Rễ cây lá lốt là rễ gì 2024

Xem Rễ cây lá lốt là rễ gì 2024

Lá lốt còn gọi là lá tất bát, tên khoa học: piper lolot C.DC…thuộc họ hồ tiêu piperaceae.

Lá lốt mọc hoang và rất dễ trồng. người ta thường lấy lá của nó làm gia vị và làm thuốc. trồng bằng thân cây, cắt thành khúc 20 – 25cm, cắm vào nơi đất ẩm ướt. lá lốt có thể thu hái quanh năm, đem rửa sạch, phơi nắng hay sấy ở 40 – 500C đến khô. Lá và thân cây lá lốt chứa
tinh dầu và alcaloid. Tinh dầu lá và thân cây lá lốt có thành phần chủ yếu là beta – caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat. Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống (giảm đau). Nó có tác dụng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng tiêu chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Nước sắc toàn cây trị đầy bụng nôn mửa: ngày dùng 10 -20g.
nước sắc rễ cây chữa tê thấp đau lưng, ngày dùng 8 – 12g; thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác như dây đau xương, rễ cỏ xước, củ cốt khí… Lá lốt nấu nước, ngâm chân tay chữa mồ hôi trộm. cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng, rắn cắn. Người ta còn dùng lá lốt nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh thấp khớp đổ mồ hơi tay, mồ hơi chân.

N.D.N.

            Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Cây lá lốt thuộc loại cây mềm, thường mọc ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và được trồng ở nhiều nơi để lấy làm thuốc hay dùng làm gia vị.

Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay, có vị nồng, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, thường  dùng để chữa đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ
hôi tay chân, mụn nhọt,… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.

Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong nấu nướng. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng làm thuốc chữa bệnh, vậy cụ thể những tác dụng của lá lốt là gì và cách sử dụng ra sao.

Ngoài làm thuốc, lá lốt có thể sử dụng để ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị.

Ảnh minh họa

Thành phần dinh dưỡng

Trong 100g lá lốt có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, như:

– Năng lượng: 39 kcal, nước: 86,5g, protein: 4,3g, chất xơ: 2,5g,


Canxi: 260mg, photpho: 980mg,

–  Sắt: 4,1mg, vitamin C: 34mg

Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophylen. 

Tác dụng của lá lốt

            Lá lốt có nhiều công dụng và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau như: Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: Chuẩn
bị 50g rễ lá lốt tươi, 50g rễ bưởi bung, 50g rễ cây vòi voi, 50g rễ cỏ xước. Đem tất cả đi sao vàng, sắc lấy nước uống, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Chuẩn bị 12g lá lốt, 12g rễ cà gai leo, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ gai tầm xoọng, 12g lá đa lông, 12g mã đề. Đem tất cả sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

Giải độc, chữa say nấm, rắn
cắn:

Chuẩn bị 50g lá lốt, 50g lá khế, 50g lá đậu ván trắng. Giã nát tất cả, thêm một ít nước, ép gạn lấy nước cho uống ngay trong khi chờ chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Chữa ra nhiều mồ hôi tay chân: 

            Lấy 30g lá lốt tươi, rửa sạch rôi để ráo. Sau đó cho vào 1 lít nước, đun
sôi khoảng 3 phút, khi sôi nhớ thêm ít muối. Sau đó đổ ra chậu dùng ngâm tay, chân thường xuyên trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. 

Chữa tổ đỉa ở bàn tay: 

            Lấy một nắm lá lốt, đem rửa sạch rồi giã nát, chắt lấy phần nước cốt, uống hết một lần. Riêng phần bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để
riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng bị tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

Đau bụng do lạnh:

            Lấy lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước, giữ còn 100ml. Uống khi thuốc còn ấm và nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

Viêm tinh
hoàn:

            Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

Tác hại của lá lốt

– Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất
sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.

– Người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày không nên sử dụng lá lốt vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

– Ăn quá nhiều lá lốt, khoảng trên 100g/ngày có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,…

                                                          
                                 
Bạch Dương ( t/h)

Bạn đang tìm hiểu bài viết Rễ cây lá lốt là rễ gì 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)