Những việc làm không the hiện lòng yêu thương con người 2024

Xem Những việc làm không the hiện lòng yêu thương con người 2024

Nhà thơ Huy Cận từng viết:

“Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ”

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bi kịch và đáng thương: Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách, nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son. Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời – đó là thú vui nghi gia nghi thất. Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính cách đã thuỳ mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp”.

Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét. Trong những ngày đoàn viên ít ỏi, dù Trương Sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuôn phép nên gia đình không khi nào phải thất hòa. Khi tiễn chồng đi lính, mong ước lớn nhất của nàng không phải là công danh phú quý mà là khao khát ngày chồng về “mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi”.

Những ngày chồng đi xa, nàng thực sự là một người mẹ hiền, dâu thảo, chăm sóc thuốc thang tận tình khi mẹ chồng đau yếu, ma chay tế lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời. Nguyễn Dữ đã đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chính mẹ chồng nàng khiến nó trở nên vô cùng ý nghĩa: “Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.

Người thiếu phụ tận tụy, hiếu nghĩa ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng. Trong suốt ba năm chồng đi chinh chiến, người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng, nuôi con: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình, phẩm hạnh của nàng. Trong cái nhìn nâng niu trân trọng của ông, Vũ Nương là con người của gia đình, đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền, dâu thảo, một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc. Tục ngữ có câu:

“Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người ngoan ai chẳng thương yêu mọi bề”

Hay:

“Gái có công thì chồng chẳng phụ”

Thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc đã tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bóng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người. Có lẽ bi kịch của Vũ Nương không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của rất nhiều chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy, Nguyễn Dữ đã góp phần khái quát nên thành lời kiếp đau khổ của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao

“Thân em như hạt mưa xa
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng”

Trong tác phẩm này có được sự sáng tạo tài tình chi tiết về chiếc bóng oan nghiệt để phê phán xã hội phong kiến và nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội đó thật mong manh. Cái bóng là một chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện tác dụng thắt nút câu chuyện (đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). Cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố. Thương đứa con ra đời chưa biết mặt cha, muốn tạo cho con ý niệm đầu tiên về người cha để nó không cảm thấy thiếu vắng, luôn cảm thấy hình ảnh cha gần gũi bên mình. Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. Vũ Nương Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn, và giải khuây khi sống cô đơn vò võ nuôi con. Chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ từ trò chơi này làm tan nát đời nàng, không ngờ một lời nói đùa trong thương nhớ lại trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục. Chính vì cái bóng mà nàng đã mất chồng, Đản đã mất mẹ

Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh trở về. Nhưng không ngờ Nguyễn Dữ lại tài hoa đến như vậy. Đã ém nhẹm lại cái chi tiết giật gân ấy. Rồi bùng nén ra ở một vị trí thích hợp đã gây ra bão giông, khuấy lên sóng gió. Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh nổ bùng. Thú vui nghi gia nghi thất, hạnh phúc duy nhất, niềm mong ước duy nhất của một đời Vũ Nương trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ. Cái bóng không là một nhân vật nhưng nó lại tham gia đắc lực vào câu chuyện, nó trở thành một chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến câu chuyện hấp dẫn người đọc. Chính cách thắt nút và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội nam quyền đầy bất công với phụ nữ càng thêm sâu sắc.

Bình đã rơi, trâm đã gãy, liễu đã tàn trước gió, sen đã rũ trong ao, người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đến cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình.

Người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xã hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp ngoan hiền thì họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chèn ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Đớn đau thay số phận của nàng. Nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Và người đời sẽ lưu truyền thêm một tấm bi kịch về số phận người phụ nữ. Tấm bi kịch về cái đẹp bị chà đạp phũ phàng.

Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỷ, sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác hủ bại. Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình. Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dẳng về một người thiếu phụ trẻ trung, xinh đẹp, hiếu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh!

Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ Nương. Khi thì cách xử thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ, hình ảnh Vũ Nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Đó là lời nhắn nhủ. Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn. Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ: “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi. Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận. Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8
  • Câu 9
  • Câu 10
  • Câu 11

Câu 5

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ EM VIỆC BẮC

 

Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pác Bó cuối năm 1944.

Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng, Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.

Người tự tay cởi quân áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kì cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừng vui đùa bắn cả nước vào Bác.

Trong số bọn yter được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân bị chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc đắp cho cháu. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:

– Không saao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ!

Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó.

– Các cô các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quan năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.

Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:

– Các cahsu này con cô chú nào đây? Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn quần áo bẩn mang đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.

Có một bà cố gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục nói:

– Ông già này là con người quý giá lắm đấy!

Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ.

Bác tỏ vẻ không bằng lòng:

– Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?

Và người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời bà cố ăn rồi nói:

– Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày đất nước độc lập vui hưởng thái bình.

Thật bình dị, mà rất đỗi thân quen!

(Theo 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

NXB Chính trị Quốc gia, 2007)

a. Bác Hồ đã thể hiện lòng yêu thương con người như thế nào qua câu chuyện trên?

b. Tấm lòng của Bác Hồ đối với cụ già và trẻ em có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện “Bác Hồ tắm cho trẻ em Việt Bắc” để trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Trong câu chuyện, lòng yêu thương con người của Bác Hồ được thể hiện ở những chi tiết:

– Bác tự tay tắm cho những em nhỏ

– Bác làm thuốc đắp cho bé Thân bị chốc đầu, dỗ dành khi Thân kêu xót.

– Bác khuyên nhủ cha mẹ phải giữ gìn sự sạch sẽ cho con cái

– Bác không vui vì thấy mấy cháu bé mặc quần áo bẩn và rách.

– Bác mời bà cố ăn bát cháo đánh trứng gà và nói đó mới là người cần được đối đãi đặc biệt.

b. Tấm lòng của Bác Hồ đối với cụ già và trẻ em thể hiện lòng yêu thương con người. Tấm lòng ấy giúp cho những người được đón nhận tình yêu thương cảm thấy ấm áp, trân trọng và càng thêm kính phục Bác.

Câu 6

Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu nào nói về lòng yêu thương con người?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Ăn cây nào rào cây ấy

B. Lá lành đùm lá rách

C. Chết vinh còn hơn sống nhục

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

E. Chia ngọt sẻ bùi

G. Nhường cơm xẻ áo

H. Chị ngã em nâng

I. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng câu ca dao, tục ngữ và cho biết chúng nói về điều gì? Từ đó chọn đáp án đúng.

A. Ăn cây nào rào cây ấy

=> Khuyên con người phải biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình.

B. Lá lành đùm lá rách

=> Nói về sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

C. Chết vinh còn hơn sống nhục

=> Nói về việc phải giữ gìn danh dự, thanh danh của bản thân

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

=> Khuyên con người phải biết ghi nhớ công ơn của thế hệ cha ông.

E. Chia ngọt sẻ bùi

=> Nói về sự chia sẻ, giúp đỡ nhau của con người.

G. Nhường cơm xẻ áo

=> Nói về sự chia sẻ, giúp đỡ nhau của con người.

H. Chị ngã em nâng

=> Nói về tình cảm thương yêu giữa chị và em.

I. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

=> Khuyên con người phải biết yêu thương đồng bào, những người sống trong cùng một đất nước

Lời giải chi tiết:

Những câu ca dao, tục ngữ mói về lòng yêu thương con người là: B, E, G, H, I

B. Lá lành đùm lá rách

E. Chia ngọt sẻ bùi

G. Nhường cơm xẻ áo

H. Chị ngã em nâng

I. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu 7

Ông B là một người khỏe mạnh và tốt bụng trong thôn H. Nhưng trong một lần xây nhà, giàn giáo đổ sập, khiến ông bị ngã và bị thương ở chân. Sau một thời gian đi chữa, vết thương lành lặn, nhưng cũng từ đó ông phải đi tập tễnh. Mỗi lần thấy ông, một số trẻ em trong thôn lại chế giễu, nhại dáng đi của ông.

a. Em có nhận xét gì về hành vi của một số trẻ em trong tình huống trên?

b. Em sẽ làm gì nếu chứng kiến cảnh chế giễu của các trẻ em trên?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tình huống và đưa ra nhận xét, cách ứng xử phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Hành vi của một số trẻ em đối với ông B trong tình huống trên là hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng, không phải là hành vi đúng.

b. Nếu chứng kiến cảnh chế giễu của các trẻ em trên, em sẽ ngăn các bạn ấy lại và nói với các bạn ấy rằng mỗi người đều cần được tôn trọng. Các bạn ấy làm như vậy là sai, không biết yêu thương những người xung quanh.

Câu 8

Một buổi chiều mùa hè nắng gắt, Mạnh đang cùng các bạn đi trên đường gần thị trấn thì thấy một bà cụ đang ngồi ven đường. Nhìn bà cụ rất mệt mỏi, mặt tái mét. Thấy vậy, Mạnh bảo các bạn dừng xe, hỏi han bà mấy câu mới biết bà cụ bị say nắng không thể đi được nữa. Thấy vậy, Mạnh nói các bạn cùng đỡ bà ngồi lên xe của mình, rồi cùng các bạn đưa bà về nhà.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mạnh?

b. Theo em, vì sao Mạnh lại có việc làm tốt như vậy?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tình huống và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Việc làm của Mạnh thể hiện tình yêu thương con người. Bạn ấy đã không ngần ngại trời nắng gắt để giúp đỡ bà cụ đang gặp khó khăn. Hành động đó là một hành động đẹp.

b. Theo em, Mạnh có việc làm tốt như vậy là vì bạn có được tình yêu thương.

Bạn đang tìm hiểu bài viết Những việc làm không the hiện lòng yêu thương con người 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.