Nội dung chính
Xem Những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu 2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Bác sĩ Siêu âm sản Chẩn đoán trước sinh Khoa Sản – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Sảy thai là tình trạng mất thai trước tuần 23 của thai kỳ. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 15% tổng số thai kỳ và 80% các ca sảy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần.
1. Nguyên nhân sảy thai
Vấn đề về nhau thai: Sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thường được cho là do vấn đề về phát triển của bào thai. Nhau thai là cơ quan kết nối cơ thể bé với cơ thể mẹ, vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển. Do đó, nếu nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí là gây sảy thai.
Các vấn đề về nhiễm sắc thể: Nguyên nhân lớn nhất các ca sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến nhiễm sắc thể. Nguyên do là hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.
Mất cân bằng hormone: Hormone có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Ví dụ như hormone progesterone có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung, nếu cơ thể của mẹ không đủ progesterone thì nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sảy thai.
Rối loạn miễn dịch: Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức, có thể là nguy cơ dẫn đến tái diễn. Nói theo cách đơn giản, cơ thể người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu: Việc mẹ bầu bị bệnh khi mang thai, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp khi mang thai, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp,… có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm: Tình trạng nhiễm khuẩn, truyền nhiễm có thể làm cho túi ối bị vỡ sớm hoặc cũng có thể khiến cổ tử cung mở quá nhanh.
Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm cũng có thể dẫn đến sảy thai.
Cấu trúc tử cung: Các bất thường tử cung như tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, tử cung hai sừng,… có thể gây sảy thai.
Hở eo cổ tử cung: Hở eo cổ tử cung có thể dẫn đến sảy thai. Nếu cổ tử cung của người mẹ quá yếu sẽ khó giữ được thai nhi.
2. Dấu hiệu sảy thai
Dấu hiệu sảy thai có thể khác nhau ở mỗi người, có một số thai phụ trải qua tất cả dấu hiệu nhưng số khác chỉ có những thay đổi nhẹ trên cơ thể:
Mất triệu chứng mang thai: Đối với các mẹ đang bị nghén nhưng đột nhiên mất các dấu hiệu như ngực không còn căng tức, không thấy buồn nôn…
Chảy máu bất thường: Nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là triệu chứng báo hiệu hàm lượng hormone đang sụt giảm và quá trình sảy thai có thể xảy ra.
Đau bụng dưới, đau lưng: Biểu hiện này giống như khi bạn bị đau kinh nguyệt. Nhưng nó cũng là dấu hiệu thường gặp nhất của sảy thai và mang thai ngoài tử cung. Do vậy, nếu thấy xuất hiện những cơn co thắt co tử cung (khoảng 5-20 phút một lần) làm cho bạn đau thắt và thở khó khăn và theo sau đó là chảy máu âm đạo cần phải đi khám ngay.
Chuột rút kèm chảy máu: Nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì phần nhiều là bạn bị sảy thai.
Áp lực vùng chậu: Nếu áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng và đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút thì đó là dấu hiệu rất rõ chỉ ra rằng bạn chuẩn bị sảy thai.
Dịch nhờn ở âm đạo nhiều: Dịch nhờn xuất hiện nhiều bất thường ở âm đạo kèm những cục máu đông và chất lỏng có màu hồng, có thể là dấu hiệu bạn sắp sảy thai. Đặc biệt khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng là rất đáng lo ngại.
Thử thai âm tính: Xét nghiệm có thai dương tính sau đó lại âm tính là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ngoài tử cung, và thường đi kèm với việc ra máu lốm đốm.
3. Phòng tránh sảy thai 3 tháng đầu
Từ nguyên nhân dẫn đến sảy thai, bác sĩ chuyên khoa đưa ra khuyến cáo tới các cặp vợ chồng như sau:
- Đi khám tiền hôn nhân để xác định sức khỏe cả 2 người trước khi mang thai.
- Với những người đã mang thai cần hạn chế việc lao động nặng.
- Môi trường làm việc tốt, bà bầu nên tránh khói bụi thuốc lá, đồ ăn cay nóng trong quá trình mang thai hoặc các chất kích thích như là rượu, cafe.
- Khi có dấu hiệu chậm kinh nên đi khám sớm để kiểm tra xem thai vào trong tử cung hay chưa. Có nhiều trường hợp tưởng dọa sảy thai nhưng thực tế lại bị chửa ngoài tử cung, rất nguy hiểm.
- Xét nghiệm sàng lọc thai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu sản phụ có tiền sử dọa sảy thai, sảy thai thì phải kiêng quan hệ vợ chồng.
- Mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế đến những nơi có dịch bệnh và tiêm phòng trước khi mang thai giúp phòng ngừa các dịch bệnh…
4. Khi nào có thể bắt đầu có thai lại?
Nếu việc sảy thai chưa giải quyết xong, vẫn thấy ra huyết hoặc siêu âm phát hiện có túi thai trống, bác sĩ sẽ tiến hành nạo thai. Một số người vẫn thấy ra máu sau khi nạo thai vài hôm là do HcG vẫn lưu thông trong cơ thể nên người phụ nữ sẽ không rụng trứng hay có kinh lại. Hầu hết các trường hợp phải mất khoảng 10 ngày để lượng HcG ổn định và lượng nội tiết tố trở về tình trạng bình thường trước khi có thai. Nhiều người có kinh lại trong vòng 4 – 6 tuần sau khi sảy thai, đó là dấu hiệu sự rụng trứng và khả năng sinh sản đã trở lại bình thường.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên những đôi vợ chồng cố gắng thụ thai, sau khi sảy thai phải đợi hết ra huyết, nồng độ nội tiết tố ổn định và cảm thấy đã đủ khỏe về thể chất lẫn tâm lý thì cơ hội mang thai lần sau sẽ tốt hơn. Thường là sau 3 tháng các đôi vợ chồng có thể thụ thai lại.
Khi đã có tiền sử sảy thai, nên hết sức thận trọng trong lần mang thai kế tiếp để tránh gặp phải rủi ro. Bạn nên khám sàng lọc trước khi mang thai và tiêm vắc-xin đầy đủ. Điều này giúp biết được tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nếu có, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ khi chuẩn bị mang thai, giúp xác định những yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền. Đặc biệt trong trường hợp bố mẹ đang mắc phải các bệnh lý sản phụ khoa, bệnh mãn tính, đã từng mang thai hoặc sinh ra con mắc dị tật bẩm sinh.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai, giúp người mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai. Với chương trình này, bạn sẽ được:
- Khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt là khám phụ khoa, giúp đánh giá khả năng thụ thai cũng như sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.
- Tiêm phòng trước khi mang thai, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là Rubella.
- Tư vấn di truyền giúp xác định các yếu tố nguy cơ, giúp khách hàng và gia đình đưa ra quyết định và ngăn ngừa sự xuất hiện hoặc tái xuất hiện trong gia đình.
- Sàng lọc phát hiện người lành mang gen bệnh, đặc biệt là bệnh thiếu máu tán huyết.
Đặc biệt, sau khi thực hiện khám sàng lọc gen, các bác sĩ chuyên khoa tại Vinmec sẽ trực tiếp phân tích kết quả và tư vấn di truyền để thai nhi có sự phát triển tốt nhất.
Nếu bạn có nhu cầu khám, tư vấn sức khỏe trước khi mang thai thì hãy đặt lịch khám trực tiếp tại website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.