi phí khác và quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành. Trong công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB phải luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình và quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB. Công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước được thực hiện theo thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 của Bộ Tài chính về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của hệ thống Kho bạc Nhà nước. Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá do Nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán. Thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác thanh toán vốn đầu tư thực hiện đúng quy trình sẽ tránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượng vốn đầu tư được chu chuyển nhanh và sớm phát huy được hiệu quả. * Về công tác báo cáo quyết toán, thanh tra.
- 22. Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác qủn lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng quản lý nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra và phê duyệt. Két quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặn thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán thực hiện không tốt sẽ tạo cơ sở cho việc lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản một dự án, một công trình được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, ghi kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đưa dự án đi vào sử dụng và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 33/2007/TT- BTC ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và thông tư số 98/2007/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tư 33/2007/TT-BTC. Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước; nó đánh giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán đồng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước bỏ ra trong một thời gian dài của quá trình xây dựng. Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: Loại bỏ những khối lượng phát sinh chưa được duyệt, sai chế độ quy định, sai đơn giá định mức, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt… Vậy để hạn chế tối đa thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác này. Công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng
- 23. được nâng cao về chất lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo chuyên sâu, cơ bản trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản. Do đó đã phát hiện được hầu hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong tương lai, cũng cần có những giải pháp mang tính chiến lược, đột phá trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. * Công tác lập và quản lý dự toán công trình thực chất là quản lý giá trong hoạt động đầu tư. Vì vậy đây là một trong những khâu nhạy cảm nhất của hoạt động đầu tư. Trong tỷ lệ giữa mức vốn thực hiện so với dự toán được duyệt không có sự thay đổi quá lớn hoặc tăng đột biến, nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp phải điều chỉnh dự toán nhiều lần trong quá trình thi công như: thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối lượng đã làm để làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, tính toán khối lượng sai quy phạm, quy chuẩn, hay sử dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước ban hành cho từng công trình theo quy phạm và quy trình, áp sai giá cả theo từng loại vật tư thiết bị đã được Sở Tài chính thông báo theo thực tế tại thời điểm tính toán, nghiệm thu thanh toán, áp dụng sai hoặc do tính toán sai về khối lượng định mức giá cả dẫn đến tính toán sai về các loại chi phí trích theo định mức… Do vậy, dự toán luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với mức vốn thực hiện thực tế. * Các nhân tố về cơ chế chính sách: Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư … và các chính sách làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô. Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý vốn đầu tư góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp… Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm
- 24. hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2004 2007. 2.1. Tình hình kinh tế – xã hội huyện Vũ Thư năm 2007. Năm 2007, tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục ổn định và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng hơn so với năm 2006, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Trong sản xuất nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền các cấp đã lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi sản xuất vụ mùa năm 2007 với năng xuất 61,5 tạ/ha cao nhất từ trước tới nay; chú trọng chỉ đạo phát triển vụ hè (dưa lê, dưa hồng, đậu, đỗ) đạt 400 ha tăng 150 ha so với năm trước, mở rộng diện tích cây vụ đông đạt 5.674,4 ha tăng 5% so với năm 2006, đặc biệt cây đậu tương đông đạt 1.355,5 ha tăng 400ha so với năm 2006; việc xây dựng vùng chăn nuôi, thủy sản tập trung được triển khai ở một số cơ sở. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tốc độ tăng trưởng cao (28%), các làng, xã nghề hoạt động ổn định và phát triển, nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai(dự án đóng tàu và cảng Tân Đệ, khu công nghiệp và dịch vụ sông Trà, may xuất khẩu Hải Phòng) tạo tiền đè quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp
- 25. hóa hiện đại hóa của huyện. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an ninh chính trị đợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác cải cách hành chính có tiến bộ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Cụ thể: Tổng giá trị sản xuất cả năm ước đạt 1.415,6 tỷ đồng, tăng 12,53% so với năm 2006 đạt 98,1% mục tiêu UBND huyện đề ra. – Giá trị sản xuất nông lâm- thủy sản ước đạt 97,6% mục tiêu HĐND huyện đề ra, trong đó giá trị nông nghiệp đạt 625,96 tỷ đồng tăng 3,5%, thủy sản đạt 32,4 tỷ đồng tăng 11,72% so với năm 2006. – Giá trị sản xuất công nghiệp TTCN XDCB ước đạt 438,54 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2006 đạt 100,8% mục tiêu HĐND huyện đề ra, trong đó giá trị CN TTCN đạt 343,14 tỷ đồng tăng 29%, giá trị XDCB đạt 95,4 tỷ đồng tăng 24,5% so với năm 2006. – Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt 317,8 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2006 đạt 95,4% mục tiêu HĐND huyện đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển dịch tiến bộ: nông nghiệp 46,57%, CN TTCN XDCB 30,98%, TMDV 22,45%. * Về nông lâm, thủy sản: + Đã bám sát định hướng quy hoạch và phát triển khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hóa và ngày càng nâng cao tỉ suất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm góp phần quan trọng vao xuất khẩu và gia tăng thu nhập xã hội. + Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước đạt 659,26 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2006. * Công tác quản lý đất đai và môi trường: Chỉ đạo lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 10 năm 2006-2015 cho các xã, thị trấn; đến nay 20 xã đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất 10 năm trình huyện phê duyệt. Hội đồng đấu giá QSDĐ cấp huyện đã tổ chức đấu giá 19 đợt ở các xã, thị trấn trong huyện với tổng diện tích là 10.818m2 đồng thời hoàn thiện hồ sơ ra Quyết định cá nhân cho những hộ đấu giá QSDĐ.
- 26. Năm 2007 đã cấp 1.927 giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ gia đình cá nhân với diện tích 53,75 ha trong đó đất thổ cư là 38,89 ha, đất nông nghiệp là 13,85 ha; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tồn đọng, giải quyết giao đất trái thẩm quyền tại xã Tam Quang. Ra quyết định thu hồi đất và tập trung chỉ đạo công tác GPMB các dự án trên địa bàn huyện như dự án cống Tân Đệ, dự án khu công nghiệp và dịch vụ sông Trà, dự án xây dựng nhà máy đóng tàu và cảng Tân Đệ, dự án cụm công nghiệp Tam Quang, dự án đường tránh QL10Triển khai thực hiện luật bảo vệ môi trường và các Nghị định, hướng dẫn của Chính Phủ trong công tác bảo vệ môi trường; tiến hành kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường tại công ty Quang Minh xã Tự Tân, công ty TNHH Quế Hòe xã Phúc Thành, công ty Ivory ở thị trấn Vũ Thư. Xác nhận cam kết môi trường cho 9 dự án, tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án trên địa bàn huyện. *Về sản xuất công nghiệp-TTCN-XDCB Giá trị sản xuất Công nghiệp TTCN năm 2007 ước đạt 343,14 tỷ đồng tăng 29% so với cùng kỳ năm 2006. Một số sản phẩm tăng khá cao như sản xuất VLXD, chế biến NSTP, nghề thêu, ươm tơ, dệt may UBND huyện đã triển khai đề án 07/ĐA UBND về đẩy mạnh phát triển công nghiệp TTCN, nghề và làng nghề tới các cấp, các nghành trong huyện. Hoàn thành thủ tục 7 làng nghề đủ tiêu chuẩn trình công nhận, tiến hành khảo sát điều tra 12 làng ở một số xã đồng thời giao kế hoạch phát triển làng nghề cho các xã phấn đấu thực hiện. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 35 làng nghề đủ tiểu chuẩn theo quy định tăng 5 làng nghề so với năm 2006 trong đó có 21 làng nghề đã được tỉnh công nhận. Trong năm, đã hoàn thành việc lập quy hoạch 4 dự án điểm công nghiệp làng nghề được tỉnh và huyện phê duyệt. Hai cụm công nghiệp Tam Quang và Thị Trấn của huyện đã thu hút được 8 dự án vào đầu tư, một số dự án đã và đang triển khai như dự án của công ty may xuất khẩu Hải Phòng, dự án của công ty chế biến thực phẩm Thái Bình DươngMột số doanh nghiệp xây dựng mới và mở rộng quy mô sản xuất hoạt động hiệu quả nâng cao giá trị ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như công ty may Ivory, công ty bánh kẹo Bảo Hưng, công ty gốm Đại Thắng.
- 27. Giá trị sản xuất ngành XDCB năm 2007 ước đạt 95,4 tỷ đồng tăng 24,5% so vói năm 2006. Do việc cấp, bán đất gặp khó khăn không đạt kế hoạch nên một số công trình đã được điều chỉnh dừng; các công trình trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành như nhà làm việc đài truyền thanh huyện, trụ sở HĐND và UBND huyện, nhà xưởng Trung tâm dạy nghề huyện, Trung tâm hướng nghiệp huyện, trạm y tế xã Duy Nhất, trường mầm non xã Việt Thuận, Tân Phong, trường tiểu học xã Tân Bình Công tác quản lý quy hoạch đô thị, cụm dân cư nông thôn, khu công nghiệp trên địa bàn huyện được tiến hành khẩn trương, đến nay dự án tái định cư cho dự án cống Tân Đệ xã Tân Lập, xã Bách Thuận đang được triển khai xây dựng, dự án khu công nghiệp và dịch vụ sông Trà, cơ sở đóng tàu và cảng Tân Đệ đã hoàn thiện GPMB và chuẩn bị đầu tư xây dựng giai đoạn I; lập tổng dự toán xây dựng đường số 2, số 3 và hệ thống thoát nước lô 3, lô 4 khu dân cư bờ Nam sông Kiên Giang, khu dân cư đô thị phía bắc QL10 thị trấn Vũ Thư để đấu thầu, triển khai thực hiện các dự án giao thông gồm dự án số 2 kéo dài với mức đầu tư hơn 3 tỷ đồng, dự án đường số 1 cụm công nghiệp thị trấn Vũ Thư với tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng. UBND huyện đã ra các văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn quản lý việc xây dựng các tuyến cáp quang, xây dựng các cột anten phát sóng di động. Hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Đến nay toàn huyện đã phát triển thuê bao điện thoại lên gần 16.650 máy đạt tỷ lệ 7,4 máy/100 dân, các điểm bưu điện văn hóa xã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về thông tin, báo chí. * Thương mai dịch vụ: Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và du lịch năm 2007 ước đạt 317,8 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2006. Trên địa bàn huyện hiện có 23 chợ, 85 doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhau và có 8.200 hộ kinh doanh bằng 13.619 người tham gia hoạt động thương mại dịch vụ phục vụ đời sống xã hội. Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động dịch vụ thương mại có nhiều tiến bộ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn buôn lậu, trốn thuế, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng; kiểm tra và xử lý các đối
- 28. tượng cố tình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Đội quản lý thị trường đã thực hiện 273 cuộc kiểm tra xử lý 146 vụ với số tiền phạt tịch 24 triệu đồng nộp vào kho bạc nhà nước. *Tài chính ngân sách: UBND huyện đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho các phòng, ban thuộc khối UBND huyện; kiện toàn hội đồng tư vấn thuế của huyện, xã, thành lập ban chỉ đạo chống thất thu NSNN và đội kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành Luật thuế của các đơn vị và cá nhân đồng thời tuyên truyền luật thuế, chính sách thuế mới, tăng cường chỉ đạo thu thuế của các đơn vị kinh doanh, hộ kinh doanh vãng lai nhằm hạn chế tình trạng thất thu NSNN đồng thời chỉ đạo các đơn vị và các xã, thị trấn thực hiện đầy đủ trình tự lập và phân bổ dự toán, thực hiện thu và khoán thuats với thực tế, phân bổ dự toán chi phù hợp với hoạt động của từng ngành và điều chỉnh dự toán kịp thời. Chỉ đạo cho các ngành trong khối kinh tế kết hợp tổ chức tổ chức tốt công tác thu ngân sách, kiểm soát, tập trung nhanh nguồn vốn vào NSNN, thực hiện điều tiết kịp thời chính xác số thu cho các cấp ngân sách phục vụ tốt nhu cầu sử dụng vốn ngân sách; tiến hành giải ngân các khoản tiền hỗ trợ cho phát triển kinh tế, đền bù giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện và kinh phí tiêu hủy gia cầm mắc bệnh tới các hộ dân bảo đảm an toàn tiền vốn. Năm 2007 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện huy động được 205 tỷ đồng bằng 97% kế hoạch năm, tăng 35,7% so với năm 2006. Tổng doanh số cho vay năm 2007 thực hiện là 254,7 tỷ đồng với 15.379 lượt hộ vay vốn, ngành đã đáp ứng kịp thời cho các đối tượng vay vốn phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt đã đầu tư cho phát triển làng nghề, xã nghề là 403 hộ với tổng số tiền là 7,8 tỷ đồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi là 845 hộ với tổng số tiền là 14,4 tỷ đồng. Ngân hàng chính sách xã hội đã cho vay 62,16 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm bằng 9.800 đối tượng vay vốn, đặc biệt trong đó ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu, giải quyết vốn vay là 7,7 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên nghèo trong huyện. Kho bạc đáp ứng đầy đủ, an toàn tiền mặt phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong huyện.
- 29. * Đầu tư ngày càng tăng với cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý theo các chương trình và dự án trong quy hoạch. * Các hoạt động văn hóa xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội cũng phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần của nhân dân, đồng thời ngày càng chú trọng khu vực nông thôn thành thị. 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2004 2007. 2.2.1. Những kết quả đạt được. Trong giai đoạn 2004 2007 nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư đã được thực hiện đầu tư cho các dự án công trình thuộc các ngành kinh tế: Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, công nghiệp, giao thông, giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, cộng cộng đô thị và các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh như : Kiên cố hoá kênh mương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ cánh đồng 50 triệu/ ha … Trong các năm qua, huyện Vũ Thư luôn chủ động cân đối ngân sách địa phương, kết hợp huy động sự giúp đỡ của ngân sách cấp trên để chủ động, kịp thời trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và tiến độ thực hiện dự án. Tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng là một địa phương có nguồn thu ngân sách còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, tuy nhiên huyện Vũ Thư đã khắc phục khó khăn đảm bảo hàng năm ngân sách của địa phương dành ra một nguồn vốn lớn để bố trí cho công tác đầu tư XDCB của huyện. Nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua được huy động từ các nguồn: Nguồn vốn ngân sách của địa phương, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, nguồn vốn vay, đặc biệt là từ nguồn thu tiền sử dụng đất… để phục vụ cho công tác đầu tư XDCB. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước nói chung ngày càng tăng so với thời gian trước, đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao
- 30. đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút và làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho đầu tư phát triển tăng hàng năm. Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB của ngân sách huyện thực hiện qua các năm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trong các năm 2004 2007 trên địa bàn huyện Vũ Thư. Đơn vị:Triệu đồng. S TT Năm Chi đầu tư XDCB Tổng chi Ngân Sách Tỷ lê % XDCB/NS Ghi chú 1 Năm 2004 17.327 71.169 24,35 % 2 Năm 2005 24.951 84.721 29,45 % 3 Năm 2006 60.871 163.977 37,12 % 4 Năm 2007 50.330 168.738 29,83 % (Nguồn: Báo cáo chi ngân sách huyện, xã năm 2004; 2005; 2006; 2007) Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư XDCB nhìn chung được bố trí tăng dần qua từng năm, vốn đầu tư XDCB đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách, đóng vai trò quyết định nhằm củng cố và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội huyện Vũ Thư. Kết quả đạt được trong các lĩnh vực cụ thể:
- 31. Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản chia theo ngành. Đơn vị:Triệu đồng. S TT Nội dung Năm 2004- 2007 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng 153.479 17.327 24.951 60.871 50.330 1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 80.683 9.608 10.513 25.511 35.051 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7.542 1.421 2.221 2.400 1.500 3 Kiên cố hoá kênh mương 11.779 2.453 2.500 3.146 3.680 4 Công nghiệp Thương mại – dịch vụ 11.260 120 1.080 7.430 2.630 5 Nông lâm – thuỷ lợi 11.238 520 3.205 6.149 1.364 6 Giao thông – đô thị – địa chính 17.758 1.901 3.072 8.345 4.440 7 Văn hoá – giáo dục – y tế – xã hội 10.659 1.304 1.800 6.450 1.105 8 Khác 2.560 0 560 1.440 560 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vũ Thư) Phân tích bảng ta thấy cơ cấu bố trí vốn của huyện Vũ Thư chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tư XDCB: 80.683 triệu đồng chiếm 53% tổng chi đầu tư XDCB của huyện. Đây là yếu tố quyết định đến công cuộc CNH HĐH của huyện.
- 32. * Ngành công nghiệp thương mại – dịch vụ: Trong giai đoạn 2004 – 2007 tổng vốn đầu tư của ngân sách huyện cho ngành công nghiệp là: 11.260 triệu đồng chiếm 8% tổng chi đầu tư XDCB, tập trung đầu tư chủ yếu cho hạ tầng khu công nghiệp. Các danh mục được tập trung vốn đầu tư đó là: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác san nền lấp trũng, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng khu công nghiệp… Với việc các danh mục công trình trên đang dần hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, tạo cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư trong các khu công nghiệp. * Ngành văn hoá giáo dục y tế – xã hội: Trong giai đoạn 2004 – 2007 tổng vốn đầu tư của ngân sách huyện, xã là: 10.659 triệu đồng. Vốn đầu tư đã đươc trải đều cho các trung tâm y tế, trường học, nhà văn hoá … từ huyện đến xã. Nhiều dự án công trình hoàn thành vào sử dụng tạo ra cơ sở vật chất cho các công tác văn hoá, giáo dục, chăm sóc y tế của địa phương. * Ngành Nông lâm – thuỷ lợi: Trong giai đoạn 2004 – 2007 tổng vốn đầu tư của ngân sách huyện, xã cho ngành là : 11.238 triệu đồng chiếm 7% tổng chi đầu tư XDCB, tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm của huyện như: cống Tân Đệ, thuỷ sản, chăn nuôi các xã… Các công trình trên khi đi vào sử dụng góp phần đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương. * Ngành giao thông đô thị – địa chính: Đây là những ngành rất quan trọng, vốn đầu tư trong các năm qua là: 17.758 triệu đồng chiếm 12% tổng chi đầu tư XDCB của huyện. Trong các năm tới vốn đầu tư cho các ngành này vẫn cần nhiều phục vụ cho việc hoàn thiện hạ tầng giao thông, đô thị của huyện. * Còn lại trong tổng chi vốn đầu tư XDCB là các khoản chi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cánh đồng 50 triệu/ha; giống cây trồng, vật nuôi …); kiên cố hoá kênh mương và một số sự nghiệp kinh tế khác. Đây là các khoản chi ổn định hàng năm nhằm củng cố hệ thống thuỷ lợi, nông nghiệp …. Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư trong những năm gần đây cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dựa trên bộ khung pháp lý về
- 33. quản lý đầu tư và XDCB đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện; công tác chỉ đạo điều hành, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được tăng cường; công tác giám sát của công luận và nhân dân đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bước hạn chế và khắ phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này… Về việc thực hiện quy chế đầu tư XDCB, UBND huyện Vũ Thư đã thực hiện tương đối nghiêm túc các khâu của quy trình quản lý đầu tư XDCB, cụ thể như sau: Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các danh mục công trình dự án, điều hành kế hoạch vốn đầu tư XDCB, UBND huyện và các phòng ban chức năng đã điều hành sát sao và cụ thể nhằm tháo gỡ nhưng khó khăn cho các công trình dự án và điều chỉnh bổ xung tăng kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các công trình có nhu cầu, giảm kế hoạch đối với các công trình dự án không có khă năng thực hiện được hoặc hiệu quả thấp. Trên cơ sở các quy định của Luật Ngân sách, Quy chế đầu tư XDCB, hàng năm phòng Tài chính – Kế hoạch đã lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư trong dự toán cân đối Ngân sách để báo cáo UBND huyện, trình với sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư. Phân bổ dự toán kinh phí đầu tư để trình UBND huyện giao dự toán nguồn vốn cho UBND các xã, thị trấn, các dự án thuộc huyện quản lý. Đảm bảo các nguồn vốn để Kho bạc Nhà nước, UBND các xã, thị trấn thanh toán kịp thời, đúng tiến độ thực hiện của các dự án đã được UBND huyện bố trí kế hoạch vốn. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã bớt giàn trải hơn, chú trọng tập trung cho những công trình trọng điểm của các ngành nông nghiệp, giao thông, công nghiệp… Đồng thời đã giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo đảm ổn định vững chắc chính trị, tạo đà phát triển KT XH. Công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng chi tiết đã bám sát quy hoạch tổng thể KT XH được duyệt, cụ thể hoá các chủ trương của huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện. Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán công trình mặc dù chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng nhìn chung các dự án đã bám sát nhiệm vụ quy hoạch
- 34. phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Các dự án có quy mô lớn, thiết kế kỹ thuật phức tạp đều được tiến hành khảo sát kỹ lưỡng để có đủ căn cứ kỹ thuật bảo đảm cho việc thiết kế nền an toàn và kinh tế. Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán đã được phân cấp tương đối rõ ràng theo các hướng dẫn của UBND tỉnh, các phòng ban chức năng đã được quy định rõ về chức năng nhiệm vụ trong quản lý đầu tư XDCB, chủ đầu tư đã được tự chủ hơn trong công tác quản lý… Từ đó góp phần làm cho bộ máy quản lý đầu tư XDCB của huyện hoạt động trơn tru hơn, bớt được một số khâu không cần thiết, tạo nên sự khách quan trong quản lý đầu tư XDCB. Sự ra đời của Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn của Bộ, UBND tỉnh đã phần nào gỡ bỏ được một số khúc mắc trong công tác đấu thầu. Hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Vũ Thư đã diễn ra công khai và khách quan hơn. Đối với các dự án phải thực hiện đấu thầu thì công tác đấu thầu đã được các chủ đầu tư thuê tư vấn thực hiện từ khâu lập kế hoạch gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, mở thầu và xét thầu. Đến nay trên địa bàn của tỉnh đã hình thành các đơn vị tư vấn chuyên sâu trong công tác đấu thầu từ đó góp phần đưa công tác đấu thầu vào nề nếp và thực hiện đúng trình tự của quy chế đấu thầu cũng như nâng cao hịêu quả của quá trình đấu thầu làm tiết kiệm nguồn vốn đầu tư XDCB. Công tác giám sát công trình và quản lý chất lượng công trình trên địa bàn huyện Vũ Thư đã được chú trọng hơn. Trong quá trình thực hiện thi công các công trình, hạng mục công trình của dự án, công tác giám sát đã được các chủ đầu tư coi trọng, việc thực hiện công tác giám sát ngoài các chủ đầu tư trực tiếp tham gia còn thuê các đơn vị tư vấn giám sát cùng thực hiện. Các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đã chấp hành đúng theo quy định trong quá trình giám sát thực hiện thi công. Trên địa bàn huyện trong thời gian qua chưa xảy ra các công trình bị sự cố của chất lượng công trình trong khâu thi công.. Ngoài ra công tác giám sát cộng đồng trên địa bàn huyện Vũ Thư đang được thực hiện rất tốt, đây là một điểm sáng của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung. Qua giám sát của cộng đồng nhiều sai phạm trong thi
- 35. công đã được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm đúng thiết kế, định mức tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Công tác tổ chức thi công xây lắp của các công trình đặc biệt là các công trình có quy mô vừa trở lên đều được các tổ chức xây lắp có tư cách pháp nhân, có năng lực và kinh nghiệm đảm nhận. Trình tự xây lắp, quy trình và quy phạm trong thi công được đảm bảo hơn trước, các bước nghiệm thu kỹ thuật, quản lý chất lượng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nhật ký thi công, biên bản nghiệm thu, kể cả khối lượng phát sinh đã có biên bản và thủ tục theo quy định. Hầu hết các công trình xây dựng đều tiến hành kiểm tra thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào thi công xây lắp, đã quan tâm chú ý thí nghiệm vật liệu trong thi công nền móng, tổ chức nghiệm thu kỹ thuật theo giai đoạn. Các nhà thầu đã chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ thi công, bảo đảm an toàn lao động, nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Nhiều đơn vị thi công đã thành lập bộ phận quản lý chất lượng và tổ chức học tập cho cán bộ công nhân về quản lý chất lượng công trình.Trong thi công xây lắp đã quan tâm bố trí giám sát công trình, qua đó làm giảm và phát hiện xử lý những nội dung thi công sai thiết kế, sai quy chuẩn tiêu chuẩn, chấn chỉnh bảo đảm chất lượng công trình điển hình như công trình: Nhà làm việc UBND, HĐND huyện, một số dự án thuỷ sản, chăn nuôi… Công tác thanh, quyết toán công trình đang từng bước nâng cao. Phòng tài chính Vũ Thư và kho bạc Nhà nước Vũ Thư đã phối hợp tương đối tốt, thông qua kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã phát hiện, tiến hành giảm trừ thanh toán các khoản chi không đúng quy định. Riêng công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư được thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu tư, đảm bảo đúng quy trình và thời gian. Chất lượng công tác thẩm tra quyết toán đã từng bước được nâng cao. Trong các năm 2004-2007 phòng Tài chính – kế hoạch huyện Vũ Thư đã thẩm tra, trình phê duyệt hơn 61 dự án, công trình hoàn thành, tổng giá trị quyết toán là: 31.604.592.000 đồng. Trong quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt giảm, loại bỏ những giá trị khối lượng không đúng của chủ đầu tư và đơn vị thi công góp phần giảm trừ thanh toán và tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước là: 3.863.818.000 đồng. Chi tiết được thể hiện qua bảng sau:
- 36. Bảng 3: Tổng hợp công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành trên địa bàn huyện Vũ Thư trong các năm 2004 – 2007 Đơn vị: Nghìn đồng S TT Tên công trình Dự toán được duyệt QT được duyệt Tiết kiệm so với dự toán Tổng số 35.468.410 31.604.592 3.863.818 1 Trường cấp I Đồng Thanh 393.597 332.739 60.858 2 Máng cứng xã Đồng Thanh 336.917 288.506 48.411 3 Đàitưởngniệmliệt sỹ xã ĐồngThanh 399.060 300.482 98.578 4 Trờngcấp II ĐồngThanhxãĐồngThanh 950.082 877.514 72.568 5 Cầu đài tưởng niệm xã Đồng Thanh 223.358 147.559 75.799 6 Trường MN thôn Hội xã Song Lãng 963.977 931.609 32.368 7 Trường THCS xã Song Lãng 465.909 441.862 24.047 8 Hội trường thôn Ba xã Song Lãng 267.460 252.964 14.496 9 Trường MN thôn Ba xã Song Lãng 207.321 195.351 11.970 9 Trường MN thôn Ba xã Song Lãng 207.321 195.351 11.970 10 Kênh N1 xã Song Lãng 382.467 338.504 43.963 11 Nền đường Phú mãn xã Song Lãng 115.000 110.000 5.000 12 Hội trường xã Tam Quang 614.281 503.494 110.787 13 Hội trường Đông An Tự Tân 334.778 308.239 26.539 14 Đường xã Tự Tân 322.791 263.843 58.948 15 Kênh mương Tự Tân 582.065 567.691 14.374 16 Phụ trợ trung tâm Tự Tân 706.967 474.986 231.981 17 Cầu Ngũ Tổng Tự Tân 22.767 22.811 -44 18 Nhà bia liệt sỹ Tự Tân 390.282 381.094 9.188
- 37. 19 Trờng MN Tự Tân 785.116 777.857 7.259 20 Đài truyền thanh Tự Tân 250.547 250.547 0 21 Hội trường La Nguyễn – Minh Quang 554.095 548.330 5.765 22 Phụ trợ HT La Nguyễn xã Minh Quang 175.210 164.398 10.812 23 Đờng Huyền Sỹ xã Minh Quang 290.000 281.002 8.998 24 Trường tiểu học xã Minh Lãng 946.736 1.166.513 -219.777 25 UBND xã Phúc Thành 1.124.920 1.048.055 76.865 26 Trường tiểu học Phúc Thành 1.113.040 1.044.903 68.137 27 Máng cứng Tân Thành – Phúc Thành 269.875 269.458 417 28 Chợ Trung phần móng xã Phúc Thành 133.059 133.059 0 29 Đường vào UBND xã Phúc Thành 167.944 156.970 10.974 30 Kiốt chợ Mễ xã Tân Phong 646.062 434.392 211.670 31 Trụ sở UBND xã Tân Phong 1.136.170 1.009.383 126.787 32 Công trình phụ trợ xã Tân Phong 407.580 137.082 270.498 33 Máng nội, cửa đình xã Tân Phong 453.957 435.490 18.467 34 Mẫu giáo trung tâm xã Tân Phong 1.370.592 1.258.550 112.042 35 Trạm bơm gốc đa xã Tân Phong 353.648 228.920 124.728 36 Trường THCS xã Song An 1.139.000 1.139.000 0 37 Kênh trạm bơm Ngô xá – Song An 386.843 377.708 9.135 38 Công trình sân, cổng dậu, lát gạch men nền tầng 1 trường tiểu học xã Nguyên Xá 65.112 57.128 7.984 39 Đường giao thông trục xã Nguyên Xá đoạn từ cầu Tân Hòa – Đê sông Hồng 678.704 585.436 93.268 40 Quy hoạh điểm dân c và khu CN làng nghề xã Nguyên Xá 212.289 194.280 18.009 41 Quy hoạch KH SDĐ giai đoạn 2005-2015 xã Nguyên Xá 28.548 28.548 0 42 Móng trường MN số 1 xã Vũ Hội 1.876.354 712.131 1.164.223
- 38. 43 Các công trình phụ trợ UBND xã Vũ Vinh 570.500 505.404 65.096 44 Trạm bơm Đồng lậy xã Vũ Vinh 178.343 176.837 1.506 45 Trờng Mầm Non xã Vũ Vân 1.442.000 1.427.759 14.241 46 Kênh N1- Trạm bơm Vũ Vân 262.988 238.330 24.658 47 Trụ sở UBND xã Vũ Đoài 433.828 417.352 16.476 48 Cổng dậu sân UB xã Vũ Đoài 354.255 255.385 98.870 49 Trường MN xã Vũ Đoài 364.395 353.115 11.280 50 Trường tiểu học xã Vũ Đoài 745.920 659.079 86.841 51 Khu TM dịch vụ xã Vũ Đoài 1.016.233 1.001.000 15.233 52 Tu sửa nghĩa trang liệt sỹ xã Vũ Tiến 248.000 248.000 0 53 Kiên cố kênh N1 (đoạn 2) xã Vũ Tiến 588.000 571.664 16.336 54 Quy hoạch chi tiết thị tứ BT xã Vũ Tiến 99.468 99.468 0 55 San lấp mặt bằng chợ BT xã Vũ Tiến 894.330 770.286 124.044 56 Trụ sở UBND xã Duy Nhất 1.166.991 1.121.689 45.302 57 Trường THCS xã Duy Nhất 968.900 968.900 0 58 Cầu dân dụng + đường liên thôn xã Duy Nhất 146.200 142.721 3.479 59 Trường MN Vũ Hợp 300.239 265.499 34.740 60 Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Vũ Thư 2.705.074 2.580.143 124.931 61 Trung tâm GDTX Vũ thư 738.266 623.573 114.693 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vũ thư) Công tác quản lý của chủ đầu tư các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư đã được quan tâm hơn. Chủ đầu tư được giao toàn quyền trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, khâu thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công, phê duyệt dự toán và tổng dự toán công trình. UBND huyện đã thành lập một số ban quản lý dự án kiêm nhiệm để thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án theo ngành, lĩnh vực cụ thể; đáng chú ý là ban quản lý các khu công nghiệp được thành lập từ năm
- 39. 2006, đây là ban quản lý dự án nhóm II theo như quy định của thông tư 98/2003/TT-BTC hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, tuy nhiên có mô hình hoạt động gần giống các ban quản lý dự án nhóm I và đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu về ban quản lý dự án được quy định trong nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Từ đó chất lượng quản lý dự án đang ngày được nâng cao, tạo nên sự chuyên nghiệp và chủ động trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác nghiệm thu, bảo hành công trình còn có sai phạm, thiếu sót nhưng nhìn chung được thực hiện tốt, theo đúng quy định của nhà nước. Góp phần đảm bảo bàn giao, khai thác sử dụng công trình hiệu quả hơn. 2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại. 2.2.2.1. Những tồn tại: Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB đã có một số tiến bộ và đạt được những thành quả nhất định… Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư XDCB nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng còn tồn tại nhiều bức xúc: quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo ngành chưa gắn chặt với vùng địa phương; một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải còn phổ biến; thất thoát lãng phí xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực, trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đưa công trình vào khai thác sử dụng; nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng; hiệu quả đầu tư thấp… Đi sâu vào từng giai đoạn, từng khâu, từng chủ thể của đầu tư XDCB có thể thấy được còn rất nhiều bất cập, tồn tại cần giải quyết. Cụ thể như sau: Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư còn nhiều hạn chế: Đối với các dự án quy hoạch mang tính định hướng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của huyện và các ngành sau khi đã hoàn thành thì ít được quan tâm sử dụng. Đối với các quy hoạch xây dựng cho các dự án, các công trình thì chưa được quan tâm đúng mức, trên
- 40. địa bàn huyện trong thời gian qua mới chỉ đề cập đến công tác quy hoạch của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp và công tác quy hoạch này nhiều khi được lập sau khi đã có một số các dự án công trình cụ thể đã được đầu tư như : khu công nghiệp thị trấn Vũ Thư… Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện: đó là điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình, công trình trong dự án, thay đổi điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư vì khi lập dự án các chủ đầu tư, các tư vấn thiết kế chưa lường hết được những công việc phát sinh trong thực tế làm cho quá trình thực hiện các dự án bị kéo dài… Ngoài ra tình trạng chạy dự án – lại quả trong đầu tư XDCB nói chung và đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng vẫn còn, có những khi nhiều phòng, ban, địa phương muốn ghi kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vì những lý do ngoài kinh tế. Có khá nhiều trường hợp người ta vẽ ra hiệu quả tính toán hấp dẫn trong dự án đầu tư để trình cấp trên phê duyệt, và cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án vẫn xét duyệt theo đúng quy chế… Khi công trình đưa vào sử dụng mới lộ rõ những sai sót, thậm chí gian dối trong tình toán. Tình trạng đầu tư tràn lan vẫn xảy ra, có những trường hợp nể nang, kể cả ở những cơ quan có trách nhiệm quản lý quy hoạch và cấp vốn đầu tư xây dựng. Về công tác giải phóng mặt bằng: Đối với một số dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư, công tác giải phóng mặt bằng đang thực sự gặp rất nhiều khó khăn: vốn đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn, công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án chưa được các chủ đầu tư triển khai một cách quyết liệt, còn có nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách do liên quan đến nhiều phòng, ban, thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, giá đền bù và phương thức đền bù chưa được người dân ủng hộ… điển hình là các dự án phải sử dụng đất nông nghiệp như thuỷ sản, chăn nuôi, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án mở rộng đường giao thông… Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu: việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán hiện nay đều do chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, đa số các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện
Share Clipboard Name* Description Others can see my Clipboard CancelSave
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Sáng kiến kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.