Quy trình xử lý sau thanh tra 2024

Xem Quy trình xử lý sau thanh tra 2024

Tin hoạt động

28/11/2014 14:27

PhuthoPortal – Hoạt động theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, thông qua hoạt động này sẽ giúp người quản lý đánh giá được hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Xuất phát từ tầm quan trọng này, những năm gần đây, Thanh tra Chính phủ xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành là phải tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý
sau thanh tra, nhất là việc thu hồi tài sản vi phạm phát hiện qua thanh tra cũng như việc xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân có vi phạm. Tổng Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả đôn đốc xử lý sau thanh tra như: Xây dựng, hoàn thiện bộ máy; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động đôn đốc và xử lý sau thanh tra nên kết quả năm sau có nhiều chuyển biến hơn năm trước. Để bước đầu tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, ngày
12/3/2013, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 01/2013/TT-TTCP quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.

Nhằm triển khai thực hiện Thông tư số 01/2013/TT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ, ngành Thanh tra Phú Thọ đã tích cực thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, công tác xử lý sau thanh tra. Cụ thể, năm 2014, toàn ngành Thanh tra Phú Thọ đã triển khai 198/207 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính
(đạt tỷ lệ 95,6%) tại 479 đơn vị trên các lĩnh vực: Quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia… Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 289 đơn vị có sai phạm về kinh tế với số tiền 77,2 tỷ đồng. Cơ quan thanh tra đã kiến nghị xử lý trên 10,6 tỷ đồng, trong đó đã thu hồi vào Ngân sách Nhà nước trên 8,9 tỷ đồng, (đạt 83,9%).
Riêng Thanh tra tỉnh phát hiện sai phạm với số tiền 4,7 tỷ đồng đồng, kiến nghị xử lý trên 3,5 tỷ đồng. Công tác pháp chế sau thanh tra tiếp tục được tăng cường (đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định thu hồi kinh tế), Thanh tra tỉnh đã ký kết quy chế phối hợp trong việc thu hồi xử lý sau thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan Thanh tra và Kho bạc Nhà nước nhằm tăng cường sự phối hợp giữa 2 đơn vị trong việc kiểm soát thanh toán nguồn vốn của các đơn vị chủ đầu tư đối
với các đơn vị bị xử lý kinh tế sau thanh tra, toàn ngành đã đôn đốc thực hiện thu hồi kinh tế nộp Ngân sách Nhà nước trên 15,3 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 90%), trong đó thu hồi tiền xử phạt vi phạm hành hính là trên 6,4 tỷ đồng (đạt 100%).

Tuy nhiên, hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra hiện nay đang gặp không ít khó khăn: Quy định của pháp luật về Thanh tra còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau
thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, nhất là chưa có các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra; pháp luật hiện hành chưa xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra;… 

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, ông Đỗ Tiến Luận – Phó Chánh Thanh tra tỉnh cho biết: Để thực hiện có hiệu quả Thông tư số
01/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ, ngành Thanh tra Phú Thọ tiếp tục thực hiện kiện toàn hoạt động của bộ phận xử lý sau thanh tra; gắn trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra cũng như vai trò của lãnh đạo thanh tra tỉnh, cơ quan, ban, ngành với công tác xử lý sau thanh tra; tham mưu cho cấp ủy có văn bản lãnh đạo công tác xử lý sau thanh tra đối với các cấp ủy đảng và chính quyền; nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra với những biện pháp cụ thể như: Việc lập các Biên bản trong quá trình thanh
tra phải chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, cứ căn cứ để phục vụ trong quá trình kết luận; việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra phải đảm bảo chất lượng cao; phải nhận xét đúng, sai so với quy định của pháp luật nào; đồng thời phải đề xuất, kiến nghị đúng quy định của pháp luật, có tình, có lý, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi; mặt khác, đoàn thanh tra cũng phải chú ý, xem xét, lắng nghe đến ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra và của các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt
là những ý kiến tham gia của các ngành có chuyên môn sâu; kết luận thanh tra phải đảm bảo sự chính xác, khách quan, tránh sự áp đặt, miễn cưỡng; kiến nghị phải đúng quy định của pháp luật và có tính khả thi; nội dung kiến nghị phải nêu rõ: cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm thực hiện và thời hạn thực hiện…

Việc thực hiện có hiệu quả bước đầu Thông tư số 01/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ, cùng với sự hướng dẫn, đôn đốc của Thanh tra Chính phủ, công tác thu hồi sau thanh tra
trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều hiệu quả, từ đó giúp cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành được chặt chẽ, góp phần thực hiện tích cực công tác phòng, chống tham nhũng.

Vũ Tuân

Bạn đang tìm hiểu bài viết Quy trình xử lý sau thanh tra 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.