Xem Power Mode On battery là gì 2024
Mặc định mọi máy tính Windows đều được thiết lập mức độ tiêu thụ điện là “Balance”. Nhưng song song đó anh em có thể dễ dàng thấy thêm tùy chọn “Power Saver” và “High performance” nữa, thậm chí một số nhà sản xuất như Sony còn làm chế độ riêng của họ. Vậy đâu là sự khác biệt giữa những chế độ này, khi nào thì nên dùng cái nào, ngoài ra Windows còn có những thứ gì khác giúp thời lượng pin của máy dài hơn? Mời anh em cùng chia sẻ nhé.
3 chế độ sử dụng điện của Windows
Trước tiên hãy nói một chút hand ons trước cho máu và làm được liền. Để chuyển giữa các chế độ tiêu thụ điện, bạn hãy bấm phải chuột vào thanh đồng hồ, sau đó chọn Power Options. Còn không thì anh em cũng có thể tìm thấy tùy chọn này bằng cách vào Control Panel > Hardware and Sound > Power Options. Tại đây anh em có thể thấy những tùy chọn như Balanced, Power Saver, High Performance.
Vậy đây là sự khác biệt giữa 3 chế độ này?
Quảng cáo
- Balanced: chế độ này tự động tăng tốc độ CPU khi bạn cần (đúng ra là khi có phần mềm nào đó cần), còn khi không cần tải nặng nữa thì nó giảm xuống. Đây là chế độ mặc định, và sẽ tốt cho hầu hết mọi người, hầu hết phần mềm
- Power Saver: như cái tên đã gợi ý, chế độ này sẽ tìm mọi cách kiềm tốc độ CPU xuống mức thấp nhất mà hệ thống có thể chấp nhận được. Vì lý do này mà CPU sẽ hoạt động ít hao điện hơn so với bình thường. Chưa hết, Windows còn kéo độ sáng màn hình xuống thấp, rút ngắn thời gian tự tắt màn hình, rút ngắn thời gian tự sleep máy so với mặc định, kiềm chế hệ thống tản nhiệt. Mục tiêu cuối cùng của nó là làm sao để ít hao pin nhất có thể. Một số máy Win 10 không có Power Saver, thay bằng Battery Saver (sẽ đề cập kĩ hơn bên dưới).
- High Performance: chế độ này không quan tâm về pin nữa mà sẽ ưu tiên hiệu năng hoạt động. Nó cho phép CPU chạy nhanh ở hầu hết thời gian làm việc, tăng độ sáng vô tư, thả lỏng việc kiểm soát ổ cứng và kết nối mạng.Đây chỉ là tóm tắt mình viết ra cho anh em dễ đọc, chứ để nhìn thấy chi tiết cụ thể từng chế độ thì anh em chỉ cần nhấn vào nút “Change plan settings” là xong. Ở đây anh em có thể dễ dàng biết được tất cả thông số của từng mục mà chế độ sẽ tác động vào, và có thể thay đổi nếu thích.
Về cá nhân mình, cái mình thường sử dụng nhất đơn giản là Balanced. Ngay cả khi bạn chạy các phần mềm nặng như Photoshop, Premier thì Balanced vẫn đủ thông minh để biết khi nào thì cần tăng hiệu năng và khi nào thì không cần nữa. Ngay từ Windows 7 chế độ này đã rất tốt rồi nên bạn cũng không cần phải lăn tăn gì nhiều.
Nếu bạn sử dụng máy để bàn, máy bạn đang gắm sạc và bạn cần hiệu năng cao tối đa thì nên chuyển sang High Performance. Mình hay chuyển sang chế độ này mỗi khi chuẩn bị chơi game hoặc render phim vì như vậy mình có thể đảm bảo rằng không có gì ngăn cản trải nghiệm tốt của mình với máy tính. Mình nghĩ rằng anh em khi làm gì đó nặng thì cũng nên chuyển sang High Performance cho ngon lành. Việc chuyển đổi rất nhanh mà, bấm phải chuột vào biểu tượng cục pin là được. Nhưng cũng lưu ý, trong hầu hết các trường hợp, High Performance sẽ không mang lại trải nghiệm quá khác biệt so với Power Saving đâu nhé anh em.
Có một thứ cũng rất hay mình học được từ anh bạn đồng nghiệp, sẵn đây chia sẻ cho anh em luôn. Thay vì phải chuyển qua lại giữa các chế độ, anh này tự xây dựng một chế độ của riêng ảnh, tự thiết lập mức màn hình bao nhiêu, CPU bao nhiêu, tản nhiệt bao nhiêu… Các thông số này sẽ khác nhau từng máy nên cần chạy khoảng 2-3 ngày để thử nghiệm và tinh chỉnh lại cho đúng nhất. Anh em có thời gian thì có thể cân nhắc thử cách này, còn không thì cứ Balanced mà chiến cho đơn giản.
Hiệu năng khi chạy pin thấp hơn so với khi ghim sạc
Có thể anh em không tin lắm nhưng thực tế những máy mình thử qua, kể cả MacBook, đều chạy nhanh hơn một chút xíu khi gắm sạc. Có lẽ Windows hay các nhà sản xuất đã tinh chỉnh gì đó để máy bung hết sức mạnh của mình khi gắn nguồn bởi lúc này bạn không cần phải lo nghĩ gì tới pin cả, có điện rồi cơ mà. Vậy nên khi nào cần làm việc nặng, anh em nên ghim sạc nhé. Còn khi chạy pin thì cũng không phải lo lắng quá, hiệu năng tuy có thấp nhưng cũng không nhiều lắm và đa phần trường hợp chúng ta cũng không nhận thấy rõ bằng mắt thường nếu không để ý kĩ hay sử dụng các trình benchmark với điểm số cụ thể.
Chế độ Battery Saver của Windows 10
Trên Windows 10 có thêm chế độ pin tuyệt vời này. Nó là một tính năng thay thế cho chế độ “Power Saver” mà mình đã nói tới ở trên. Khi sử dụng Battery Saver, con Thinkpad T440p của mình chạy được thêm khoảng 1 tiếng so với bình thường, một con số rất đáng khen khi mà anh em cần máy tính để làm việc gấp. Ngay cả MacBook Pro cài Win mà bật Battery Saver lên thì cũng xài thêm được khoảng nửa tiếng so với bình thường.
Quảng cáo
Battery Saver hoạt động trên nguyên tắc tương tự như Power Saver, tức là nó cũng hạ xung nhịp CPU, giảm độ sáng màn hình, ngắt kết nối mạng khi máy đã sleep, đồng thời cấm không cho các ứng dụng universal chạy nền để tiết kiệm pin. Lưu ý là chế độ này không ảnh hưởng tới các app desktop truyền thống, vốn là thứ mà phần lớn chúng ta đều sử dụng chứ không phải là mấy app universal tải từ Store về.
Nhưng chưa phải là tất cả, Battery Saver còn ngon lành ở chỗ tự kích hoạt khi pin giảm còn 20%. Bạn có thể chỉnh lại mức tự kích hoạt nhưng mình thấy 20% là ổn rồi vì tới lúc này chúng ta mới cần tiết kiệm điện, trước đó cứ xài thoải mái cho sướng. Tiền mình, máy tính của mình mà, sao cứ phải lo lắng làm gì. Và khi bạn sạc điện đầy trở lại thì Battery Saver cũng tự tắt đi, coi như bạn không phải để tâm gì tới chuyện bật tắt các chế độ tiết kiệm pin nữa.
Một số settings khác có thể dùng để giúp tiết kiệm pin trên Windows
Vào Control Panel > Power Options > Change Plan settings.
- Chỉnh Wi-Fi: nếu bạn cần việc kết nối Wi-Fi liên tục, bạn có thể chỉnh cho Wi-Fi luôn bật để đảm bảo kết nối mạng được thông suốt. Có thể Windows sẽ để mặc định ở chế độ tự ngắt mạng khi không xài, lúc này bạn có thể tắt đi để không còn bị tình trạng rớt Wi-Fi.
- Chỉnh USB lại để kết nối ổn định hơn và đảm bảo Windows không ngắt kết nối nữa chừng với các thiết bị ngoại vi (thật ra chỉ ngắn khi thiết bị đang ở trạng thái nghỉ nên cũng không lo lắm)
- Chỉnh lại thông số độ sáng và thời gian tắt màn hình. Như đã nói ở trên, màn hình là một trong những thành phần hao điện nhất trong máy tính, vậy nên bạn có thể cân nhắc cho màn hình tự tắt sau khoảng 10-15 phút không xài máy thì sẽ kéo dài pin được kha khá.Nói ra thì nhiều, nhưng tóm lại mình khuyên anh em thế này: Anh em cứ xài máy một cách thoải mái nhất có thể, và quên những thứ về power plan hay settings gì đó đi. Cứ sử dụng, hết pin thì gắm sạc, làm sao mà máy chạy ngon nhất, anh em làm được việc nhanh nhất là được. Cùng lắm anh em chỉ cần để ý tới các thiết lập này 1 lần mà thôi, về sau cứ để thế mà sử dụng. Với việc Battery Saver của Windows 10 tự kích hoạt khi pin tụt dưới 20% thì lại càng có lý do để quên đi những thứ cấu hình lằng nhằng này.
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Power Mode On battery là gì 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.