Nước xuất khẩu lúa mì nhiều nhất thế giới là 2024

Xem Nước xuất khẩu lúa mì nhiều nhất thế giới là 2024

AFP đưa tin, Nga sẽ tạm ngưng xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, đại mạch và bắp cho đến ngày 1/7 sau khi hạn ngạch xuất khẩu những loại ngũ cốc này đến tháng 6 đã nhanh chóng được đăng ký hết. Như vậy, nhiều nước trên thế giới sẽ mất đi nguồn cung lúa mì trong vài tháng.

Mới tháng 4 đã hết hạn ngạch tháng 6

Đầu tháng 4, chính phủ Nga thông báo hạn ngạch xuất khẩu một số loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch… cho đến cuối tháng 6. Tuy nhiên, số hạn ngạch này đã hết sạch vào ngày 26.4, theo thông báo của Bộ Nông nghiệp nước này. Chỉ trong vòng vài tuần, các nhà xuất khẩu đã đăng ký 7 triệu tấn ngũ cốc, hạn ngạch được ấn định đến 30/6.

Ngoài nhu cầu tăng mạnh từ các nước nhập khẩu, đồng ruble của Nga suy yếu cũng tăng thêm sức hút cho ngũ cốc nước này. Bên cạnh đó, việc chính phủ Nga tăng mua dự trữ lương thực đã giúp kiểm soát giá nội địa và đảm bảo khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

“Sau khi đã xuất khẩu tất cả các loại ngũ cốc theo hạn ngạch, việc xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, đại mạch và bắp đến các nước không thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu (Eurasian Economic Union – EEU) sẽ tạm ngừng đến ngày 1/7/2020”, thông báo khẳng định.

Bộ Nông nghiệp Nga không nêu rõ khi nào chuyến hàng cuối cùng xuất khẩu theo hạn ngạch sẽ rời khỏi nước này. Một lý do khiến hạn ngạch nhanh chóng “bốc hơi” là các nhà xuất khẩu đổ xô làm thủ tục thông quan cho các chuyến hàng tương lai, Reuters dẫn lời Dmitry Rylko, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường Nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là vẫn còn khoảng 3 triệu tấn được xuất khẩu trong 2 tháng tới.

Việc xuất khẩu đến các nước thuộc EEU, bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, vẫn được duy trì. Trong năm nông nghiệp 2018 – 2019, Nga đã xuất khẩu hơn 35 triệu tấn lúa mì và 43,3 triệu tấn ngũ cốc các loại, theo cơ quan thông tấn RIA Novosti.

Nỗi lo chung về an ninh lương thực

Theo Moscow, những hạn ngạch được đưa ra nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung và thị trường nước Nga trong bối cảnh dịch Covid-19 đang làm dấy lên nỗi lo về an ninh lương thực toàn cầu.

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Nga chỉ duy trì đến khi nông dân bắt đầu thu hoạch vào tháng 7. Tuy nhiên, một số nước lân cận cũng đã giới hạn xuất khẩu ngũ cốc, đe dọa làm chệch hướng thương mại toàn cầu và thổi bùng những lo ngại về việc thiếu lương thực và giá cả tăng cao. Các nước từ Ai Cập đến Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tăng tốc nhập khẩu khi còn có thể và các nhà cung cấp của Nga vẫn đang đáp ứng nhu cầu đó.

“Các nước nhập khẩu muốn tăng cường dự trữ vì hiểu rằng họ có thể không còn cơ hội đó sau này”, Andrey Sizov Jr., giám đốc điều hành Công ty tư vấn SovEcon tại Moscow, nhận định.

Lúa mì là nguồn lương thực chính của nhiều nước trên thế giới

Ảnh: AFP

Các cơ quan điều tiết toàn cầu như Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp (FAO) của Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo các nước không nên đưa ra những quy định giới hạn việc xuất khẩu vì như vậy có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây xáo trộn lớn về kinh tế.

Tại Kazakhstan đã xảy ra những cuộc biểu tình về nguồn cung lúa mì và bột mì. Gần đây nước này tuyên bố có thể bãi bỏ hạn ngạch đối với xuất khẩu lúa mì và bột mì.

Nga đã từng có lịch sử làm gián đoạn thị trường lúa mì thông qua các quy định giới hạn hoặc đánh thuế và cuối cùng là cấm xuất khẩu năm 2010 sau khi hạn hán làm thiệt hại vụ mùa. Động thái đó đẩy giá các hợp đồng lúa mì tương lai tăng vọt và một số nhà nghiên cứu cho rằng sự việc đã gián tiếp góp phần gây ra những cuộc nổi dậy thuộc phong trào Mùa Xuân Ả Rập.

Trong khi vẫn còn nhiều nguồn cung trên toàn cầu, ký ức về sự thiếu hụt lương thực trong quá khứ đã khơi mào tranh luận xoay quanh chủ nghĩa quốc gia lương thực. Liên hiệp quốc và Liên minh châu Âu cho rằng nguy cơ bất ổn chính trị xã hội đang gia tăng vì đại dịch Covid-19 gây bất mãn và các tổ chức này khẩn thiết kêu gọi các nước không áp dụng những biện pháp bất công như hạn chế nguồn cung lúa mì, cấm xuất khẩu gạo… vì có thể làm ảnh hưởng an ninh lương thực và đẩy giá cả tăng vọt.

Tin liên quan

Giá lúa mì tăng lên mức kỷ lục trong 2 tháng qua ở Nga, Kazakhstan, Ấn Độ – Ảnh: WORLD NEW PLATFORM

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá lúa mì trên thế giới đã tăng hơn 60%. Trả lời báo Izvestia của Nga, các chuyên gia cho biết giá lúa mì tăng do xung đột giữa Nga và Ukraine, hai quốc gia cung cấp gần 1/3 lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn cầu.

Trong niên vụ 2021-2022 bắt đầu vào tháng 7-2021, các nhà cung cấp Nga chiếm 16% tổng lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu và các nhà sản xuất Ukraine chiếm 10%.

Do xung đột, cả hai nước đều hạn chế xuất khẩu lúa mì. Vào tháng 2-2022, Nga đã hạn chế xuất khẩu tất cả các loại ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô) bên ngoài Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) cho đến ngày 30-6. Trong khi đó, cảng duy nhất còn lại ở Odessa của Ukraine đã đóng cửa.

Theo Đài Russia Today, các biện pháp trừng phạt chống Nga buộc các công ty quốc tế phải cắt đứt quan hệ kinh doanh lâu năm và rời khỏi Nga, điều này khiến nguồn cung bị gián đoạn. 

EU gần đây đã cấm hợp tác với cảng thương mại Biển Đen Novorossiysk, trong khi hơn một nửa lượng ngũ cốc xuất khẩu được vận chuyển qua cảng này.

Hơn nữa, sau quyết định hạn chế xuất khẩu của Matxcơva, Kazakhstan cũng tuân theo các hạn chế của riêng mình. Đầu tháng 5, Ấn Độ cũng ngưng xuất khẩu lúa mì.

Cuộc khủng hoảng ngũ cốc đang diễn ra trên toàn cầu, nhưng nghiêm trọng nhất là ở châu Phi, nơi phụ thuộc vào xuất khẩu từ khu vực Biển Đen cho 90% nhu cầu của mình. Tháng trước, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cảnh báo 1/5 nhân loại có nguy cơ đói do tình hình căng thẳng trên thị trường lúa mì hiện nay.

Các quốc gia phương Tây đã cáo buộc Nga khơi mào một “cuộc chiến tranh lúa mì”, đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng hiện tại cho Matxcơva. 

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định Nga không phải là nước duy nhất chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lúa mì ngày càng trầm trọng. Nếu có thì Nga cũng không phải là nước tự gây ra cuộc chiến lương thực này.

Nga không cấm xuất khẩu nhưng đưa ra các mức thuế và hạn ngạch tạm thời để bảo vệ thị trường nội địa.

Đối với Ukraine, ngũ cốc của nước này đang được tích cực đưa ra khỏi kho lưu trữ dưới sự trợ giúp của EU. Nhà ngoại giao hàng đầu của khối, ông Josep Borrell gần đây đã tuyên bố Ukraine cần được giúp đỡ để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc và lúa mì.

Dẫn lời các chuyên gia, báo Izvestia lưu ý rằng Nga và Ukraine không phải là nhà xuất khẩu lúa mì chủ chốt duy nhất trên toàn cầu. 

Các nhà sản xuất khác có thể cứu thị trường thế giới khỏi cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như Mỹ và Canada, các nước xuất khẩu lần lượt 26 và 25 triệu tấn lúa mì mỗi năm, tương đương khoảng 25% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu. 

Các nhà sản xuất lúa mì lớn khác của phương Tây là Pháp (19 triệu tấn) và Đức (9,2 triệu tấn).

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, các nhà sản xuất lúa mì lớn trên thế giới khó có thể chia sẻ ngũ cốc với những quốc gia có nhu cầu, bởi họ cũng sẽ phải ưu tiên an ninh lương thực của chính quốc gia mình.

Giá lúa mì tăng cao kỷ lục sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ

GIA MINH

“Qua mỗi năm, chúng tôi càng sản xuất ngũ cốc nhiều hơn và nhiều hơn nữa, năm 2015 sản xuất được gần 105 triệu tấn, sản lượng lúa mì tăng 4% và đạt khoảng 62 triệu tấn. Về xuất khẩu lúa mì, con số này là khoảng 25 triệu tấn, chúng tôi đã trở thành nước dẫn dầu thế giới trong việc xuất khẩu lúa mì, bỏ qua Canada và Mỹ, trong thập kỷ qua là các nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới”- ông Tkachev cho biết.

Trước đó, hôm thứ Năm, Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga đã đưa ra đánh giá cao hơn về xuất khẩu lúa mì Nga trong vụ mùa 2015-2016 là khoảng 24-25 triệu tấn. Trong vụ mùa 2014-2015 tổng xuất khẩu lúa mì Nga là 21,7 triệu tấn. Năm 2015, tổng xuất khẩu đã lên tới 21,2 triệu tấn.

Thứ sáu, 27/05/2022 – 11:33 AM

Nông dân bang Punjab, Ấn Độ thu hoạch lúa mì hồi tháng 4/2022. Ảnh: AFP

Hiện Úc đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ ba thế giới kể từ đầu năm 2022. Dự kiến khối lượng xuất khẩu lúa mì của Úc ​​sẽ tăng gấp ba lần, lên hơn 1 tỷ giạ trong năm nay so với niên vụ 2019-20.

Ấn Độ sau khi tuyên bố “đứng ngoài thị trường xuất khẩu”, dự kiến quốc gia Nam Á ​​sẽ kết thúc năm nay chỉ với tư cách là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ tám thế giới. Đợt nắng nóng vừa qua đã gây ra căng thẳng hạn hán khiến chính phủ Ấn Độ bất ngờ cấm xuất khẩu lúa mì vào giữa tháng 5 trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung trong nước. Hiện chính phủ đã nới lỏng lệnh cấm phần nào, nhưng các hành động này đủ để làm tăng thêm nỗi lo sợ về tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiềm năng đối với thị trường lương thực thế giới.

Trong 5 năm qua, các khu vực sản xuất lúa mì lớn, bao gồm EU, Mỹ, Canada và Úc chiếm khoảng 50% lượng xuất khẩu lúa mì của thế giới, cộng với Argentina đóng góp thêm 7%. Tuy nhiên, triển vọng nguồn cung lúa mì trong tương lai đối với các nước này vẫn còn là một ẩn số.

Cụ thể, tình trạng lúa mì mùa đông của Mỹ bị ảnh hưởng bởi hạn hán dự báo phải đối mặt với một “cuộc chiến khó khăn” để tạo ra sản lượng theo xu hướng. Việc gieo trồng chậm trễ trong vụ lúa mì mùa xuân cũng có thể dẫn đến năng suất thấp hơn, chưa kể chi phí vận chuyển tăng cao khiến nước này trở thành lựa chọn cuối cùng cho những người mua quốc tế đang đói hàng. Sự thiếu hụt sản lượng trong mùa hè này có thể ngăn cản tiềm năng xuất khẩu trong tương lai của Mỹ.

Brazil – quốc gia thường nhập khẩu nguồn cung lúa mì từ nước láng giềng Argentina – dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp ba lần xuất khẩu lúa mì trong năm nay. Các ưu đãi về xuất khẩu và thời tiết ở Brazil và Argentina từ 2022-23 sẽ có thể kích hoạt nông dân mở rộng diện tích. Tuy nhiên việc này cũng không hề dễ dàng bởi họ sẽ phải đối mặt với giá vật tư đầu vào tăng cao, cũng như các lựa chọn cây trồng thay thế cạnh tranh khác, đặc biệt là ngô.

Tính đến giữa tháng 4 năm nay, chỉ có khoảng 62% diện tích lúa mì vụ đông của Ukraine được xuống giống, dự kiến ​​sẽ được thu hoạch vào mùa hè này. Điều đó sẽ khiến lúa mì của Nga và EU trở thành những lựa chọn hàng đầu cho các nhà nhập khẩu trong thời gian tới.

Các vụ lúa mì của EU bắt đầu vào mùa xuân trong điều kiện tương đối thuận, ngoại trừ đợt khô hạn đối với nhà sản xuất hàng đầu Pháp đã tạo ra thêm mối lo ngại về triển vọng xuất khẩu lúa mì của khu vực trong năm 2022/23.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, xuất khẩu lúa mì niên vụ mới của EU sẽ tăng 16% trong năm tới lên 1,32 tỷ giạ do các nhà nhập khẩu toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào lúa mì EU. Nhưng điều đó không có nghĩa là EU sẽ thay thế Nga trở thành nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Hiện các vụ lúa mì của Nga đang ở trong tình trạng tốt, và một số nhà dự báo đang ám chỉ về sản lượng lúa mì của Nga ở mức kỷ lục trong mùa hè này.

Dmitry Rylko, người đứng đầu hãng tư vấn nông nghiệp của IKAR, kỳ vọng vụ lúa mì Nga năm 2022 sẽ đạt 3,12 tỷ giạ.  Nếu dự báo của IKAR sát thực tế thì đây sẽ là vụ được mùa theo sau vụ mùa năm 2020 (3,14 tỷ giạ) và năm 2017 (3,13 tỷ giạ), đồng nghĩa là vụ lúa mì lớn thứ ba của Nga, có thể sẽ giúp nguồn cung lúa mì xuất khẩu của Nga gia tăng khối lượng, bất chấp các lệnh trừng phạt kéo dài.

Điều đó có nghĩa là áp lực thắt chặt nguồn cung đối với khu phức hợp lúa mì toàn cầu có thể giảm trong những tuần tới, đặc biệt là khi ngày càng nhiều quốc gia nhập khẩu lương thực tìm kiếm kẽ hở xung quanh các lệnh trừng phạt để mua nguồn cung lúa mì từ Nga.

Theo tính toán của USDA niên vụ 2022/23, Ukraine sẽ có tác động không tốt đến thị trường ngũ cốc và hạt có dầu trong năm nay. Trong khi đó, dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2022/23 của nước này thấp hơn gần 423 triệu giạ (-35%), giảm xuống còn 790 triệu giạ.

Hôm thứ Sáu tuần trước Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi cho biết, một nửa diện tích lúa mì vụ đông của Ukraine hiện đang nằm trong các khu vực bị Nga bao vây hoặc trong vùng chiến sự. Do đó, nguồn xuất khẩu của Ukraine có thể sẽ ít hơn đáng kể so với năm ngoái, khiến nguồn cung ngũ cốc và hạt có dầu toàn cầu càng bị thắt chặt hơn.

Là nước mua ngũ cốc lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển hướng nhập khẩu lúa mì sang Nga và từ bỏ các đối tác EU, Mỹ, Canada và Australia. Số là trước đó, ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga đã úp mở rằng: Moscow sẽ “không phải nghĩ” trong việc chia sẻ nguồn cung lương thực với các đồng minh thân thiết. “Chúng tôi sẽ chỉ cung cấp thực phẩm và nông sản cho bạn bè của chúng tôi. May mắn thay, chúng tôi có rất nhiều người trong số họ, và họ không ở châu Âu hay Bắc Mỹ”, ông Medvedev nói.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Nước xuất khẩu lúa mì nhiều nhất thế giới là 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.