Nội dung chính
Xem Nguồn gốc của trò chơi banh đũa 2024
Chơi chuyền, hay còn gọi là Đánh chắt đánh chuyền, Đánh thẻ, Đánh chuyền – là một trò chơi dân gian phổ biến với trẻ em Việt Nam, đặc biệt là các bé gái. Tuy nhiên, khi những trò chơi hiện đại ra đời, thì chơi chuyền cũng giảm bớt sức hấp dẫn đối với các bạn nhỏ.
Mục lục
- 1 Nguồn gốc
- 2 Chuẩn bị dụng cụ chơi
- 2.1 Bàn chuyền
- 2.2 Bàn chấm
- 2.3 Bàn gõ
- 3 Luật chơi
- 3.1 Số lượng người tham gia
- 3.2 Độ tuổi của người chơi
- 3.3 Địa điểm chơi
- 3.4 Luật
- 4 Cách chơi
- 4.1 Kiểu đọc đồng dao
- 4.1.1 Bàn chuyền
- 4.1.2 Bàn chấm
- 4.1.3 Bàn gõ
- 4.2 Kiểu “chay” (không cần đọc đồng dao)[2]
- 5 Lợi ích [1]
- 6 Tham khảo
Nguồn gốcSửa đổi
Trò chơi này được hình thành và phát triển từ nhiều thế kỉ trước. Trẻ nhỏ chơi theo ngẫu hứng, tự phát, chúng tự ra luật chơi cho nhiều trò và say sưa với những ngẫu hứng đó, và có thể thay đổi luật chơi nếu muốn.[1] Trò chơi đánh chuyền vui nhộn, hồn nhiên và hấp dẫn bất kỳ đứa trẻ nào.
Chuẩn bị dụng cụ chơiSửa đổi
- Một bó que dài 10 cái, mỗi cái dài độ 20cm, vót nhẵn (có thể thay bằng một bó đũa cũ).
- Một que tre hoặc một đoạn gỗ để trải que gối đầu lên.
- Một viên đá/ viên đất tròn nhỏ/ quả chanh/ quả bưởi nhỏ/ quả bóng da nhỏ/ quả tennis làm hòn tung (hòn chuyền).
- Bài đồng dao:[1]
Bàn chuyềnSửa đổi
BÀN MỘT: Mỗi lần tung quả nhặt một que và hát
Que mốt, que mai, cái trai, cái hến, con nhện chăng tơ quả mơ quả mận chần chẫn lên bàn hai.
BÀN HAI: Mỗi lần tung quả nhặt hai que và hát
Đôi chúng tôi, đôi chúng nó, đôi con chó, đôi con mèo, đôi trèo ba
BÀN BA: Mỗi lần tung quả nhặt ba que và hát
“Ba lá đa, ba lá đề, ba củ kề, một lên tư”
BÀN BỐN: Mỗi lần tung quả nhặt bốn que và hát
“Tư ông sư, tư bà vãi hai hỏi năm”
BÀN NĂM: Mỗi lần tung quả nhặt năm que và hát
“Năm em nằm, năm lên sáu”
BÀN SÁU: Mỗi lần tung quả nhặt sáu que và hát
“Sáu lẻ bốn, bốn lên bảy”
BÀN BẢY: Mỗi lần tung quả nhặt bảy que và hát
“Bảy lẻ ba, ba lên tám”
BÀN TÁM: Mỗi lần tung quả nhặt tám que và hát
“Tám lẻ hai, hai lên chín”
BÀN CHÍN: Mỗi lần tung quả nhặt chín que và hát
“Chín lẻ một, mốt lên mười”
BÀN MƯỜI:
Tung năm mươi mười chấm đấm vò vo tay chuyền, chuyền chuyền một đủ một đôi, chuyền chuyền hai đủ hai đôi sang đò, cò nhảy gãy chân mây leo,bèo nổi, ổi xanh, hành bóc vỏ,trứng đỏ lòng, tôm cong đít vịt, chuyền chõ ngỏ vung tung ba cái hái lá ngải bồng hoa cải trải bàn một.
Bàn chấmSửa đổi
“Chấm chấm một
…
Chấm chấm mười”
Bàn gõSửa đổi
“Gõ gõ một
…
Gõ gõ mười”
Luật chơiSửa đổi
Số lượng người tham giaSửa đổi
Một quản trò(có thể không có).
Không giới hạn số lượng người chơi.
Độ tuổi của người chơiSửa đổi
Thường là trè em bậc Tiểu học trở lên vì khi đó các em được ông bà, cha mẹ, anh chị dạy cho cách chơi chuyền.
Địa điểm chơiSửa đổi
Nơi có không gian rộng vừa đủ cho các người chơi ngồi.
LuậtSửa đổi
- Tay nhón que theo đúng các bài đồng dao từ 1 đến 9.
- Ai hoàn thành bài chuyền là thắng.
- Ai mất lượt phải chơi lại từ đầu.
Cách chơiSửa đổi
Kiểu đọc đồng daoSửa đổi
Bàn chuyềnSửa đổi
– Tay phải cầm cả cỗ chuyền và hòn tung, tung hòn tung lên đồng thời rải các que chuyền xong lại kịp bắt hòn chuyền và lần lượt tung hòn chuyềnrồi nhón que và bắt cho hết 9 bàn.
– Đến bài mười thì tung hòn chuyền và đặt gọn cả cỗ chuyền xuống rồi lấy gọn cả cỗ chuyền đó lên tay thì chuyển sang bàn chấm, còn nếu trong khi chuyền nếu bị rơi que là hỏng phải chuyển cho đối phương và khi đến lượt thì làm lại.
Bàn chấmSửa đổi
– Tay phải tung hòn chuyền lên cao, cầm cỗ chuyền chấm các đầu que vào bàn tay trái hai cái, miệng nói chấm chấm một đồng thời với tay chấm, xong lại ngửa tay phải đón bắt lấy hòn chuyền.
– Tiếp tục đến hết “chấm chấm mười” rồi chuyển qua bàn gõ.
Bàn gõSửa đổi
– Lấy cỗ que chuyền gõ gõ, đánh nhẹ vào bàn tay trái, trong khi hòn đá rơi và miệng đọc gõ gõ một xong rồi bắt lấy hòn chuyền.
– Tiếp tục đến hết “chấm chấm mười” rồi quay về bàn chuyền.
Kiểu “chay” (không cần đọc đồng dao)[2]Sửa đổi
– Vòng 1: Người chơi tung hòn chuyền lên cao, dùng hai tay xoay cỗ chuyền 2 vòng, lúc hòn chuyền rơi xuống rồi nảy lên, người chơi phải bắt được. Sau đó, đến các bước ăn 1,2,3,…,10 đũa cùng lúc.
– Vòng 2: Người chơi chuyền xong, để xuống cho bạn chơi chấm ngón tay vào ô trống giữa các que thẻ hoặc xe dịch một que tùy ý. Sau đó, người chơi tung bóng lên, gom đũa lại rồi lấy lên, bỏ lại hai cây…Sau đó chuyền rồi tung bóng lên cầm bó đũa gõ xuống đất 2 cái rồi bắt hòn chuyền.
– Tương tự đến các động tác quét và đập.
Lợi ích [1]Sửa đổi
– Trẻ em có thể phát triển được các giác quan như thị giác, trí nhớ, tư duy.
– Mang đến cho trẻ sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo.
– Hình thành phẩm chất nhân cách dũng cảm, kỷ luật, kiên trì, tinh thần đồng đội, ý chí chiến thắng.
– Dạy cho trẻ tính tập thể, cộng đồng cao.
– Hình thành tinh thần đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong tâm thức mỗi em nhỏ.
Tham khảoSửa đổi
- ^ a b c https://bacbaphi.com.vn/nhu-the-nao/cach-to-chuc-tro-choi-danh-chuyen/.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ https://specialkid.vn/blogs/cac-tro-choi-cho-be/tro-choi-dan-gian-danh-chuyen.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Bạn đang tìm hiểu bài viết: Nguồn gốc của trò chơi banh đũa 2024
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TRÙM SỈ QUẢNG CHÂU
Điện thoại: 092.484.9483
Zalo: 092.484.9483
Facebook: https://facebook.com/giatlathuhuongcom/
Website: Trumsiquangchau.com
Địa chỉ: Ngõ 346 Nam Dư, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội.