Những nét chủng về phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi và Mĩ La Tinh 2024

Xem Những nét chủng về phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi và Mĩ La Tinh 2024

Các nước Á, Phi, Mĩ – Latinh từ năm 1954 đến nay

Kiến trức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các nước Á, Phi, Mĩ – Latinh từ năm 1954 đến nay có đáp án

Danh sách câu hỏi Đáp án

I. Kiến thức trọng tâm

1. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.

Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa được phân chia thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX: Ở Đông Nam Á, các nước tuyên bố độc lập như Inđônêxia (8/1945), Việt Nam (9/1945), Lào (10/1945). Phong trào lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi: Ấn Độ (1946 – 1950), Ai Cập (1952 – 1953), Angiêri (1954 – 1962). Ở Mĩ Latinh: cách mạng Cuba thắng lợi (1959). 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập (1960). Hệ thống thuộc địa về cơ bản sụp đổ.
Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX: Bồ Đào Nha trao trả độc lập cho Ghinê Bítxao (9/1974), Môdămbích (6/1975), Ănggôla (11/1975). Các thuộc địa của Bồ Đào Nha tan rã.
Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX: Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Rô-đê-di-a (1980), Tây Nam Phi (1990), Cộng hòa Nam Phi (1993).
Hệ thống thuộc địa sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh đã sang một chương mới.

2. Các nước Châu Á

a. Tình hình chung
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Á bị nô dịch bởi các nước đến quốc. Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, các nước châu Á đều giành được độc lập (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia…). Nửa sau thế kỉ XX, do đế quốc xâm lược quay trở lại xâm lược, tình hình châu Á không ổn định (Đông Nam Á và Tây Á). Sau “Chiến tranh lạnh”, một số nước diễn ra xugn đột, li khai (Ấn Độ và Pakixtan, Xri Lan-ca, Philíppin…)
Châu Á đạt tăng trưởng nhành chóng về kinh tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Xingapo, Thái Lan…). Dự đoán “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Ấn Độ thực hiện “cách mạng xanh: trong nông nghiệp, là cường quốc về công nghệ phần mềm hạt nhân và vũ trụ.
b. Trung Quốc
Từ năm 1946 – 1949, cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, kết thúc ách nô dịch của đế quốc và phong kiến, đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.
Sau 20 năm biến động (1959 – 1978), từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách – mở cửa với chủ trương: xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, phát triển kinh tế lam trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa, nnhawmf mục tiêu giàu mạnh, văn minh.
Nền kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP tăng 9,6%, đứng thứ 2 thế giới (2011). Về đối ngoại Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia, Việt Nam…; thu hồi Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).

3. Các nước Đông Nam Á

a. Tình hình Đông Nam Á truước và sau năm 1945
– Trước Chiến Tranh thế giớ thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước phương Tây.
– Tháng 8/1945, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền
– Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á lại phải kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc.
– Chỉ tới giữa nhưng năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập
– Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á phân hóa trong chính sách đối ngoại. Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO). Thái Lan và Philíppin tham gia tổ chức này. Mĩ xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia. Inđônêxia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập.
b. Sự ra đời và pát triển của tổ chức ASEAN
-Sự ra đời: Yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hạn chế ảnh hưởng các các nước cường quốc, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) bởi 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
-Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Tháng 2/1976, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được kí tại Bali (Inđônêxia), xác định nguyên tắc hoạt động: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh tổ, không can thiệp công việc nội bộ, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, hợp tác phát triển.
– Từ”ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10″: Năm 1984, Brunây trở thành thành viên thứ 6. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên: Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999). Mười nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức. ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế. Một chương mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á.

4. Các nước châu Phi

a. Tình hình chung
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào chống chủ nghĩa thực dân diễn ra sôi nổi, sớm nhất ở Bắc Phi: Ai Cập (1952 – 1953),Angiêri (1954 – 1962) . Năm 1960 được gọi là năm “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước thuộc lục địa này tuyên bố độc lập. Sau đó, hệ thống thống thuộc địa của các nước đế quốc tan rã, các nước châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền
– Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi khó khăn, không ổn định(xung đột, nội chiến, đói nghèo, dịch bệnh và nợ nần…). Trong những năm gần đây, dưới sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, châu Phi đã cố gắng giải quyết các xung đột, khắc phụ khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực (Liên minh châu Phi).
b. Cộng hòa Nam Phi
– Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực Nam châu Phi, người da đen chủ yếu (hơn 70%). Vùng đất Nam Phi trước đây là thuộc địa Kếp của Hà Lan (từ thế kỉ XVII) và sau đó trở thành thuộc địa của Anh (từ thế kỉ XIX). Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.
– Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da thắng Nam Phi thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (A-Pác-thai). Dưới sự lãnh đọa của “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đã đấu tranh bền bỉ đòi thủ tiêu chế độ này. Năm 1993, chính quyền người da trắng xóa bỏ chế độ A-Pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC Nenxơ Manđêla. Năm 1994, Nenxơ Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên. Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ tại xào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

5. Các nước Mĩ Latinh

a. Những nét chung
– Khác với châu Á và châu Phi, đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh giành độc lập, nhưng lại trở thành “sân sau” của Mĩ.
– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Mở đầu là cách mạng Cuba (1959). Từ những năm 60 đến những ăm 80 của thế kỉ XX, cao trào cách mạng bùng nổ, được bí như “Lục địa bùng cháy”. Đáu tranh vũ trang duễn ra ở nhiều nước. Nhiều nước lật đổ chính quyền độc tài, thiết lập chính phủ dân tộc. Do chính sách can thiệp của Mĩ, phong trào cách mạng thất bại ở ChiLê (1973) và Nicaragoa (1991).
– Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ Latinh đã đạt được nhiều thành tựu. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Mĩ Latinh gặp khó khăn, căng thẳng.
b. Cuba – Hòn đảo anh hùng
– Với sự giúp đỡ của Mi, năm 1952, ở Cuba, tướng Batixta đã đảo chính, thiết lập chế độc độc tài quân sự, xá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ…
– Ngày 26/7/1953, dưới sự chỉ huy của Phiđen Caxtơrô, cuộc tấn công vào phatso đài Môncađa tuy thất bại nhưng đã thổi bùng ngọn lựa đấu tranh trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới – trẻ tuổi. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, lực lượng cách mạng ngày càng lớn manh và phao trào đấu tranh lan rộng ra cả nước. Ngày 1/1/1959, chế độ dộc tài bị lật đổ, cách mạng giảnh được thắng lợi
– Năm 1961, Cuba tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong xây dựng đất nước, dù bị Mĩ cấm vận, Cuba vẫn giành được những thắng lợi to lớn: công nghiệp với cơ cấu các ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng; giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao của thế giới.

II. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, những quốc gia nào đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945?

A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào

B. Ấn Độ, Campuchia, Lào

C. Việt Nam, Ai Cập, Angiêri

D. Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia

Câu 2. Cho các dữ liệu sau:(1)cách mạng Cuba thắng lợi. (2) 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. (3) Ấn Độ tuyên bố độc lập. Em hãy sắp xếp theo đứng thứ tự thời gian về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trong giai đoạn đầu (từ năm 1945 đến giữa những nawmm 60 của thế kỉ XX)

A. 1,2,3

B. 2,3,1

C. 3,1,2

D. 3,2,1

Câu 3. Phong trào giải phóng dân tộc trong giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX đã thu được kết quả là

A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc laaoj vào năm 1960.

B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

C. Hệ thống thuộc địa về cơ bản sụp đổ

D. Hệ thống thuộc địa sụp đổ hoàn toàn

Câu 4. SGK Lịch sử 9, Nxb Giáo dục 2012, tr14 có viết: “Nét nổi bật của giai đoạn này là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê-Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha”. Đoạn trích này đề cập đến nội dung của giai đoạn đấu tranh

A. từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

B. từ giữa những năm 60 đến giữa nhưng năm 70 của thế kỉ XX

C. từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

D. từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

Câu 5. Nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Nam Á

B. Bắc Phi

C. Đông Nam Á

D. Mĩ Latinh

Câu 6. Hình thức cuối cùng còn tồn tại của chủ nghĩa thực dân vào giai đoạn từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX là

A. chỉ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. chế độ độc tài thân Mĩ

D. chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai)

Câu 7. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về nguyên nhân đưa đến sự tan rã của các thuộc địa Bồ Đào Nha từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX ?

A. Nhân dân ba nước Ghine Bitsxao, Môdămbích, Ăng-gô-la đấu tranh vũ trang

B. Chế độ độc tài ở Bồ Đào Nha bị lật đổ.

C. Chính quyền mới Bồ Đào Nha chấp nhận trao trả độc lập

D. Chính quyền da trắng xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 8. Theo em, biến đổi quan trọng nhất của châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. phần lớn các dân tộc đều giành độc lập

B. tình hình chính trị không ổn định

C. diễn ra những cuộc xung đột, li khai

D. tăng trưởng kinh tế nhanh chóng

Câu 9. Từ một nước phải nhập khaair lương thực, Ấn Độ đã tự túc lương thực thực cho hơn một tỉ người nhờ

A. thâm canh trong nông nghiệp

B. tăng diện tích trồng cây lương thực.

C. thực hiện “cách mạng xanh” trong nông nghiệp

D. tiến hành “cách mạng trắng” trong chăn nuoi

Câu 10. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) là kết quả trực tiếp của

A. sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật

B. cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến

C. cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến

D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phương Tây

Câu 11. Tính chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) đưa đến sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:

A.một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

B. một cuộc cách mạng vô sản

C. một cuộc nội chiến

D. một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 12. Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là:

A. chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc

B. chấm dứt ách nô dịch của háng nghìn năm phong kiến

C. bước vào kỉ nguyên mới độc lập

D. hệ thống xã hội chủ nghĩa nối lền tư châu Âu sang châu Á.

Câu 13. Nguyên nhân quyết định nhất buộc Trung Quốc phải tiến hành cải cách – mở cửa vào năm 1978 là gì?

A. Do cuộc khủng hoảng dàu mỏ năm 1973

B. Tác động của cuộc cách mạng khoa khọc – kỹ thuật.

C. Trung Quốc khủng hoảng về mọi mặt

D. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô

Câu 14. Đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc năm 1978 hướng tới mục tiêu hiện đại hóa, đưa Trung Quốc trở thành.

A. một quốc gia giàu mạnh, văn minh

B. một cường quốc kinh tế đứng dầu thế giới

C. một cường quốc quân sự đúng đầu thế giới

D. “một cực” của trật tự hai cực

Câu 15. Nội dung trọng tâm nhất của “Đường lối mới” trong công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc là

A. xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

B. đổi mới chính trị là nền tảng để đổi mới kinh tế

C. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm

D. lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.

Câu 16. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, những vùng lãnh thổ nào đã “trở về” với lãnh thổ của Trung Quốc?

A. Hồng Kông và Đài Loan

B. Hồng Kông và Ma Cao

C. Đài Loan và Ma Cao

D. Hồng Kông và đảo Điếu Ngư

Câu 17. Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi công cuộc xây dựng đất nước Ấn Độ và cải cách – mở cửa của Trung Quốc là

A. thực hiện “cách mạng xanh” trong nông nghiệp

B. Đẩy mạng “các mạng chất xám”

C. ứng dụng cách thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật

D. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế

Câu 18. Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX

B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX

C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX

D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Câu 19. Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng chất xám

C. Cách mạng trắng

D. Cách mạng nhung

Câu 20. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Câu 21. Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nam Kinh được giải phóng

B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

D. Bắc Kinh được giải phóng

Câu 22. Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?

A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Câu 23. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc

B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc

C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 24. Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?

A. Hồng Công

B. Ma Cao

C. Đài Loan

D. Bành Hồ

Câu 25. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?

A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

B. Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa sang hội từ châu Âu sang châu Á

C. Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

D. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 26. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước Cách mạng văn hóa.

B. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

D. Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Câu 27. Yếu tố quyết định nào buộc Trung Quốc phải thực hiện đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978?

A. Cuộc khủng hoảng trong nước từ năm 1959- 1978

B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

C. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

D. Xu thế toàn cầu hóa

Câu 28. Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX?

A. Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc

B. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh

C. Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo

D. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước

Câu 29. Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc được hiểu là gì?

A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

D. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 30. Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) là gì?

A. Hoàn cảnh cải cách

B. Trọng tâm cải cách

C. Vai trò của Đảng cộng sản

D. Kết quả

Câu 31. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập

B. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN

C. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới

Câu 32. SGK Lịch sử 9, Nxb Giáo Dục 2015, Tr.21 có nhận xét: “..từ sau năm 1945, Đông Nam Á đã trở thành một khủ vực của các quốc gia đã giành độc lập tự do và đạt nhiều thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển”. Minh chứng tiêu biểu cho những thành tựu đó là

A. trở thành các quốc gia độc lập

B. phân hóa trong chính sách đối ngoại

C. sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

D. tăng trưởng kinh tế nhanh chóng

Câu 33. Vì sao một số quốc gia Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập (1945), nhưng sau đó vẫn phải tiếp tục kháng chiến?

A. Đế quốc Âu – Mĩ quay trở xâm lược

B. Quân phiệt Nhật vẫn chưa được giải giáp

C. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược

D. Đế quốc Mĩ dựng lên chính quyền thân Mĩ.

Câu 34. Yếu tố quan trọng nhất đưa đến sự phân hóa trong chính sách đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ những năm 50 của thế kỉ XX là

A. sự tác động trật tự thế giới hai cực

B. chính sách can thiệp của Mĩ

C. nhiều nước đang đấu tranh giành độc lập

D. sự chia rẽ từ trong quá khứ

Câu 35. Ý nào dưới đây giải thích không đúng và bối cảnh lịch sử đưa đến xu hướng mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?

A. “Chiến tranh lạnh” đã kết thúc

B. Vấn đề Campuchia đã được giải quyết

C. Chống lại sự hình thành trật tự “đa cực”

D. Tình hình chính trị khu vực được cải thiện

Câu 36. Hiệp ước Bali (2/1976) đã xác định nhiều nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc nào?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

D. Mọi quyết định phải có sự nhất trí cảu 5 nước sáng lập

Câu 37. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị

B. Kinh tế

C. Quân sự

D. Giáo dục

Câu 38. Quốc gia duy nhất của khu vực Đông Nam Á được lọt vào danh sách những “con rồng” kinh tế của châu Á là

A. Thái Lan

B. Brunây

C. Xingapo

D. Inđônêxia

Câu 39. Sự khởi sắc của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ khi

A. thông qua Tuyên ngôn thành lập ASEAN, xác định muc tiêu tổ chức

B. kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, xác định nguyên tắc hoạt động

C. vấn đề Campuchia được giải quyết

D. kí Hiến chương ASEAN

Câu 40. Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Xingapo

B. Malaysia

C. Thái Lan

D. Inđônêxia

Câu 41. Ba quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia

B. Inđônêxia, Việt Nam, Malaysia

C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào

D. Việt Nam, Lào, Philippin

Câu 42. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào giành được độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á?

A. Việt Nam

B. Lào

C. Inđônêxia

D. Malaixia

Câu 43. Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực

B. Duy trì hòa bình an ninh của khu vực

C. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

D. Đảm bảo sự kiềm soát của chủ nghĩa tư bản ở khu vực.

Câu 44. Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

A. Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

B. Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

C. Hòa bình, trung lập

D. Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

Câu 45. Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?

A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin

B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia

C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma

D. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo

Câu 46. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

A. 1992

B. 1994

C. 1995

D. 1996

Câu 47. Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch

B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự

C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục

D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

Câu 48. Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản

B. Phát xít Đức đầu hàng lực lương Đồng minh

C. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh

D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản

Câu 49. Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?

A. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh

B. Sự khác biệt về trình độ phát triển

C. Sự khác biệt về hệ tư tưởng

D. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa

Câu 50. Đâu không phải là nhân tố tác động đưa tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước

B. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

C. Xu thế liên kết khu vực

D. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ

Câu 51. Yếu tố nào giúp cải thiện tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á dẫn đến sự mở rộng thành viên của ASEAN?

A. Vấn đề Campuchia được giải quyết

B. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam

C. Khối SEATO tan rã

D. Xu thế toàn cầu hóa

Câu 52. Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

B. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia

D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

Câu 53. Nguyên tắc nào quan trọng nhất được xác định trong Hiệp ước Ba-li?

A. Hợp tác phát triển có kết quả.

B. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.

D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 54. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967 là gì?

A. Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

B. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển

C. Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực

D. Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực

Câu 55. Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập

B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập

C. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ

D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN

Câu 56. Biến đổi tích cực, quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Quan hệ hợp tác giữa các nước Đông Nam Á và EU được mở rộng.

B. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.

C. Sự mở rộng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

D. Từ những nước thuộc địa trở thành những nước độc lập.

Câu 57. Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?

A. Do sự đối lập về hệ tư tưởng

B. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh

C. Do vấn đề Campuchia

D. Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

Câu 58. Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào?

A. 2014

B. 2015

C. 2016

D. 2017

Câu 59. Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN là

A. Mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4-1999)

B. Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8-1967).

C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (tháng 10-1991)

D. Kí hiệp ước thân thiện và hợp tác (tháng 2-1976).

Câu 60. Trong những sự kiện dưới đây sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN?

A. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1991.

B. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.

C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.

D. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức năm 1999.

Câu 61. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sôi nổi từ những năm 50 của thế kỉ XX, mở đầu ở

A. Bắc Phi

B. Tây Nam Phi

C. Đông Phi

D. Nam Phi

Câu 62. Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập

B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi

C. Cuộc đấu tranh của Angiêri

D. Năm châu Phi

Câu 63. Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?

A. J.Nêru

B. M.Gandi

C. Phiđen cátxtơrô

D. Nenxơn Manđêla

Câu 64. Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?

A. Tây Ban Nha

B. Bồ Đào Nha

C. Anh

D. Hà Lan

Câu 65. Đầu thế kỉ XIX, Nam Phi chịu sự thống trị của nước thực dân nào?

A. Anh

B. Hà Lan

C. Pháp

D. Đức

Câu 66. Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?

A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường.

B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại

C. Bình đẳng trong kinh tế

D. Tăng trưởng bền vững

Câu 67. Mục tiêu xóa bỏ “chế độ A-pác-thai về kinh tế” là của quốc gia nào?

A. Cu-Ba

B. Ăng-gô-la

C. Nam Phi

D. Tây Nam Phi

Câu 68. Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?

A. Liên minh châu Phi

B. Cộng đồng kinh tế châu Phi

C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi

D. Hiệp hội các nước châu Phi

Câu 69. Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

A. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

B. Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

D. Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Câu 70. Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?

A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định

B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định

C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn

D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu

Câu 71. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là

A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh

B. Sự can thiệp trở lại của các nước lớn

C. Di hại của chủ nghĩa thực dân để lại

D. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh

Câu 72. Vì sao năm 1960 lại được gọi là Năm châu Phi?

A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

B. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn

C. Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản

D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt

Câu 73. Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?

A. Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản

B. Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)

C. Là sự phân biệt con người dựa quốc gia

D. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa

Câu 74. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân

B. Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc

C. Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu

D. Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi

Câu 75. Tình trạng không ổn định của châu Phi đặt ra yêu cầu gì cho toàn nhân loại hiện nay?

A. Cần có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trên tất cả các lĩnh vực

B. Cần phải xóa bỏ triệt để chế độ phân biệt chủng tộc

C. Cần phải phân định lại đường biên giới cho phù hợp

D. Cần phải loại bỏ các phần tử khủng bố ở khu vực

Câu 76. Tội ác điển hình nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở Nam Phi là

A. Tô thuế nặng nề.

B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.

C. Phân biệt, kì thị chủng tộc đối với người da đen và da màu.

D. Bóc lột nhân công rẻ mạt.

Câu 77. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Angiêri chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đất nước nào?

A. Trung Quốc.

B. Liên Xô.

C. Việt Nam.

D. Ấn Độ.

Câu 78. Tại sao nói: Cuộc đấu tranh xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu ở châu Phi còn gian khổ, lâu dài hơn cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do?

A. Châu Phi gặp nhiều khó khăn kéo dài trong công cuộc xây dựng đất nước.

B. Châu Phi vừa đấu tranh giành độc lập vừa xây dựng đất nước.

C. Liên minh châu Âu (AU) không giải quyết triệt để khó khăn trước mắt.

D. Tàn dư của chủ nghĩa thực dân vẫn còn tồn tại ở châu Phi.

Câu 79. Sự kiện nào sau đây được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. 17 nước châu Phi giành độc lập.

B. Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri.

C. Cuộc binh biến của sĩ quan yêu nước Ai Cập.

D. Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ.

Câu 80. Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?

A. Tây Ban Nha

B. Bồ Đào Nha

C. Anh

D. Hà Lan

Câu 81. Lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm của Châu Phi” vì

A. tất cả các nước đều giành được đột lập

B. hệ thống thuộc địa tan rã hoàn toàn

C. có tới 17 nước tuyên bố độc lập

D. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi bị xóa bỏ

Câu 82. Kẻ thù chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc của nguwoif dân da đen ở Cộng hòa Nam Phi là

A. chủ nghĩa thực dân cũ

B. chế độ phân biệt chủng tộc

C. chủ nghĩa thực dân mới

D. chế độ độc tài thân Mĩ

Câu 83. Nenxơn Manđêla là lãnh tụ nổi tiếng của

A. cách mạng Cuba

B. phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri

C. phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ

D. cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

Câu 84. Phương pháp đấu tranh chủ yếu mà các nước châu Phi sử dụng để chống chế độ thực dân là

A. phương pháp chính trị

B. đấu tranh kinh tế

C. đấu tranh nghị trường

D. phương pháp vũ trang

Câu 85. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi?

A. Ai Cập

B. Tuynidi

C. Ăng-gô-la

D. Angiêri

Câu 86. Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. khu vực Mĩ Latinh được ví như “Lục địa bùng cháy” vì

A. khu vực này thường xảy ra cháy rừng

B. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ

C. cách mạng Cuba thắng lợi rực rõ

D. các nước này đều giành độc lập

Câu 87. Nước được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh là

A. Achetina

B. Chilê

C. Nucaragoa

D. Cuba

Câu 88. Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh là

A. chế độ phân biệt chủng tộc

B. chủ nghĩa thực dân cũ

C. chủ nghĩa thực dân mới

D. chế độ phong kiến

Câu 89. Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh diễn ra dưới hình thức nào là chủ yếu?

A. Bãi công của công nhân

B. Đấu tranh vũ trang

C. Đấu tranh chính trị

D. Đấu tranh báo chí

Câu 90. Năm 1997, nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã đến tận vĩ tuyến 17 của Việt Nam để động viên.

A. Phiđen Caxtơrô

B. Nenxơn Manđêla

C. Gnêru.

D. Mao Trạch Đông

Câu 91. Các nước Mĩ Latinh nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Mĩ?

A. Bắc Mĩ

B. Bắc và Nam Mĩ

C. Trung và Nam Mĩ

D. Nam Mĩ

Câu 92. Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60-80 của thế kỉ XX là đưa tới kết quả gì?

A. Nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha

B. Làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ

C. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc – dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh.

D. Các nước Mĩ Latinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp.

Câu 93. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế của các nước Mĩ Latinh có đặc điểm gì nổi bật?

A. Kinh tế phát triển với tốc độ cao

B. Vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới

C. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp

D. Khủng hoảng trầm trọng

Câu 94. Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada

B. chế độ độc tài Batixta bị lật đổ

C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập

D. cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn

Câu 95. Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?

A. N. Manđêla

B. Phiđen Cátxtơrô

C. G. Nêru

D. M. Ganđi

Câu 96. Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên

A. Chủ nghĩa tư bản

B. Chủ nghĩa xã hội

C. Quân chủ lập hiến

D. Cộng hòa Tổng thống

Câu 97. Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là Lục địa bùng cháy?

A. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi

B. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục

C. Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ

D. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú

Câu 98. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

A. Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ

B. Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau

C. Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cuba tiến lên xây dựng CNXH

D. Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào đấu tranh ở khu vực phát triển

Câu 99. Vì sao có thể khẳng định: Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba?

A. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với những người trẻ tuổi

B. Bước đầu làm sụp đổ chính quyền Batixta

C. Giải phóng được nhiều tù chính trị cho cách mạng Cuba

D. Giải phóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cuba

Câu 100. Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XIX là?

A. Kẻ thù

B. Phương pháp đấu tranh

C. Lực lượng tham gia

D. Kết quả

Câu 101. Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XX là

A.Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai

B. Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ

C. Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân

D. Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Câu 102. Âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sau và xây dựng chính quyền thân Mĩ ở khu vực này là biểu hiện của

A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ

B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

D. chủ nghĩa đế quốc

Câu 103. Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ Latinh?

A. Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ Latinh

B. Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh

C. Ngữ hệ Latinh là ngôn ngữ bản địa

D. Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ Latinh

Câu 104. Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?

A. Braxin, Áchentina, Mêhicô

B. Braxin, Mêhicô, Chilê

C. Braxin, Áchentina, Côlômbia

D. Mêhicô, Áchentina, Cuba

Câu 105. Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ Việt Nam năm 1972 là gì?

A. “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

B. “Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra”.

C. “Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam- Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ”.

D. “Việt Nam – lương tri của thời đại”.

Câu 106. Cuộc tấn công ngày 26/7/1953 của Phi-đen-Ca-tơ-Rô cùng thanh niên yêu nước vào pháo đài nào?

A. Rạng Đông

B. Phương Đông

C. Gran-ma

D. Môn-ca-đa

Câu 107. Yếu tố nào sau đây quyết định đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh?

A. Sự suy yếu của đế quốc Mĩ.

B. Thắng lợi của cách mạng Cuba.

C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.

đáp án Các nước Á, Phi, Mĩ – Latinh từ năm 1954 đến nay

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 55B
Câu 2BCâu 56D
Câu 3CCâu 57D
Câu 4BCâu 58B
Câu 5CCâu 59D
Câu 6DCâu 60B
Câu 7DCâu 61A
Câu 8ACâu 62A
Câu 9CCâu 63D
Câu 10CCâu 64D
Câu 11CCâu 65A
Câu 12DCâu 66B
Câu 13CCâu 67C
Câu 14ACâu 68A
Câu 15CCâu 69D
Câu 16BCâu 70B
Câu 17DCâu 71A
Câu 18CCâu 72A
Câu 19ACâu 73B
Câu 20BCâu 74A
Câu 21CCâu 75A
Câu 22BCâu 76C
Câu 23CCâu 77C
Câu 24BCâu 78A
Câu 25BCâu 79C
Câu 26CCâu 80D
Câu 27ACâu 81C
Câu 28DCâu 82B
Câu 29DCâu 83D
Câu 30ACâu 84D
Câu 31ACâu 85D
Câu 32CCâu 86B
Câu 33ACâu 87D
Câu 34BCâu 88C
Câu 35CCâu 89B
Câu 36DCâu 90A
Câu 37BCâu 91C
Câu 38CCâu 92C
Câu 39BCâu 93C
Câu 40CCâu 94B
Câu 41CCâu 95B
Câu 42CCâu 96B
Câu 43ACâu 97C
Câu 44CCâu 98D
Câu 45ACâu 99A
Câu 46CCâu 100D
Câu 47DCâu 101B
Câu 48CCâu 102B
Câu 49ACâu 103B
Câu 50DCâu 104A
Câu 51ACâu 105A
Câu 52CCâu 106D
Câu 53BCâu 107B
Câu 54B

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Bạn đang tìm hiểu bài viết Những nét chủng về phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi và Mĩ La Tinh 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.