Những vấn đề cán quan tâm trong công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay 2024

Xem Những vấn đề cán quan tâm trong công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay 2024

     Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nói chung và cấp cơ sở nói riêng hiện nay việc có được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tâm, có tầm, có tài là một giải pháp quan trọng để xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực trình độ cao. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tâm, có tầm, có tài thì trước hết họ sẽ tham mưu, đề xuất việc tuyển dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ nhiệm vụ công tác một cách công tâm, khách quan, vì nhiệm vụ chung của đơn vị, địa phương, cơ sở. Một đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm, có tài sẽ thu hút được người tài, phát huy được năng lực, phẩm chất của người có tài và cũng đủ tâm, đủ tầm, đủ tài để đào tạo, bồi dưỡng người có tài.
     Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, cần thiết, như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997); Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018); Hiến pháp năm 2013; Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và nhiều văn bản hướng dẫn, đã tạo cơ sở pháp lý để từng bước xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ các cấp.
     Trên cơ sở những Nghị quyết, quyết định, quy định của Trung ương về công tác các bộ. Một mặt để tiếp tục phát huy những ưu điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đồng thời khắc phục những nhược điểm, hạn chế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Ngày 11/9/2013 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 67-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2020 và những năm tiếp theo với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có lối sống lành mạnh, có uy tín; gương mẫu chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có năng lực thực tiễn, được đào tạo cơ bản, chuẩn hóa chức danh theo quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh và của mỗi cơ quan, đơn vị. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Tạo bước đột phá để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là đào tạo được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, năng lực thực tiễn và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực. Phấn đấu đến năm 2020 trở đi, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên kể cả cán bộ quy hoạch, dự nguồn đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
     Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là một huyện có điểm đặc thù mang nhiều đặc điểm tiêu biểu của Lạng Sơn như vừa có những xã, thị trấn ngay sát trung tâm hành chính của tỉnh, lại vừa có xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có xã, thị trấn biên giới… do đó yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của huyện cần phải được nâng cao không ngừng vừa cần có những tiêu chuẩn chung đồng thời cũng cần có những tiêu chuẩn, tiêu chí riêng đặc thù để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác là rất đa dạng, phong phú và phức tạp của các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng – an ninh… trên địa bàn huyện Cao Lộc.
     Thực hiện Nghị quyết số 67-NQ/TU ngày 11/9/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Huyện ủy Cao Lộc đã ban hành Kế hoạch số 69-KH/HU, ngày 21/2/2014 về thực hiện Nghị quyết số 67-NQ/TU; Nghị quyết số 76-NQ/HU, ngày 11/10/2013 của Huyện ủy Cao Lộc về công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2015-2020. Đồng thời Huyện ủy Cao Lộc cũng đã ban hành một số quyết định có liên quan đến công tác can bộ như Quyết định số 2312-QĐ/HU, ngày 23/5/2018 về việc ban hành Quy định khung tiêu chuẩn chức danh và định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban và tương đương của huyện; Quyết định 2313-QĐ/HU, ngày 23/5/2018 về việc ban hành Quy định luân chuyển cán bộ diện Ban thường vụ Huyện ủy quản lý; Quy định số 08-QĐi/HU, ngày 18/7/2018 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Qua 5 năm thực triển khai nghị quyết số 67-NQ/TU, ngày 11/9/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Thực hiện các Nghị quyết, Kế hoạch, Quyết định của huyện ủy đến nay chất lượng cấp ủy cấp huyện và cấp ủy cấp xã của huyện Cao Lộc đủ về số lượng, cơ bản từng bước đáo ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới. Tỷ lệ cán bộ trẻ và cán bộ nữ tham gia cấp ủy huyện, xã đều tăng so với nhiệm kỳ trước; ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng cao. Công tác luân chuyển cán bộ được quan tâm thực hiện thường xuyên. Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình đã góp phần thực hiện tốt công tác quy hoạch, bô trí sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm hơn, số lượng cán bộ quản lý hàng năm được cử đi đào tạo, bồi dưỡng năm sau cao hơn năm trước.
     Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được hết sức cơ bản nêu trên. Trong Báo cáo số 401-BC/HU, ngày 19/11/2018 của Huyện ủy Cao Lộc về việc sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 67-NQ/TU, ngày 11/9/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2020 và những năm tiếp theo cũng xác định công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện trong thời gian quan vẫn tồn tại 04 hạn chế sau:

     Một là, công tác thực hiện đánh giá cán bộ ở một số đơn vị chưa được coi trọng đúng mức, còn mang tình hình thức, nể nang, né tránh, thiếu tinh thần xây dựng, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo.

     Hai là, công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của một số cấp ủy cơ sở, một số cơ quan còn lúng túng trong tổ chức triển khai và thực hiện do chưa nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn.
     Ba là, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và phòng, ban của huyện chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ.
     Bốn là, số cán bộ được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở Trung ương, ở tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện.
     Để khắc phục những tồn tại hạn chế trên, huyện ủy Cao Lộc đã đề ra 6 giải pháp chủ yếu để thực hiện trong thời gian tới trên một số nội dung công tác chính như sau:
     – Công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý
     – Công tác xây dựng quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý
     – Công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch cán bộ
     – Công tác điều động, luận chuyển, bố trí sắp xếp cán bộ lãnh đạo, quản lý
     – Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đảm bảo đúng quy trình, quy định
     – Tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ
     Sáu nội dung trên đã tương đối tập trung vào khắc phục 04 hạn chế đã được nêu ra ở trong Báo cáo. Nhưng theo tôi trong 6 nội dung giải pháp chủ yếu được huyện ủy Cao Lộc nêu ra ở trên cần tập trung vào nội dung thứ nhất là: “Công tác đánh gia lãnh đạo, quản lý” bởi những lý do sau:

     Việc đánh gia cán bộ là công việc rất quan trọng theo PGS.TS Phan Trong Hào – Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương đánh giá “thực tế cho thấy, chỉ có đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của cán bộ mới làm cơ sở cho việc tuyển chọn, quy hoạch, bồi dưỡng, luân chuyển… đối với cán bộ một cách chính xác, khách quan. Ngược lại, nếu nhận xét, đánh giá chủ quan, thiên lệch, không đúng phẩm chất, năng lực cán bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng không đúng và dẫn đến hậu quả khôn lường, nhất là bố trí sai đối với cán bộ chủ chốt, người đứng đầu”(1).

     Trong thể chế chính trị nước ta hiện nay, đánh giá cán bộ được coi là khâu đầu tiên, mắt xích khởi động của toàn bộ công tác cán bộ của Đảng. Trong công tác cán bộ có 4 khâu rất quan trọng, có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, trong đó đánh giá cán bộ là tiền đề, quy hoạch cán bộ là nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Đánh giá cán bộ được coi là khâu đầu tiên trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng hay sai điều đó có ảnh hưởng đến các khâu sau. Đánh giá đúng thì bố trí, đề bạt đúng. Như thế sẽ tốt cho công việc chung; làm cho người cán bộ hồ hởi, phấn chấn, hăng say phấn đấu tiến bộ; kích thích sự phấn khởi của tập thể, tăng cường đoàn kết nội bộ. Đánh giá sai, dù đối với một người, thì hậu quả có thể rất lớn. Từ đánh giá sai dẫn đến sử dụng sai, đề bạt sai sẽ hỏng cả việc chung; bản thân người cán bộ được đánh giá không đúng thực chất có thể hoặc sinh ra chủ quan, tự cao, tự đại, hoặc trái lại trở nên tự ti, nhụt chí phấn đấu, làm hại cho họ và cũng thiệt cho Đảng; đối với cả tập thể có thể ảnh hưởng đến niềm tin chung và có thể gây ra những phức tạp trong quan hệ nội bộ.

     Đánh giá cán bộ là việc rất quan trọng, nhưng lại rất khó bởi cả những lý do chủ quan lẫn khách quan trong công tác đánh giá cán bộ. Trước hết con người hay cán bộ cũng như vạn vật trong thế giới này luôn biến đổi như Bác Hồ khẳng định “trong thế giới, cái gì cũng biến hóa. Tư tưởng của con người cũng biến hóa. Vì vậy cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa”(2) . Như vậy Bác cho rằng một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau. Do vậy đánh giá cán bộ phải hết sức khách quan và khoa học. Mặt khác hiện nay trong đánh giá cán bộ người ta thường phạm vào những chứng bệnh sau: “tự cao tự đại; ưa người nịnh mình; do lòng yêu ghét của mình mà đối với người…”(3). Do đó dẫn đến việc đánh giá cán bộ không chính xác, khách quan và khoa học.

     Theo tôi để công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý ở huyện Cao Lộc đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới thì trong hoạt động đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện cần đảm bảo 04 yêu cầu sau:

     – Thứ nhất, đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn chặt với yêu cầu nhiệm vụ mà người đó đang đảm nhiệm, phải căn cứ vào tiêu chuẩn của vị trí công tác, kết quả hoàn thành công việc của vị trí công tác để đánh giá.

     Do đặc thù công việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý nên khi đánh giá về đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý một mặt cần đảm bảo những yêu cầu chung về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức nói chung. Mặt khác cần gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và của cán bộ công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý.

     – Thứ hai, khi đánh giá cần làm rõ những mặt ưu điểm, mặt khuyết điểm của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý cụ thể về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ năng lực, hiệu quả công tác và khả năng phát triển của từng người. Làm rõ nguyên nhân dẫn tới không hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đó. Khi đánh giá cần cụ thể đánh giá về cả ưu, khuyết điểm về mọi mặt của cán bộ. Đặc biệt cần có sự trao đổi, giải trình giữa người đánh giá và người được đánh giá. Qua đó một mặt làm cho người được đánh giá nhận thức rõ được những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm đó. Mặt khác tạo sự đồng thuận, tâm lý thoải mái cho người được đánh giá. Thông qua ý kiến trao đổi giải trình của người được đánh giá những cán bộ có nhiệm vụ đánh giá cán bộ cũng hiểu rõ hơn về năng lực, trình độ, tâm lý, hoàn cảnh cụ thể của người được đánh giá có vậy việc đánh giá mới sát với thực tế, tạo ra được sự đồng thuận giữa người đánh giá và người được đánh giá.

     – Thứ ba, hội đồng đánh giá phải công tâm, minh bạch, dựa trên phương pháp khoa học, khách quan, toàn diện, phát triển, thực tiễn và quan điểm lịch sử – cụ thể.
     Hội đồng đánh giá có trách nhiệm rất lớn đối với công tác đánh giá cán bộ, mỗi một nhận xét, đánh giá của các thành viên trong Hội đồng bên cạnh việc xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ hàng năm nó có tác động rất lớn và lâu dài tới tâm lý, tình cảm, tư tưởng, ý chí phấn đấu của cán bộ do vậy việc lựa chọn thành viên của Hội đồng cần hết sức thận trọng. Phải tìm cho được những cán bộ có đạo đức tốt, có kinh nghiệm, hết sức công tâm và cần thiết được đào tạo hoặc bồi dưỡng cẩn thận, tỉ mỉ mới có thể có được những đánh giá về cán bộ một cách chính xác, khoa học vừa có lý, có tình đặc biệt là tạo được động lực để những cán bộ được nhận xét tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho cơ quan đơn vị.

     – Thứ tư, đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai nội dung đánh giá với cán bộ, công chức được đánh giá.

     Nguyên tắc cơ bản của công tác cán bộ là nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc số một của công tác cán bộ nói chung và công tác đánh giá cán bộ nói riêng. Việc đánh giá phải vừa đảm bảo tính dân chủ nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo tính tập trung. Dân chủ để tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán trong đánh giá cán bộ từ đó dẫn đến những sai sót, tiêu cực trong công tác cán bộ. Tập trung để tránh tình trạng buông lỏng, thiếu thống nhất trong công tác cán bộ, cục bộ, bè phái trong công tác cán bộ. Việc đánh giá phải được công khai theo đúng quy định, đảm bảo người được đánh giá được có ý kiến với những nhận xét, đánh giá về bản thân trước khi ra quyết định.

     Thực hiện tốt hoạt động đánh giá cán bộ là bước mở đầu, quan trọng trong các bước tiếp theo của công tác cán bộ. Thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng sẽ góp phần lựa chọn, xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tốt. Và đây sẽ là lực lượng trực tiếp đóng góp vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp dưới. Đối với huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hiện nay với những giải pháp đồng bộ và thiết thực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của huyện nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung đang ngày càng được nâng lên về mọi mặt đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay./.

(1) PGS.TS Phan Trọng Hào – Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá can bộ. (Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị sô 4-2018)
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.317.

(3) Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị – hành chính: Những vấn đề có bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb. Lý luận chính trị. Tr.463.

                                                                                                     ThS. Hoàng Minh Tuấn
                                                                                                    GV: Khoa Lý luận cơ sở

Bạn đang tìm hiểu bài viết Những vấn đề cán quan tâm trong công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)