Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử theo em, những chi tiết nào là hoang đường kỳ ảo 2024

Xem Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử theo em, những chi tiết nào là hoang đường kỳ ảo 2024

Chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng là phần Soạn văn 6 Thánh Gióng Cánh Diều hướng dẫn các em học sinh trả lời các câu hỏi trong sách Cánh Diều lớp 6 đầy đủ chi tiết.

Chuyên mụcNgữ Văn 6 Cánh Diều giúp các bạn soạn bài, soạn văn đầy đủ cả năm chương trình sách Cánh Diều.

Đề bài: Câu 4 trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh Diều

Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

Bài tham khảo 1

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh GióTác dụng thể hiện nội dung
Mẹ ướm chân lên một vết chân rất to, thì mang thai suốt 12 tháng rồi sinh ra GióngTrái ngược với quy luật sinh sản của loài người (hoài thai 9 tháng 10 ngày), thể hiện sự ra đời thần kỳ của Thánh Gióng.
Ba tuổi không nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, nhưng nghe tiếng sứ tìm người tài giỏi cứu nước thì lại lập tức biết nói, đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi giết giặc.Một đứa trẻ không tầm thường, ấn chứa sức mạnh phi phàm.
Cơm ăn mấy cũng không lo, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
Vươn vai đã lập tức trở thành tráng sĩ cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, lên đường giết giặc.Thể hiện khí chất oai phong lẫm liệt của bậc kỳ tài anh hùng, khi đất nước nguy nan liền đứng ra gách vác.
Ngựa phun lửa, tráng sĩ đơn thương độc mã đi chiến đấu, mà vẫn khiến giặc chết như ngả rạ, dùng sức mạnh thần kỳ nhổ cả cụm tre làm vũ khí.Minh chứng thân phận là thần thánh được phái xuống giúp nhân dân ta chống giặc ngoại xâm.
Quét sạch bóng quân thù, cưỡi ngựa bay về trời

>> Chi tiết bài soạn: Soạn bài Thánh Gióng Cánh Diều

Bài tham khảo 2

+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

+ Nhô tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

=> Ý nghĩa: xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Bài tham khảo 3

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì
ảo:

  • Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai
    tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi
    đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
  • Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
  • Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
  • Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
  • Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu
    vàng óng

Ý nghĩa: xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

VnDoc mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 6 và Soạn văn 6 Cánh Diều ngắn nhất. Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Cánh Diều THCS

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Hãy nêu những chi tiết hoang đường kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học ở lớp 6

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 28 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều: Câu hỏi cuối bài

Câu hỏi: 

1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

3. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: 

1. Sự việc chính:

– Quân Minh sang xâm lược nước ta.

– Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn.

– Lê Thận kéo được lưỡi gươm báu.

– Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc.

– Trong tay Lê Lợi thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía.

– Lê Lợi lên ngôi vua.

– Một năm sau Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm báu.

– Lê Lợi trả gươm ở hồ Tả Vọng.

– Hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm

Quảng cáo

2. Nhân vật vô cùng quan trọng không thể không nhắc đến chính là gươm thần. Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân, trên thân gươm còn nổi lên hai chữ “Thuận Thiên” phát sáng.

3. Chi tiết liên quan tới lịch sử:

– Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu vùng lên chiến thắng giặc Minh vang dội

Chi tiết hoang đường kì ảo:

– Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có khắc chữ “thuận thiên”.

– Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà.

– Chuôi gươm nằm ở trên ngọn cây đa.

– Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in

– Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.

– Rùa Vàng lên đòi gươm.

4. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

– Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)

– Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.

Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

Ngữ văn lớp 6 trang 25 sách Cánh Diều tập 1

Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 6: Sự tích Hồ Gươm, thuộc bộ sách Cánh Diều.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6 trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 6: Sự tích Hồ Gươm

  • Soạn bài Sự tích Hồ Gươm
    • I. Chuẩn bị
    • II. Đọc hiểu
    • III. Trả lời câu hỏi

1. Tóm tắt

Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân thấy vậy quyết định cho mượn gươm thần để họ giết giặc. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm nọ, Lê Thận đi thả lưới và vớt được một thanh sắt tới ba lần. Chàng bèn đưa lại cạnh mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm. Về sau, chàng tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy ánh sáng phát ra thì lại gần xem. Thấy trên thanh gươm có khắc hai chữ “Thuận Thiên. Trong một lần nọ, bị giặc đuổi, Lê Lợi đi qua một khu rừng, nhặt được một cái chuôi. Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Có thanh gươm quý trong tay, nghĩa quân đánh đến đâu thắng đến đó. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm thần, vua bèn trả lại cho Rùa Vàng. Từ đó, hồ Tả Vọng cũng có tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Xem thêm tại  Tóm tắt truyền thuyết sự tích Hồ Gươm

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước”. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
  • Phần 2: Còn lại. Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.

3. Trả lời câu hỏi

– Truyện kể về việc: Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm đánh giặc. Sau khi giặc tan, Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.

– Những sự kiện chính trong truyện:

  • Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc.
  • Rùa Thân hiện lên đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.

– Truyện kể về: Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn; Kết thúc truyện: Lê Lợi đánh tan giặc Minh, lên ngôi vua và trả lại thanh gươm cho Rùa Vàng.

– Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh bại kẻ thù xâm lược cứu nước cứu đan.

– Những yếu tố hoang đường, kì ảo: Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm báu.

– Đọc trước truyện Sự tích Hồ Gươm, hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữ thanh gươm mà Rùa Vàng nhận từ tay Lê Lợi.

  • Màu nước trong xanh, không một gợn sóng nên có thể nhìn thấy đáy hồ.
  • Xung quanh là cây cối xanh tươi, tỏa bóng mát xuống hồ…

II. Đọc hiểu

1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc 

– Hoàn cảnh: Giặc Minh xâm lược nước ta, chúng coi nhân dân như cỏ rác, làm nhiều điều trái ngược, nhân dân hết sức oán giận chúng. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua.

=> Lạc Long Quân quyết định cho mượn gươm thần để đánh giặc. Đó là sự giúp sức cần thiết trong hoàn cảnh khó khăn lúc này..

– Quá trình mượn gươm: không hề đơn giản.

  • Lê Thận là người dân bình thường, làm nghề đánh cá: Trong một lần thả lưới, vớt được một thanh sắt liền vứt xuống nước, liên tiếp vớt được tới lần thứ ba thì lấy làm lạ. Chàng bèn đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm.

=> Người nhặt được lưỡi gươm quý nhưng không phát hiện ra.

  • Lê Lợi là chủ tướng lãnh đạo nghĩa quân: Một lần bị giặc truy đuổi, lúc rút lui đi qua một khu rừng. Lê Lợi thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa. Ông trèo lên mới biết đó là chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này mới nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận và hiểu ra đó là một vật báu.

=> Lê Lợi là người hợp nhất thanh gươm thần cũng chính vì ông chính là vị chủ tướng được nghĩa quân và nhân dân tin tưởng, mới được thần giao phó trách nhiệm nhận thanh gươm quý.

  • Trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” có nghĩa là thuận theo ý trời.

=> Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa đúng với ý trời, lòng dân. Cuộc khởi nghĩa tất yếu của nhân dân ta trước sự hung bạo của quân xâm lược.

– Kết quả:

  • Việc nhặt được gươm quý khiến cho lòng quân ngày một tăng.
  • Lê Lợi có thanh gươm trong tay tung hoành khắp các trần địa, làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía.
  • Gươm thần giúp nghĩa quân đánh bại quân xâm lược, cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

=> Kết quả tất yếu khi có sự trợ giúp của thần linh và sức mạnh đoàn kết của toàn quân cùng sự ủng hộ của nhân dân.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

– Ba lần kéo lưới của Lê Thận có gì đáng chú ý: Cả ba lần Lê Thận đều kéo được một thanh sắt.

– Tranh minh họa nhân vật sự việc gì của truyện: Tranh minh họa nhân vật Lê Thận và sự việc Lê Thân đang kéo lưới.

– Gươm thần giúp cho Lê Lợi những gì: Nhờ có thanh gươm thần mà nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Có thanh gươm thần trong tay, Lê Lợi tung hành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía.

– Các chi tiết kì ảo trong văn bản:

  • Ba lần kéo lưới đều khéo được một thanh sắt.
  • Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ: “Thuận Thiên”
  • Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa.
  • Lưỡi gươm tự nhiên động đậy, đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
  • Rùa Vàng thay Đức Long Quân hiện lên đòi gươm thần.

2. Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh 

– Thời gian: Một năm sau khi đuổi giặc Minh.

– Địa điểm: hồ Tả Vọng, Thăng Long.

– Nhân vật đòi lại gươm: Rùa Vàng, là sứ giả của đức Long Quân.

– Hoàn cảnh: đất nước đã đánh tan giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua cai trị đất nước, nhân dân sống trong thái bình.

=> Hoàn cảnh thích hợp để đòi lại gươm thần. Việc đòi lại gươm thần là việc tất yếu có mượn có trả.

– Quá trình trả gươm:

  • Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
  • Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần.
  • Khi thuyền rồng tiến ra phía giữa hồ, Rùa Vàng ngoi lên khỏi nước. Vua thấy lưỡi gươm thần động đậy.
  • Rùa Vàng không sợ người, đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
  • Vua nâng gươm về phía Rùa Vàng, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

=> Việc trả gươm ở hồ Tả Vọng cũng giải thích cho sự ra đời tên gọi của Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm).

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

Phần (5) nhằm giải thích điều gì: Sự ra đời của Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm)

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

  • Quân Minh sang xâm lược nước ta.
  • Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại chúng.
  • Lê Thận – một người đánh cá vớt được lưỡi gươm.
  • Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
  • Nhờ thanh gươm báu, nghĩa quân của Lê Lợi đánh bại quân Minh.
  • Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.

Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

– Nhân vật nổi bật: Lê Lợi

– Đặc điểm nổi bật: Một con người chính trực, dũng cảm và có tài năng lãnh đạo.

Câu 3. Những chỉ tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

– Chi tiết liên quan đến lịch sử:

  • Giặc Minh xâm lược nước ta.
  • Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh.

– Chi tiết hoang đường, kì ảo:

  • Ba lần kéo lưới đều khéo được một thanh sắt.
  • Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ: “Thuận Thiên”
  • Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa.
  • Lưỡi gươm tự nhiên động đậy, đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
  • Rùa Vàng thay Đức Long Quân hiện lên đòi gươm thần.

Câu 4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

– Truyện muốn ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi – vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).

– Ý nghĩa: Thể hiện khát vọng của nhân dân về cuộc sống hòa bình, ấm no.

Cập nhật: 13/09/2021

Bạn đang tìm hiểu bài viết Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử theo em, những chi tiết nào là hoang đường kỳ ảo 2024


HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU

Điện thoại: 092.484.9483

Zalo: 092.484.9483

Facebookhttps://facebook.com/giatlathuhuongcom/

WebsiteTrumsiquangchau.com

Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.

0/5 (0 Reviews)